TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 – 24/4/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
Đánh giá tại đây

1. MB Bank (MBB): Phấn đấu lợi nhuận đạt 30.000 tỷ đồng

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 - 24/4/2024

Tình hình kinh tế còn rất khó khăn nhưng MB vẫn trình ĐHCĐ tăng trưởng lợi nhuận 6 – 8%, Ban lãnh đạo phấn đấu điều hành lợi nhuận đạt 30.000 tỷ đồng dựa trên nền tảng tập khách hàng của MB hiện rất lớn là 26,5 triệu và dự kiến năm 2024 là 30 triệu.

Đây là chia sẻ của ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã MBB – sàn HOSE) trao đổi bên lề với báo chí tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 diễn ra sáng ngày 19/4.

Với tệp khách hàng lớn đã giúp MB có giá vốn rẻ, CASA chiếm 40% trong năm 2023 và Ngân hàng sẽ duy trì năm 2024 khoảng 32%. Đây là lợi thế giúp MB duy trì và cố gắng đẩy mạnh tốc độ phát triển của Ngân hàng trong năm 2024, ông Ánh nói.

Liên quan đến câu chuyện trải nghiệm và bảo mật cho khách hàng trước tệp khách hàng lớn và là Ngân hàng đẩy mạnh số hoá, ông Ánh thừa nhận, thời gian vừa qua là vấn đề “nóng” trên thị trường.

Ông Ánh thông tin, MB đã và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin để đảm bảo khách hàng sẽ có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt, MB sẽ triển khai tính năng dùng sinh trắc học khi chuyển tiền nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản tốt hơn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng TTCK

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 - 24/4/2024

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược tài chính, Bộ Tài chính đánh giá thị trường chứng khoán đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

“Việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là bước tiến quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của thị trường, góp phần tăng quy mô, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế.” ông Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng thị trường chứng khoán của các tổ chức quốc tế cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Viện trưởng Viện Chiến lược Tài chính chia sẻ, để làm rõ hơn các vấn đề về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm trao đổi, thảo luận về cơ hội, thách thức và điểm nghẽn đối với tiến trình này, từ đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ĐẤU THẦU VÀNG MIẾNG

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 - 24/4/2024

Dự kiến đấu thầu vàng miếng 16.800 lượng

Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/04/2024 (Thứ Năm).

Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu tiếp tục là 16.800 lượng.

Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên là 1.400 lượng, khối lượng đấu thầu tối đa của một thành viên là 2.000 lượng.

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Theo đó, giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 81,32 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc đấu thầu vàng miếng lần này là nhằm can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. BĐS Việt Nam trong 20 năm thay đổi ra sao?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 - 24/4/2024

Chia sẻ tại tại hội nghị “Công bố báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2024 và dự báo thị trường quý II/2024”, TS Lê Xuân Nghĩa thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam đã tăng 30 lần và giá vàng thế giới cũng tăng đúng 30 lần. Trong khi đó, cùng khoảng thời gian này, giá bất động sản tại Mỹ tăng 100 lần, còn ở Việt Nam tăng từ 100 – 400 lần.

Có thể thấy, bất động sản là thị trường có sự tăng trưởng lớn nhất và ngày càng nóng. Tuy nhiên, về giá trị sử dụng vẫn không thay đổi, một miếng đất 10m2 từ năm 1990 đến nay vẫn giữ nguyên 10m2 nhưng giá trị đã khác nhau, chỉ có tiền “đổ” về đây ngày càng tăng.

Lấy ví dụ, ông Nghĩa cho biết: “Năm 1990 tôi mua căn nhà liền kề 100m2 với giá 56 triệu đồng, bây giờ căn nhà đó được trả khoảng 20 tỷ, nhưng vợ không chịu bán. Như vậy để thấy tốc độ tăng giá của bất động sản quá khủng”.

Qua khảo sát, ông Nghĩa cho biết hiện có hàng nghìn dự án bất động sản đang đắp chiếu tại Hà Nội, lãng phí vô vàn đất đai và tài nguyên, phần lớn trong số đó là khó khăn về tài chính (chiếm 60-70%). Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Mâu thuẫn ‘vay vàng nhưng trả tiền’ từ đâu?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18 - 24/4/2024

Bên vay quan điểm rằng vay giá trị của vàng, bên cho vay là cho vay vàng tạo nên mâu thuẫn khi trả nợ.

Hợp đồng vay tài sản về khái niệm đã được quy định rõ ràng trong pháp luật dân sự. Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Từ khái niệm trên, cho thấy hợp đồng vay tài sản có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đây là sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận này giữa các bên phải dựa trên nguyên tắc sự tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận. Không trái với điều cấm và đạo đức xã hội (Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân Sự 2015).

Thứ hai, thỏa thuận này phải quy định quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay. Cụ thể bên vay phải giao tài sản cho bên vay và bên vay khi đến hạn hoặc bên cho vay đòi lại tài sản với một thời gian hợp lý phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay tài sản theo cùng số lượng, chất lượng. Vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản tùy thỏa thuận các bên. Đọc thêm & thảo luận tại đây