Nội dung chính
1. Nên đầu tư gì trong tháng 9
– Trong các năm gần đây, tháng 9 chủ yếu là tháng đi ngang, hoặc là tháng giảm mạnh.
– Vậy mình sẽ phải đánh như nào, đi vốn như nào cho hợp lý?
– Đầu tư chủ yếu là dựa vào xác suất, từ đó chúng ta đưa ra chiến lược đi vốn.
– Trong trường hợp chúng ta đã đánh giá tháng 9 chủ yếu là đi ngang và giảm, thì tất nhiên chúng ta nên đi vốn it đi, nếu thị trường tăng thì chúng ta phải bán hàng đang có hoặc nằm vùng quan sát thôi.
Ngoài ra, tháng 9 cũng là tháng tiếp đà, chuyển tiếp cho những tháng quý 4 cuối năm.
Và quan trọng nhất, là các năm gần đây tại các quý cuối năm, thường có con sóng lớn về bds, nhẹ thì 30 50%, mà nhiều thì 100 200%
– Khi bds tăng thì sẽ kéo theo gì?
Đầu tiên chắc chắn là dòng tiền tăng, vì tiền đầu cơ bds rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả ngân hàng ( trong tuỳ thời điểm), và VNINDEX cũng tăng => Dòng chứng khoán sẽ tăng mạnh, điển thì chúng ta có Q4/2021, Q1/2023 và Q1/2024 đều vậy.
– Tiếp theo, khi bds phục hồi ở thực tế (thị trường vật lý) thì kéo theo nguyên liệu như cát, đá, xi măng và đặc biệt là Thép cũng phục hồi theo. Cần nhìn vào giá thép Trung Quốc, khi mà sản lượng của cty lớn nhất TQ đang giảm dần (so với tháng cao điểm nhất 5,6/2024) vì không bù được vốn, sản xuất quá lớn => Cùng giảm, mà cầu tăng => giá thép sẽ tăng theo. Đây cũng là tín hiệu tốt đối với nhóm Thép, một số cổ phiếu quan tâm như NKG HSG HPG. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Vụ ‘giảng viên đầu tiên ở VN bị mất việc bởi AI’:
FPT Polytechnic thừa nhận nóng vội “Trong thông báo mới nhất, FPT Polytechnic thừa nhận đã có cách xử lý chưa thoả đáng, tạo ra dư luận trong cộng đồng quanh việc đánh giá bài thi môn Màu sắc giữa giảng viên L.V.M.D và sinh viên N.K.L.
Trước đó, chia sẻ trên Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Quang Hùng – Giám đốc Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic, cho biết trường và giảng viên V.L.M.D. thống nhất tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 28/8/2024.
Giảng viên L.V.M.D. bị chấm dứt hợp đồng lao động tại trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic vì “ứng xử chưa phù hợp, sai sót trong đánh giá bài làm của sinh viên cũng như có những lời lẽ xúc phạm sinh viên trong group lớp”.
Phía gia đình cho rằng việc giảng viên nhắn trên nhóm lớp về việc sinh viên nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ bài đã khiến sinh viên xấu hổ với bạn bè, tâm lý suy sụp.
Ngày 3/9, tức 7 ngày sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với giảng viên trên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic chỉ đạo: “Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước đó theo thỏa thuận giữa Nhà trường và giảng viên là nóng vội, chưa đáp ứng cơ sở pháp lý, đồng thời thiếu tính học thuật”.
Đại diện BGH FPT Polytechnic cùng lãnh đạo FPT Polytechnic cơ sở TPHCM cũng đã gặp gỡ và làm việc cùng giảng viên L.V.M.D.
Sau khi trao đổi, xem xét sự việc, cùng nguyện vọng cá nhân của giảng viên, các bên liên quan đã đi đến thống nhất về việc giảng viên L.V.M.D. sẽ tiếp tục tham gia giảng dạy tại trường. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Dự án kéo điện ra Bắc trị giá 22.300 tỷ hoàn thành sau 7 tháng
Sáng 29/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), cùng các ban, ngành và 9 địa phương đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Lễ khánh thành dự kiến sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại điểm cầu chính ở Hưng Yên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hà Tĩnh, và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại Thanh Hóa.
Ngoài ra, buổi lễ còn có sự góp mặt của lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo các tỉnh mà dự án đi qua, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các địa phương đối với công trình quan trọng này.
