TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 – 31/7/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 14 - 20/11/2024
Đánh giá tại đây

1. Đế chế Alibaba suy sụp lúc Jack Ma tuổi xế chiều

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 - 31/7/2024

Cuối năm ngoái, Jack Ma, sau thời gian ở ẩn tới 2 năm đã bất ngờ lộ diện. Trả lời một bài đăng trên mạng nội bộ của công ty, Jack Ma viết: “Tôi mạnh mẽ tin rằng Alibaba sẽ thay đổi và cải cách. Hãy quay về đúng sứ mệnh và tầm nhìn của chúng ta, nhân viên Alibaba, hãy cùng nhau tiến lên!”

Bề ngoài, đây như một lời động viên, khích lệ tinh thần nhân viên thông thường từ người sáng lập tập đoàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lời kêu gọi kể trên lại cho thấy tập đoàn công nghệ nổi tiếng nhất Trung Quốc dường như đã mất hướng. Đã có lúc, Alibaba là công ty có giá trị nhất châu Á, nhưng vào tháng 11, lần đầu tiên họ đã bị vượt mặt về vốn hóa thị trường bởi đối thủ Trung Quốc PDD Holdings.

Cổ phiếu của Alibaba giảm 75% so với lúc đỉnh cao cách đây ba năm, sau một loạt các mâu thuẫn với cơ quan quản lý, sự đổi hướng chiến lược và trong bối cảnh tinh thần nhân viên giảm sút.

Nguồn tin nội bộ cũng như các chuyên gia phân tích cho biết Alibaba cho đến nay đã thất bại trong việc chống lại các đối thủ mới mạnh mẽ, không theo kịp với các phát triển trí tuệ nhân tạo cũng như không tận dụng được các ưu điểm của mình trong thương mại điện tử nội địa để thành công trên thị trường phương Tây.

Financial Times đã nói chuyện với 9 nhân viên Alibaba (xin giấu tên) và họ đã vẽ ra một bức tranh về một doanh nghiệp đang loạng choạng cố gắng mở ra một hướng đi mới. Tình huống càng trở nên nghiêm trọng sau khi Alibaba buộc phải hủy bỏ những điều quan trọng của kế hoạch chia tách thành 6 đầy tham vọng vốn được kỳ vọng sẽ làm hồi sinh đà phồn thịnh của công ty.

Nhiều nhân viên Alibaba kể về sự nhầm lẫn thời điểm hiện tại mà họ đang trải qua. “Nhiều người không biết bộ phận nào đã và chưa phân chia”, một nhân viên Alibaba nói. “Đến khi bị sa thải sau khi đơn vị kinh doanh của mình bị chia tách, họ mới ngã ngửa”, người này nói thêm. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Vì sao nên đầu tư chứng chỉ quỹ?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 - 31/7/2024

Kể cũng không lạ, Việt Nam là một quốc gia mà thích rủi ro hơn an toàn. Nhìn vào số tài khoản chứng chỉ quỹ với chứng khoán sáng nay VTV đưa tin thì có thể thấy số lượng người đầu tư ck gấp khoảng 30 lần so với số lượng người đầu tư chứng chỉ quỹ.

Chị Hương VND từng nói “90% giao dịch chứng khoán là lỗ” các anh em tham gia chứng khoán tỷ lệ cao sẽ lỗ. Tất nhiên không nói giới tinh anh, đầu tư chuyên nghiệp, họ nằm trong 10% còn lại.

Tuy nhiên cửa sáng hơn là CCQ khi tỷ suất lợi nhuận tuy không kiểu ồ wao như chứng khoán nhưng cũng ngon hơn nhiều so với tự đầu tư hoặc tiết kiệm, tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn vì không dính vào các quả lái lẩu lùa gà , ko mất thời gian vì về cơ bản là uỷ thác cho quỹ đầu tư hộ, và mình tin là đội chuyên gia phân tích ở quỹ chắc chắn ngon hơn 90% bị lỗ nhà đầu tư trên thị trường phí quản lý 1-2% có thể coi là rất hấp dẫn so với mấy quả phí uỷ thác kiểu ăn chia, vào zoom … mà xét cho cùng thì lỗ thì bạn vẫn chịu cả thôi ko ông nào chịu thay đâu.

