TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 – 28/2/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 - 15/1/2025
Đánh giá tại đây

1. HPG, siêu cổ trong năm 2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 - 28/2/2024

HPG – điểm mua quanh giá 29, mục tiêu 32-35, cắt lỗ khi thủng 27.8

Luận điểm đầu tư:

– Lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi 80% trong năm 2024 nhờ cả sản lượng tiêu thụ và biên lợi nhuận gộp đều cải thiện. Sản lượng tiêu thụ của công ty dự kiến sẽ tăng 11% trong năm 2024.

– Thị phần thép xây dựng tăng từ 34,8% năm 2022 và 32,5% trong 7 tháng đầu năm 2023 lên khoảng 37% trong những tháng gần đây nhờ kênh xuất khẩu phục hồi tích cực và một số doanh nghiệp thép trong nước giảm sản lượng sản xuất một thời gian thua lỗ.

– Tỷ trọng kênh xuất khẩu trong doanh thu tăng lên sẽ giúp công ty chuyển mức tăng giá nguyên liệu sang giá bán thép dễ dàng hơn.

– Dự án mở rộng Dung Quất 2 dự kiến sẽ bắt đầu vận hành theo từng giai đoạn trong năm 2025 và 2026, giúp thúc đẩy tăng trưởng dài hạn sau năm 2024.

• Rủi ro:

– Việc chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên gần đây có thể gây áp lực lên biên lợi nhuận của công ty trong những quý đầu năm 2024.

– Nhu cầu phục hồi chậm hơn dự kiến. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Có nên đầu tư chứng khoán trong năm 2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 - 28/2/2024

2024 sẽ là một năm cả thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn kể cả xung đột địa chính trị trên toàn cầu cũng như là bài toán về tăng trưởng chậm lại. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc rồi đến Châu Âu đều chưa cho thấy một năm 2024 tươi sáng, khi có thể nói là bi quan hơn với hàng loạt báo cáo của các định chế lớn hàng đầu trên thế giới đều dự đoán năm sau kinh tế Mỹ nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung sẽ tăng trưởng chậm lại và nguy cơ về một đợt suy thoái vẫn hiện hữu.

Về cuộc họp của Fed tháng 12 lãi suất hiện tại vẫn duy trì vùng 5.25 – 5.50% và Fed đưa ra lộ trình 3 lần giảm lãi suất trong năm 2024( đưa lãi suất về vùng 4.6%, tương đương giảm 0.25% một lần). Tuy là Fed không nói rõ thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Nhưng đã chuyển từ trạng thái không chắc chắn trong việc giảm lãi suất sang chắc chắn có giảm.

Tác động quan trọng nhất đối với thị trường Việt Nam chắc chắn là áp lực tỷ giá của ta sẽ đỡ căng cứng hơn. SBV sẽ có cơ hội tự do hơn trong chính sách tiền tệ, để nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế.

Điểm tiêu cực lớn nhất trên thị trường là khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 18.000 tỷ từ tháng 7 và vẫn tiếp tục bán ròng mạnh những ngày gần đây. Điều này tạo áp lực lên chỉ số khi giá trị bán ròng chủ yếu tại các cổ phiếu vốn hoá lớn.

Ngược lại với đà bán ròng của khối ngoại, tác động của lãi suất trong nước giảm mạnh đang là bệ đỡ vững vàng kích hoạt dòng tiền của nhà đầu tư nội mua vào khi khối ngoại bán ròng. Trong giai đoạn 2020-2021 khi lãi suất giảm mạnh tương tự như hiện nay, khối ngoại cũng liên tục bán ròng nhưng sự tham gia tích cực từ dòng tiền nội vẫn đưa VN-Index lên những đỉnh cao mới. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Cho bạn mượn tiền là mất cả bạn lẫn tiền

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 - 28/2/2024

Việc cho bạn bè vay tiền và đòi nợ: Khó khăn và rủi ro
Cho vay tiền – Vấn đề nhạy cảm trong tình bạn

Đúng như câu nói trên, cho bạn bè vay tiền là một hành động đụng chạm đến nhiều yếu tố nhạy cảm, bao gồm tình cảm cá nhân, lòng thương người và sự đùm bọc giữa những người thân yêu. Khi cho vay, người cho thường đặt rất nhiều niềm tin và tình cảm vào người vay, đôi khi bỏ qua cả khả năng trả nợ của họ.

Câu nói “Cho mình mượn tiền một tháng sau trả đủ”

Câu nói này tuy đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều điều. Nó thể hiện sự tin tưởng của người cho vay vào người vay, đồng thời cũng là lời hứa hẹn về trách nhiệm của người vay. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như vậy.

