Sau 2 năm đỉnh điểm của dịch bệnh Covid-19, nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Sau khi chuỗi cung ứng của toàn thế giới bị gián đoạn trong đại dịch, ngành vận tải biển được nhà nước hỗ trợ các ưu đãi để cải thiện tình hình kinh doanh kịp thời. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành vận tải cũng nhờ đó mà có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Hãy cùng Infina tham khảo một số thông tin tích cực về nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển nhé.
Nội dung chính
Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển tăng mạnh
Với xu hướng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, các quốc gia trên thế giới nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu. Nguyên nhân này khiến cho giá cước logistics tăng đột ngột.
Trong những tháng đầu năm 2022, tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines – mã cổ phiếu: MVN) có lợi nhuận gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính đạt mức 690 tỷ đồng. Riêng công ty cổ phần Gemadept (mã cổ phiếu: GMD) ghi nhận khoản lợi nhuận tăng khoảng 1.85 lần. Con số đạt được mức gần 320 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (mã cổ phiếu: VNA) có mức lợi nhuận tăng đột biến (tăng 12.5 lần).
Nguyên nhân khiến nhóm ngành vận tải biển phục hồi nhanh
Nhu cầu thị trường ngành vận tải biển tăng cao
Ngay sau dịp Tết Nguyên Đán 2022, nhu cầu thị trường ngành vận tải biển tăng đột biến. Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho biết tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong quý đầu năm tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính đạt con số 179.6 triệu tấn. Nó đã hoàn thành một phần tư kế hoạch trong năm. Không những vậy, số lượng hàng sử dụng container tiếp tục có đà tăng thêm 6%. Ước tính đạt được khoảng 6.3 triệu TEUs.
Diễn biến thuận lợi của cước phí vận tải
Bên cạnh yếu tố nhu cầu thị trường tăng cao thì diễn biến thuận lợi của cước phí vận tải cũng khiến các hoạt động kinh doanh của nhóm ngành này phục hồi nhanh chóng. Đầu năm 2022, giá cước vận tải nội địa tăng. Giá cho thuê tàu cũng có xu hướng tăng mạnh.
Ngoài ra, giá cước đi các nước trong khu vực Đông Nam Á dao động từ 1.600 đến 5.300 USD/container (tùy khoảng cách và hãng tàu). Giá cước đi nước Mỹ còn lên tới con số 12.000 đến 22.000 USD/container (phụ thuộc vào bờ Đông hay bờ Tây…).
Kỳ vọng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển
Dư địa tăng của nhóm cổ phiếu ngành vận tải năm 2021
Tính đến cuối năm 2021, nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển đều có mức tăng giá rất tốt. Điển hình như: cổ phiểu HAH (+295%), cổ phiếu VOS (+722%), cổ phiếu VNA (+673%), cổ phiếu MVN (+205%). Ngoài ra, các cổ phiếu khác trong ngành cũng tăng trưởng không kém. Điển hình như: cổ phiếu GMD (+44%), cổ phiếu VSC (+45%), cổ phiếu SGP (+183%), cổ phiếu PHP (+72%), cổ phiếu TMS (+142%).
Vì lý do này cùng với những yếu tố tác động tích cực trong đầu năm 2022 nên cổ phiếu ngành vận tải được coi là một trong mã đầu tư tiềm năng.
Kỳ vọng đặt ra lợi nhuận “khủng” của các doanh nghiệp vận tải
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu vận tải trong mấy tháng đầu năm đều có diễn biến khá lạc quan. Các công ty ngành vận tải biển đều đặt ra những mục tiêu bứt phá trong năm 2022. Đối với công ty cổ phần Gemadept đề ra mục tiêu doanh thu sẽ đạt khoảng 3.800 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận sau thuế phải chạm mốc kỷ lục 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là công ty có mục tiêu lợi nhuận cao nhất trong nhóm ngành vận tải biển. Cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tương tự GMD, Công ty cổ phần Hải An (HAH) cũng đặt ra khoản thu về lợi nhuận là 550 tỷ đồng.
Vốn đầu tư FDI trong ngành vận tải lớn
Ngoài ra, ngành vận tải biển Việt Nam vẫn là một điểm hấp dấn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm qua nó vẫn thu hút được dòng vốn đầu tư FDI lớn. Vì vậy, vận tải đường biển sẽ được cải thiện. Không những thế, tình hình kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có rất nhiều triển vọng.
Điều này cũng là một trong trong những yếu tố quan trọng khiến thúc đẩy sự phát triển của nhóm cổ phiếu ngành vận tải. Từ đó, có thể khẳng định, trong năm 2022 nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển sẽ có sự kỳ vọng tăng trưởng đáng kể.
Xem thêm: FDI là gì? Đặc điểm và điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển có tiềm năng đầu tư trong năm 2022. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn được mã cổ phiếu ngành vận tải biển tốt để phục vụ cho mục đích đầu tư dài hạn hoặc lướt sóng trên thị trường chứng khoán.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
- Cổ phiếu ngành hàng không liệu có trở thành cổ phiếu HOT trong năm 2022?
- Cổ phiếu xăng dầu sẽ cháy rực rỡ trong năm 2022
- TOP 5 cổ phiếu ngành du lịch HOT nhất trong năm 2022 mà bạn không nên bỏ qua