Xàm xàm tý các bác lãi chứng khoán bằng lần đừng khịa tôi =))

Dạo này lại bắt đầu thấy tin xấu ra dồn dập, lệnh mua gom bắt đầu có. Không biết có bác nào vào phân tích đáy hay chưa hộ tôi phát, tôi thấy hình như lại sale off rồi thì phải. Theo mô hình chứng chỉ quỹ thì tuần này cứ phải múc liên tục, có quá nhiều đáy để múc. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. DGW cổ phiếu phải có trong danh mục nửa cuối 2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 - 31/7/2024

6 tháng đầu năm, Digiworld ước đạt doanh thu 10.005 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 182 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 12% so với nửa đầu năm ngoái.

Năm 2024, Digiworld lên kế hoạch kinh doanh tham vọng với mục tiêu doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 23.000 tỷ đồng và 490 tỷ đồng, tăng 22% và 38% so với con số thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 43,5% kế hoạch doanh thu và 37% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Trong thời gian vừa qua, thương vụ M&A đáng chú ý nhất của Digiworld chính là việc mua lại 75% công ty Achison, doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị bảo hộ lao động. Hiện nay ngành thiết bị công nghiệp và bảo hộ lao động được đánh giá là có nhiều tiềm năng do Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI.

RỦI RO:

– DGW sẽ phải ghi nhận chi phí cao phát sinh từ kế hoạch ESOP (0.5-3%) hàng năm khi Việt Nam chuyển đổi từ chuẩn kế toán VAS sang IFRS trong những năm tới.

– Mất/Thêm quyền phân phối cho các thương hiệu quan trọng (Xiaomi, Apple)/các thương hiệu mới có uy tín (Samsung) là rủi ro giảm/tăng giá cho cổ phiếu.

Trên thị trường, DGW đang giao dịch quanh mốc 60.000đ/cp, DGW là cp phiếu có biên động kh quá lớn cũng như tính đầu cơ thấp. Tuy nhiên giá hiện tại (Trên 60.000đ) kh phải là giá rẻ để tích sản nữa, giá hợp lý để tích sản DGW là dưới 60.000đ, cụ thể ngắn hạn sẽ dao động trong khoảng 52 – 54.000đ.

Về phân tích ngắn hạn, DGW đang có kháng cự tương đối mạnh quanh vùng 61.000đ, dự kiến DGW sẽ kh thể lấy lại được trong tuần tới mà thay vào đó sẽ về kiểm định lại hỗ trợ 52 – 54.000đ. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. 5.000 tỷ đồng tài sản mà ông Trịnh Văn Quyết muốn dùng để khắc phục

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 - 31/7/2024

Theo luật sư, thực tế chỉ tính riêng tài sản là cổ phiếu và tiền mặt tại các tài khoản chứng khoán bị phong toả, ông Quyết có hơn 13 tỷ đồng tiền mặt và 1,5 tỷ cổ phiếu các loại (FLC, ROS, ART, GAB, VNM …) với tổng giá trị cổ phiếu (tính theo giá đóng cửa tại thời điểm bị phong tỏa) là khoảng 4.800 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao truy tố ông Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị can, cơ quan điều tra đã có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo tạm dừng biến động đối với tài sản (bất động sản, cổ phần, vốn góp, cổ phiếu…) đứng tên các bị can Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết).

Tính riêng ông Quyết, các tài sản gồm có hơn 215 triệu cổ phiếu FLC, hơn 218 triệu cổ phần tại CTCP đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES, hơn 7,6 triệu cổ phiếu GAB tại CTCP đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC và hơn 1 tỷ cổ phần tại CTCP quản lý vốn và tài sản FLC Holding.