Khó khăn khi nhắc nhở bạn bè trả nợ

Khi người vay trễ hạn trả nợ, việc nhắc nhở họ trở nên vô cùng khó khăn. Tiền bạc là một vấn đề tế nhị, và việc đề cập trực tiếp đến nó có thể khiến cả hai bên cảm thấy ngượng ngùng và khó chịu.

Mối quan hệ thay đổi sau khi cho vay

Việc trễ hạn trả nợ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa hai người bạn. Khi người cho vay bắt đầu lo lắng về khoản tiền của mình, họ có thể cảm thấy thất vọng và mất niềm tin vào người bạn của mình. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Trở thành người thành công, liệu có dễ?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 - 28/2/2024

Khi nghĩ đến các nhà khởi nghiệp thành công, hình ảnh nào thường xuất hiện ngay trong tâm trí bạn?

Phải chăng bạn nhìn thấy một nhân vật ăn mặc lịch sự được vây quanh bởi đội bảo vệ, đi nơi này nơi khác bằng chuyên cơ riêng, siêu xe độc lạ và du thuyền?

Hay bạn thấy ai đó chỉ mặc đồ ngủ ngồi một mình ở bàn làm việc, trước màn hình máy tính, hay một chồng sách lúc 5 giờ sáng?

Trong nghiên cứu về thói quen làm giàu của mình, tôi đã phỏng vấn 233 nhân vật giàu có (177 người trong số họ là triệu phú tự thân) với ít nhất 160.000 USD tổng thu nhập hằng năm và 3,2 triệu USD tài sản ròng.

Trong suốt 5 năm nghiên cứu, nhiều triệu phú tự thân đã chia sẻ rằng hành trình hướng tới thành công có thể vô cùng nhàm chán. Bởi đó là một hành trình ngày này qua ngày khác chẳng có điều gì xảy ra cả, bất chấp những nỗ lực hết mình của các nhà khởi nghiệp.

Đối với những nhà khởi nghiệp khác trong nghiên cứu của tôi, thì hành trình đó giống như một cuộc đi bộ chậm rãi qua địa ngục. Một địa ngục trần gian mà ở đó họ phải vượt qua hết rào cản này đến rào cản khác, hết thất bại này đến thất bại khác, hết thất vọng này đến thất vọng khác, hay bị từ chối hết lần này đến lần khác.

Nhiều doanh nhân trong nghiên cứu này cũng chia sẻ rằng trong hành trình khởi nghiệp, họ rất hay cảm thấy nản lòng. Những người quan trọng thường phớt lờ email của họ. Các cuộc gọi không nhận được hồi đáp. Các cuộc họp bị hoãn vào phút chót.

Giai đoạn đầu của khởi nghiệp giống như bị mắc kẹt trong một hang động rất nhiều năm, thế giới bên ngoài thì lãng quên tài năng, kỹ năng, sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời của bạn.

Có lẽ, phần tồi tệ nhất là biết rằng, chỉ với một chút ít vận may, mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong một nhịp tim hay một cái chớp mắt. Nhưng vận may dường như không mỉm cười với bạn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Nguyên lý đặt tên cho mã chứng khoán!

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 22 - 28/2/2024

1. Viết tắt:

Đây là cách phổ biến nhất, sử dụng các chữ cái đầu tiên của tên công ty để tạo thành mã CK. Ví dụ:

  • ACB: Ngân hàng Á Châu (Á Châu Bank)
  • TCB: Techcombank
  • VNM: Vinamilk
  • HPG: Tập đoàn Hòa Phát

2. Viết tắt kết hợp với ký hiệu:

Thêm ký hiệu để phân biệt các công ty có tên viết tắt giống nhau. Ví dụ:

  • VCB: Vietcombank
  • CTG: Ngân hàng Công Thương (VietinBank)
  • BID: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • EIB: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

3. Sử dụng tên riêng:

Một số công ty sử dụng tên riêng hoặc tên thương hiệu để tạo thành mã CK. Ví dụ:

  • MSN: Masan Group
  • FPT: Tập đoàn FPT
  • MWG: Thế Giới Di Động
  • PNJ: Phát triển Vàng PNJ

4. Mã số:

Một số công ty sử dụng mã số để tạo thành mã CK. Ví dụ:

  • STB: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
  • HAG: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
  • SSI: Chứng khoán SSI
  • VND: Chứng khoán VNDIRECT. Đọc thêm & thảo luận tại đây