Như vậy, sau hơn 7 tháng triển khai, toàn bộ dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã hoàn thành đúng tiến độ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án của những con số ‘khủng’
Dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối là một dự án quy mô lớn, bao gồm khối lượng công việc khổng lồ, như đào hơn 2,5 triệu m3 đất đá, sử dụng hơn 705.000 m3 bê tông và gần 70.000 tấn cốt thép móng. Tổng khối lượng lắp dựng cột thép là 139.000 tấn, và dự án sẽ kéo tổng cộng gần 14.000km dây dẫn các loại. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Điện mặt trời Trung Nam lãi hơn 221 tỷ đồng nửa đầu năm, chủ mới nếm trái ngọt
Trong nửa đầu năm 2024, Điện Mặt trời Trung Nam báo lãi 221,2 tỷ đồng, tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, vào năm 2023, Điện Mặt trời Trung Nam cũng lãi sau thuế khoảng 278 tỷ đồng, trong khi con số này trong năm 2022 là 251 tỷ đồng. Như vậy, riêng nửa đầu năm 2024, số lãi mà doanh nghiệp mang về đã bằng 80% lợi nhuận năm 2023 và 88% lợi nhuận năm 2022.
Tại thời điểm cuối quý II/2024, vốn chủ sở hữu của Điện Mặt trời Trung Nam tăng hơn 6,9% so với cùng kỳ, đạt 1.514 tỷ đồng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VCSH doanh nghiệp đạt 14,61%, cải thiện đáng kể so với mức 10,71% cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó, nợ phải trả của Điện mặt trời Trung Nam còn hơn 2.907 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/VCSH ở mức 1,92 lần. Riêng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn hơn 1.801 tỷ đồng.
Hiện tại, doanh nghiệp đang lưu hành 12 lô trái phiếu với tổng giá trị là 2.100 tỷ đồng, cùng phát hành trong năm 2019, kỳ hạn từ 7 – 9 năm, thời gian đáo hạn từ năm 2026 – 2028. Trong nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán lãi đúng hạn cho các lô trái phiếu, đồng thời mua lại trước hạn một phần gốc của 3 lô TBSCH1926003, TBSCH1926004, và TBSCH1926005, với tổng giá trị mua lại là 69,5 tỷ đồng vào ngày 02/02/2024.
Công ty Điện Mặt trời Trung Nam được thành lập vào tháng 6/2017, từng là thành viên của Trungnam Group và là chủ đầu tư Nhà máy Điện Mặt trời Trung Nam tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, công suất 204 MW. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Tồn kho bất động sản khó giảm vào cuối năm
Dù một số doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho giảm trong nửa đầu năm nay, nhưng nhìn chung, gánh nặng tồn kho bất động sản vẫn chưa vơi. Bước sang nửa cuối năm, giới chuyên gia cho rằng, giá trị tồn kho khả năng vẫn khó đi xuống.
Gánh nặng tồn kho chưa vơi
Một số doanh nghiệp bất động sản ghi nhận giá trị hàng tồn kho giảm mạnh, tính đến quý II/2024. Đơn cử như CTCP Vincom Retail (mã: VRE), lượng tồn kho của doanh nghiệp này đã giảm 64%, chỉ còn 229 tỷ đồng. Đây cũng là doanh nghiệp dẫn đầu nhóm có hàng tồn kho giảm lớn nhất thị trường.
Đứng thứ 2 sau Vincom Retail là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) khi giá trị hàng tồn kho giảm 46%, về gần 1.100 tỷ đồng. Trong đó, giá trị bất động sản dở dang của dự án Westgate (Bình Chánh) giảm từ gần 1.400 tỷ đồng xuống còn 517 tỷ đồng.
Mặc dù một số doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho giảm trong nửa đầu năm nay, nhưng nhìn chung, gánh nặng tồn kho bất động sản vẫn chưa vơi và số doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm không đáng kể so với số doanh nghiệp có hàng tồn kho tăng. Thậm chí, tại không ít doanh nghiệp, giá trị hàng tồn kho còn đạt mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản.
Điển hình là Tập đoàn Novaland (mã: NVL), tính đến ngày 30/6, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng lên 142.024 tỷ đồng, trong khi thời điểm cuối năm 2023, lượng hàng tồn kho của NVL chỉ ở mức 138.935 tỷ đồng.
Theo dữ liệu từ Vietstock Finance, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết tính đến hết quý II/2024 đạt 490.400 tỷ đồng. Như vậy, NVL đang chiếm gần 29% tổng tồn kho các doanh nghiệp trong thống kê.
Nếu so với tổng tài sản của doanh nghiệp là 240.178 tỷ đồng, thì lượng hàng tồn kho NVL đang chiếm gần một nửa. Đọc thêm & thảo luận tại đây