Cùng với đó là hơn 3,1 triệu cổ phiếu ART tại CTCP chứng khoán BOS, 669.000 cổ phần tại CTCP sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản Fam, hơn 11,4 triệu cổ phần tại CTCP FLC Travel, hơn 11 triệu cổ phần tại CTCP Trịnh Gia Việt Nam và những người bạn, 60.000 cổ phần tại CTCP từ thiện xã hội FLC. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Phân tích cổ phiếu Vinamilk – VNM – Tích sản hay đầu tư

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 24/7 - 31/7/2024

Với nhiều người chắc hẳn vẫn còn mập mờ với hai khái niệm tích sản và đầu tư. Với Trung Nguyễn, tích sản hay đầu tư cổ phiếu về cơ bản vẫn là tìm cách để tạo ra lợi nhuận theo mục tiêu của mình. Tích sản cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư muốn đầu tư một cách đơn giản, không cần nhiều thời gian và muốn giảm thiểu rủi ro biến động ngắn hạn.

Đầu tư cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẵn sàng dành thời gian nghiên cứu và theo dõi thị trường, và chấp nhận rủi ro cao hơn để có cơ hội lợi nhuận cao hơn. Vậy với cổ phiếu VNM ta có gì?

1. Tổng quan doanh nghiệp

Vinamilk được thành lập vào năm 1976 với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa, Cà phê và Bánh kẹo Miền Nam. Sau nhiều lần đổi tên và tái cơ cấu, công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào năm 2003. Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng, bao gồm:

  • Sữa tươi: Sữa tươi tiệt trùng, sữa thanh trùng.
  • Sữa bột: Sữa bột cho trẻ em, người lớn, và người cao tuổi.
  • Sữa chua: Sữa chua ăn, sữa chua uống.
  • Sản phẩm dinh dưỡng: Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm chức năng.
  • Sản phẩm khác: Phô mai, kem, nước trái cây.

Vinamilk hiện có hơn 13 nhà máy sản xuất sữa và thực phẩm trên toàn quốc, sử dụng công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến và công ty sữa lớn nhất tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn nhất trong nhiều phân khúc sản phẩm sữa.

2. Đánh giá doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây

Nhìn vào giai đoạn từ năm 2020-2023 ta thấy rằng VNM không có quá nhiều biến đổi trong doanh thu và lợi nhuận, đa phần sự biến động chủ yếu là do giá nguyên liệu sữa đầu vào cao thất thường khiến VNM có biên lợi nhuận giảm nhưng cũng không quá  “đáng kể”. Điều này chứng tỏ cho việc VNM vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tốt mặc cho nhưng thay đổi thị trường bên ngoài như đại dịch Covid 19 hay sự tăng giá nguyên liệu sữa…( tương quan ở bảng dưới)

Vinamilk kết thúc quý 1/2024 với tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt 14,125 tỷ đồng và 2,207 tỷ đồng, tăng tương ứng 1% và 16% so với cùng kỳ. Mảng nước ngoài gồm xuất khẩu và các chi nhánh nước ngoài khởi sắc ấn tượng.

Trong quý 1/2024, theo AC Nielsen, ngành sữa vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ giữa năm 2023 với mức giảm 3% so với cùng kỳ. Ngoài ngành sữa, xu hướng giảm cũng được ghi nhận tại nhiều ngành hàng tiêu dùng nhanh khác. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng cho thấy xu hướng tương tự khi tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng trưởng 8% trong quý 1/2024, thấp hơn đáng kể so với mức tăng bình quân 12%/năm trong giai đoạn trước dịch COVID (2015-2019).

Doanh thu thuần nội địa đạt gần 11.5 ngàn tỷ đồng, tương đương cùng kỳ, các thị trường nước ngoài đạt hơn 2.6 ngàn tỷ đồng, tăng gần 8%. Trong đó, doanh thu thuần xuất khẩu đạt xấp xỉ 1.3 ngàn tỷ đồng, tăng 6%.Doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt trên 1.3 tỷ đồng, tăng gần 10%. Trong bối cảnh lạm phát, Angkormilk và Driftwood đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu nhờ cải thiện nhận diện thương hiệu và gia tăng giá trị cho người tiêu dùng. Đọc thêm & thảo luận tại đây