CIR là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong các tổ chức ngân hàng hay doanh nghiệp? Hãy cùng Infina tìm hiểu cách tính chỉ số thu nhập và lý do vì sao chỉ số CIR lại quan trọng với các nhà đầu tư qua bài viết sau nhé.
Nội dung chính
Khái niệm CIR là gì?
CIR (Cost to Income Ratio) hay còn gọi là chỉ số thu nhập. Đây là chỉ số chi phí trên thu nhập của ngân hàng. Chỉ số CIR của ngân hàng thể hiện tổng chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm bao nhiêu % tổng doanh thu của ngân hàng đó. Từ đó, cho thấy mức độ hiệu quả trong vận hành của ngân hàng.
Vì sao chỉ số CIR lại quan trọng với doanh nghiệp?
Như đã nói ở trên, tỷ lệ CIR thể hiện mức độ hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không. ý nghĩa của chỉ số này được dùng để đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp hay tổ chức ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có những lý do quan trọng sau:
Tính đơn giản
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một số liệu rất đơn giản. Dùng để xác định xem tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng hoạt động như thế nào. Có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó làm phương tiện tính toán cho mục đích kinh doanh của riêng mình.
Bởi vì công thức này dễ hiểu và dễ tính toán. Các nhà đầu tư có thể sử dụng nó thường xuyên để tìm kiếm được thông tin quan trọng.
Sức khỏe tài chính của tổ chức ngân hàng
Giúp đánh giá sức khỏe tài chính hiện tại của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngân hàng bạn cần tìm hiểu. Hoặc sử dụng nó để đưa ra dự đoán ước tính về tình hình tài chính trong tương lai của ngân hàng với các điều kiện không đổi.
Giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư tốt hơn
Khi bạn hiểu tình hình tài chính của chính doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Thông qua chỉ số CIR về doanh nghiệp muốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
Không những vậy, thông qua chỉ số thu nhập. Các ngân hàng có khả năng xác định những cách tốt nhất để cải thiện lợi nhuận của tổ chức. Bên cạnh đó, còn tìm ra sự cân bằng hoàn hảo giữa chi phí hoạt động và thu nhập.
Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề
Sau khi tính toán tỷ lệ CIR của tổ chức, nhà lãnh đạo có thể phát hiện hiệu quả hoạt động của công ty. Với thông tin đó, họ có thể xác định nguyên nhân của những vấn đề đó và tạo ra các giải pháp để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí hoạt động cụ thể.
Thiết lập mục tiêu
Hiểu được điều kiện kinh tế của công ty bạn có thể giúp bạn đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa và thiết thực để đạt được tăng trưởng tài chính và lợi nhuận. Khi bạn đặt mục tiêu tỷ lệ chi phí trên thu nhập, bạn có thể chọn mục tiêu để giảm chi phí hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể hoặc mục tiêu về cách cải thiện thu nhập. Chính nhờ việc xác nhận mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các công ty, tổ chức ngân hàng đưa ra các chính sách tốt hơn.
Công thức tính chỉ số CIR là gì?
Các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng công thức tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập như sau:
CIR = (Tổng chi phí hoạt động / Tổng doanh thu hoạt động) x 100
Trong đó:
- Tổng doanh thu hoạt động = Thu nhập lãi thuần + Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
- Tổng chi phí hoạt động = các chi phí mà một doanh nghiệp phải trả để hoạt động thành công. Thông thường các tổ chức doanh nghiệp sẽ có các chi phí khác nhau, nhưng cơ bản sẽ bao gồm:
- Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp.
- Thuế.
- Tiền lương của nhân viên và tiền lương.
- Chi phí bán hàng và tiếp thị.
- Chi phí tiện ích và chi phí viễn thông.
- Đồ dùng văn phòng và công việc.
- Chi phí khác.
Quy tắc để tính chỉ số CIR hiệu quả
Sau khi đã hiểu chỉ số CIR là gì, chúng ta cần phải biết cách tính được chỉ số thu nhập CIR một cách hiệu quả, có 5 quy tắc cơ bản sau để bạn có thể xác định được chỉ số CIR chính xác.
Quy tắc 1: Xác định tất cả các chi phí hoạt động của công ty
Có rất nhiều chi phí bạn có thể phải tính đến, chẳng hạn như phí quản lý, trả lương, bảo trì, sửa chữa, đi lại, thuế và ngân sách tiếp thị. Hãy tập hợp chúng một cách chính xác và tính tổng tất cả các chi phí.
Quy tắc 2: Xác định tổng chi phí tài chính
Về cơ bản, đôi khi các nhà đầu tư mới sẽ bỏ qua phần này. Bởi vì nó không thuộc danh mục chi phí hoạt động cơ bản.
Tuy nhiên, chi phí tài chính là bất kỳ khoản thanh toán nào liên quan đến tài sản. Đây là dịch vụ nợ của ngân hàng, (giống như một khoản thế chấp hoặc cho thuê mặt bằng văn phòng hoặc tòa nhà). Đối với những loại chi phí này, công ty, hoặc ngân hàng thường thanh toán cho nhà đầu tư của mình hàng tháng hoặc hàng quý trong một thời hạn nhất định.
Quy tắc 3: Xác định tổng thu nhập tài chính của tổ chức
Tổng thu nhập thể hiện số tiền mà công ty đã kiếm được trước các khoản khấu trừ, chi phí và thuế. Nếu ngân hàng hoặc doanh nghiệp có nhiều nguồn thu nhập và dòng tiền. Trước tiên hãy đảm bảo tính chính xác của tất cả các dòng thu nhập. Sau đó, cộng tất cả thu nhập với nhau để tính tổng thu nhập tài chính một cách hợp lý.
Quy tắc 4: Tính toán chỉ số thu nhập hoạt động kinh doanh
Sau khi đã tập hợp tổng thu nhập tài chính và tổng chi phí tài chính. Đây là số tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi chi phí tài chính nhưng trước khi tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này thể hiện thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu thu nhập tài chính của ngân hàng trong quý là 10 tỷ. Và chi phí tài chính là 2 tỷ. Thì thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là 8 tỷ.
Quy tắc 5: Sử dụng đúng công thức tỷ lệ chi phí trên thu nhập
Để tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập, hãy sử dụng đúng công thức. Ví dụ như chi phí hoạt động của ngân hàng trong quý đó là 3 tỷ. Và thu nhập hoạt động của ngân hàng là 8 tỷ.
Áp dụng công thức như trên sẽ có chỉ số CIR như sau:
CIR = (3 tỷ / 8 tỷ) x 100 = 37.5 %
Đây là con số có thể chấp nhận được vì nó cho thấy hoạt động ngân hàng có lợi nhuận.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin về chỉ số CIR là gì cũng như các quy tắc để xác định chỉ số CIR chính xác. Nếu như bạn làm trong ngành ngân hàng, bạn cần đặc biệt chú ý đến chỉ số này nhé.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: