Nội dung chính
1. HPG liệu đã vào sóng tăng lịch sử?
Theo công bố thông tin trên HoSE, ông Nguyễn Ngọc Quang – thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu HPG để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 11/3 đến ngày 9/4, theo phương thức khớp lệnh trên sàn.
Nếu bán thành công, sở hữu của ông Quang tại Hòa Phát sẽ giảm từ 103,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,78%) xuống còn 102,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,77%). Tạm tính theo giá kết phiên 5/3 là 31.150 đồng/cp, ước tính ông Quang có thể thu về khoảng 31,15 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Quang là một trong những nhân sự đồng hành cùng với Chủ tịch Trần Đình Long từ những ngày đầu thành lập Hòa Phát. Với hơn 100 triệu cổ phiếu HPG đang nắm giữ, vị lãnh đạo hiện có khối tài sản (theo vốn hóa) hơn 3.000 tỷ đồng.
Nền giá gia tăng: 3 lần kéo ngược điều chỉnh biên độ 10-20%, mỗi lần kéo ngược là đáy và đỉnh đều cao lên. Điểm mua là điểm breakout mạnh cú kéo lần thứ 3.
HPG lại xuất hiện nền giá gia tăng và vượt đỉnh lịch sử ở vùng giá 29 đây sẽ mở ra một bước sóng tăng mới cho HPG.
Phân tích chart HPG:
- Có 3 lần kéo ngược siết volume. Thể hiện càng lên cao áp lực bán càng giảm. Không ai bán ra.
- Điểm breakout mô hình chữ V xóa đi dạng nền giá giảm thốc của HPG trước đó và mở ra điểm mua mới.
💬 Đánh giá cá nhân: Với chu kỳ thép trở lại và điểm kỹ thuật đã vượt được vùng 29 với volume tuần rất lớn thì quan điểm cá nhân của mình là khá tích cực với HPG cho sóng tăng. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Đại án Vạn Thịnh Phát và sự Fomo của thị trường chứng khoán
Mình nhớ rất rõ ngày 7/10/2022, Vnindex mở cửa giảm hơn 1%, và trong suốt cả phiên đà giảm kh hề ngừng lại, ngược lại sau 11h lực bán còn gia tăng mạnh hơn và cầu hầu như mất hút.
Suốt phiên giao dịch ngày hôm đó hầu như trên các diễn đàn kh hề biết vì sao lại giảm mạnh như thế, cho tới khi kết phiên, sang tận ngày thứ 7 cuối tuần thì 1 vài mặt báo mới ra tin.
Vậy ai là ng đã biết trước tin? Thanh khoản ngày 7/10/2022 tăng hơn 30% so với trung bình, nhưng lướt 1 loạt diễn đàn và hội nhóm thì hầu như chẳng ai biết gì cả.
Vậy thì phương pháp đánh theo tin có còn hiệu quả khi lúc tin tức tới tai nhà đầu tư cá nhân thì các cá mập đã biết trước tin rồi, có khi tin tức ấy lại chính là cái bẫy nhằm vào lòng tham và tính FOMO của các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm nữa.
Vậy theo bạn, ở thị trường chứng khoán Việt Nam thì ta nên đầu tư theo phương pháp nào là hiệu quả nhất? Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Cần làm bao lâu mới mua được nhà?
Theo Savills Việt Nam, tại TP Hồ Chí Minh, căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng hầu như không còn, 90% các giao dịch thuộc phân khúc từ 2 – 5 tỷ đồng/căn.
Trong báo cáo thị trường mới đây, Savills cho biết nguồn cung chung cư tại TP Hồ Chí Minh cả năm 2023 xuống thấp kỷ lục trong 10 năm qua với 10.700 căn. Số dự án mới xuống thấp khiến lượng giao dịch căn hộ giảm liên tục 7% mỗi năm trong thập kỷ qua. Trong năm 2023, thị trường chỉ ghi nhận 6.300 giao dịch.
Một điểm tích cực trong dữ liệu của Savills là trong năm 2024, nguồn cung mới tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng gấp 4 lần so với năm 2023; trong đó hạng B sẽ chiếm 44% thị phần từ các dự án; hạng A có 37% và hạng C chỉ có 19% thị phần. Đến năm 2026, dự kiến có 40.800 căn từ 116 dự án sẽ mở bán.
Giá chung cư TP Hồ Chí Minh neo cao sẽ thúc đẩy xu hướng dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven để tìm nhà ở bình dân. Chuyên gia Savills cho biết, 96% nguồn cung căn hộ tương lai ở Bình Dương, Đồng Nai và Long An có giá dưới 5 tỷ đồng một căn.
Nhiều dự án tại Đồng Nai, Bình Dương có giá bán cạnh tranh với thị trường TP Hồ Chí Minh, trở thành điểm đến của nhiều người mua nhà, vậy chi ra muốn sở hữu nhà riêng thì cần 132 năm, còn mua căn hộ chung cư mất 23 năm (với giả thiết người lao động dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà). Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Gồng lãi chứ đừng gồng lỗ
Có thể mọi người đã rất quen thuộc với khái niệm “gồng lỗ”, nhưng lại ít khi nghe thấy mọi người nhắc tới khái niệm “gồng lãi”. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ hơn thế nào là “gồng lãi” và “bí kíp” để gồng lãi một cách có hiệu quả cao nhất.
Gồng lãi là thuật ngữ ám chỉ việc những nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu nào đó đã đạt mức lợi nhuận vượt mục tiêu ban đầu, nhưng do xu hướng giá cổ phiếu tiếp tục tăng nên nhà đầu tư vẫn nắm giữ chưa chốt lời.
Tại sao F0 gồng lỗ cực khoẻ mà gồng lãi lại quá yếu? Nhiều nhà đầu tư mua đúng thời điểm được 5 – 7 % thì cổ phiếu tích lũy vài phiên sau đó rung mạnh.
Với tín hiệu này, không ít nhà đầu tư sợ mất lãi nên vội vàng bán nhanh để vớt lại chút lời. Phần lớn sợ về hoà rồi lại âm vốn, sau một thời gian xem lại mã đó thì lại tiếc “hùi hụi”” vì mã vẫn tăng mà còn lời hơn cả trước gấp mấy lần. Cổ phiếu đang lãi nhưng thấy thị trường chung cao, sợ nên cũng bán. Đến khi nhà đầu tư bán xong thì cả cổ phiếu lẫn thị trường chung vẫn…… xanh ngát.
Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, nó đến từ việc gồng lỗ trong thời gian dài.
Việc cố gắng gồng lỗ trong thời gian dài đã bào mòn sức lực và niềm tin của bạn, ngày ngày đối diện với màu đỏ của mất mát khiến tâm lý bạn chỉ mong về bờ, hòa vốn hoặc có 1 chút lợi nhuận là chốt ngay, để tránh lại rơi vào cảnh gồng lỗ đầy đau thương như xưa
Nguyên nhân thứ hai khiến bạn không thể gồng lãi đó là việc bạn quan sát thị trường, theo dõi lệnh quá nhiều. Hầu hết mọi người sau khi vào lệnh thì luôn túc trực bên máy tính hay điện thoại để theo dõi, canh lệnh, xem thử lệnh mình có đúng không, lời được bao nhiêu rồi.
Đa số đều tự biện hộ với bản thân rằng để canh lệnh nếu có gì bất thường là xử lý kịp thời. Tuy nhiên việc theo dõi lệnh và thị trường quá nhiều như vậy sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi dẫn đến có những quyết định không được sáng suốt.
Thứ ba, nó đến từ những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Đó là những lần bạn có lời rồi nhưng không kịp chốt thì giá quay đầu, cắn luôn SL của bạn. Đó là những lần bạn tập gồng lãi nhưng gồng quá khiến tay bị đau và bạn không muốn trải qua cảm giác đó nữa. Vậy làm cách nào để “gồng lãi” và đạt được lợi nhuận như mong đợi?
Cảm giác GỒNG LÃI trái ngược hoàn toàn với GỒNG LỖ. Dễ thở và nhẹ nhàng hơn nhiều, nhưng để có thể thực hiện kỹ thuật này cần một kiến thức sâu hơn: Kỹ năng phân biệt các khung thời gian: Đây là kỹ năng quan trọng bậc nhất của một nhà đầu tư giỏi. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Chứng chỉ quỹ và tích lũy, bạn phù hợp đầu tư sản phẩm nào?
Việc lựa chọn giữa chứng chỉ quỹ và tích lũy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro, thời gian đầu tư và số vốn bạn có.
Dưới đây là so sánh chi tiết giữa chứng chỉ quỹ và tích lũy để bạn tham khảo:
1. Chứng chỉ quỹ:
Là gì: Chứng chỉ quỹ đại diện cho một phần vốn góp của nhà đầu tư vào quỹ mở. Quỹ mở sẽ đầu tư vào một danh mục đa dạng các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi…
Lợi ích:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Giảm thiểu rủi ro so với đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu hay trái phiếu.
- Được quản lý bởi chuyên gia: Quỹ được quản lý bởi đội ngũ chuyên nghiệp với kinh nghiệm đầu tư.
- Thanh khoản cao: Mua bán dễ dàng trên sàn giao dịch chứng khoán.
Rủi ro:
- Giá trị chứng chỉ quỹ biến động theo thị trường: Có thể lỗ nếu thị trường giảm.
- Phí quản lý: Phí quản lý quỹ thường cao hơn so với các kênh đầu tư khác.
2. Tích lũy:
Là gì: Gói bảo hiểm kết hợp đầu tư mang tính bảo vệ và sinh lời.
Lợi ích:
- Bảo vệ tài chính: Nhận quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.
- Sinh lời: Tham gia đầu tư vào các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu…
- Thuế ưu đãi: Được hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân.
Rủi ro:
- Giá trị tài khoản đầu tư biến động: Có thể lỗ nếu thị trường giảm.
- Mức sinh lời không đảm bảo: Lợi nhuận phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của quỹ liên kết đơn vị. Đọc thêm & thảo luận tại đây