Tin tức

Vì sao tiết kiệm mãi vẫn nghèo?

5/5 - (1 vote)

Nhiều người chắt chiu tằn tiện, sinh hoạt ở mức thắt chặt tối đa. Nhưng suốt nhiều năm liền, họ vẫn không để được là bao… Vậy, vì sao tiết kiệm mãi vẫn nghèo?

Thần chú “không mua gì cả”

33 tuổi, Hà Nhi vẫn chưa có nổi 200 triệu tiết kiệm trong tài khoản. Mặc dù sinh hoạt của cô luôn ở mức tối giản. Với mức lương văn phòng 8 triệu/tháng, cô luôn tự quán triệt cách chi tiêu, không vượt quá 5% thu nhập tháng, tức 400 nghìn cho một món đồ bất kỳ. Cô không có nhiều hơn 1 chiếc túi xách, 1 thỏi son trong tủ đồ của mình; thường xuyên tận dụng đồ cũ, tăng xin giảm mua và nói “không” với mọi cuộc chơi không cần thiết.

Lối sống tiết kiệm của Hà Nhi không phải hiếm gặp trong xã hội. Dễ hiểu rằng, giống nhiều người khác, cô bị ảnh hưởng từ gia đình. Cũng như ông bà, cha mẹ thế hệ cũ, thường quan niệm: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Trong xã hội hiện đại, tiết kiệm vẫn là đức tính đáng quý, song không còn phù hợp như trước nữa.

“Khéo co”, vẫn “không ấm”

Khi khoản tiền bị bó buộc ở một giới hạn rất nhỏ, dù tiết kiệm đến mấy thì chuyện sở hữu một tài sản giá trị như nhà cửa, ô tô… vẫn luôn là bài toán nan giải.

Kết quả Khảo sát mức sống 2021 cho biết mức thu nhập bình quân (TNBQ) đầu người trên cả nước là 4,2 triệu đồng/tháng. Hà Nội là thành phố đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân. Trong đó nhóm giàu nhất tại Hà Nội trung bình đạt 12,6 triệu đồng/ tháng. Theo đó, nếu tiết kiệm 50% lương hàng tháng thì sau 10 năm, những người này cũng chỉ để dư được một khoản cỡ 700 triệu đồng. Song với tốc độ tăng giá bất động sản, chục năm sau số tiền đó có lẽ cũng không đủ mua nửa căn hộ nhỏ. Tuy lương có tăng nhưng kèm với lạm phát, suy cho cùng cũng chỉ đủ bù trừ.

Mua nhà tại các thành phố lớn nhờ lương chưa bao giờ là điều dễ dàng (Ảnh minh họa)

Chưa kể, con số trên đang được tính với nhóm giàu nhất, tại một thành phố giàu nhất cả nước. Tại các thành phố nhỏ, số lao động chân tay với mức lương khoảng 3 – 5 triệu/tháng là không ít. Họ sống được chủ yếu là nhờ tài sản đất đai bố mẹ để lại cho con cái. Nhưng khi xảy ra đau ốm hay biến cố, tiền tiết kiệm ít ỏi nhanh chóng bay biến, thậm chí phải vay mượn để trang trải.

Đáng nói hơn, tiết kiệm được một nửa số tiền lương hàng tháng như đã phân tích cũng là điều không dễ dàng. Trên các trang mạng xã hội, không ít bà vợ phải “đăng đàn” than thở vì bản tính “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” của đức ông chồng ở nhà. “Tháng này tiêu gì nhiều thế”, “sao giữa tháng mà chỉ còn từng này tiền”… kèm theo ánh mắt dò xét của chồng nếu vợ có nhỡ tiêu thoáng hơn một chút. Mâu thuẫn vợ chồng cũng từ cơm áo gạo tiền mà nảy sinh.

Thay đổi tư duy

Lý do khiến người nghèo vẫn mãi nghèo là bởi, họ chỉ chăm chú tới việc làm sao để tiết kiệm được nhiều nhất, mà không nghĩ cách làm sao để gia tăng thu nhập được nhiều hơn. Tư duy tủn mủn, an phận, thụ động chính là thứ không cho họ cơ hội đổi đời.

Xã hội phát triển đòi hỏi mọi người cần trở nên nhanh nhạy, linh hoạt hơn để không bị tụt lại. Các công việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, livestream bán thời trang, mỹ phẩm, bán đồ ăn tự làm… được nhiều chị em áp dụng. Tuy tỉ lệ thành công không ít, song cũng phải thừa nhận, không phải ai cũng có duyên với những nghề buôn bán.

Bằng một cách khác, Chị Nguyễn Thị T. (Hà Nội) lại tìm ra con đường riêng. Nhớ lại thời sống trong căn tập thể cấp 4 cũ kỹ tại Long Biên, chị bồi hồi kể lại: “Làm mẹ đơn thân nên mình vừa chăm con vừa phải kiếm tiền, cần ưu tiên một công việc không gò bó thời gian. Tính mình chịu khó nên cũng kiếm được trên dưới 15 triệu một tháng. Quản lý chỗ mình cũng động viên, nếu gắn bó lâu dài và nghiêm túc, thu nhập sẽ còn tăng thêm”.

Cũng theo lời chị T., chị may mắn được tiếp xúc với công việc tư vấn tài chính công nghệ (DFA) trên nền tảng Momi – một nghề mới nổi dạo gần đây. Công việc này dành cho với những người có thời gian rảnh, muốn tăng thu nhập chính đáng, không cần bỏ vốn và kinh nghiệm, an toàn và minh bạch.

Thay vì chăm chăm tiết kiệm, thay đổi tư duy bằng cách gia tăng thu nhập sẽ giúp mỗi người giảm bớt gánh nặng tài chính, tự do và tự chủ cuộc sống của chính mình và đó sẽ là cách để giúp bạn tránh khỏi tình trạng vì sao tiết kiệm mãi vẫn nghèo.

Nguồn: Thanh Niên

Xem thêm:

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

20 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

21 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

21 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

6 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago