TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 – 21/2/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 - 15/1/2025
Đánh giá tại đây

1. Các ông lớn ngành bia bay 10.000 tỷ đồng trong năm 2023

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 - 21/2/2024

Năm 2023, cũng tiếp tục là một năm sụt giảm. Tiêu thụ bia chưa có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp tiêu biểu ngành bia đều báo cáo doanh thu giảm, theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt.

Theo thống kê, sự sụt giảm liên tục khiến doanh thu cả năm 2023 của các doanh nghiệp ngành bia sụt xuống hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh hơn với tốc độ giảm hơn 23%, còn chưa tới 5.100 tỷ đồng.

Những nguyên nhân khách quan được các doanh nghiệp lớn đưa ra bao gồm: Quy định về việc thổi nồng độ cồn chặt chẽ, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Khách du lịch Trung – Nhật cũng là một nguyên nhân thứ yếu. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, GenZ sẽ uống ít bia rượu hơn.

Thổi nồng độ cồn

Từng là thị trường bia tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng từ ngày 1/1/2020, quy định xử phạt lái xe có nồng độ cồn chính thức được áp dụng đã tác động mạnh tới doanh số ngành bia Việt Nam.

Với quy định chặt chẽ, áp dụng cho tất cả các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông (bao gồm: xe ô tô, xe máy, xe đạp, xe máy kéo, xe chuyên dụng) với khung hình phạt cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe, đủ sức nặng khiến bất kỳ ai đang có ý định nâng cao ly rượu bia đều phải suy nghĩ lại.

Nhiều quán nhậu hiện đã cung cấp cả dịch vụ lái xe ôm hay taxi giảm giá, thậm chí miễn phí về nhà cho khách nhậu nhằm cải thiện tình hình. Dù vậy, doanh số ngành bia vẫn tuột dốc thê thảm.

Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu

Theo khảo sát ngẫu nhiên 200 người trên cả nước của IPOS, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng sa thải của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng trong 6 tháng đầu năm cũng có những sự biến động. Có tới 32% khách hàng cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 – 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52.6%. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Vì sao phụ nữ thích đàn ông có thu nhập cao?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 - 21/2/2024

Nguyên nhân đầu tiên: Đây là cách sống của những người thực tế. Bản chất nhiều người thích được nổi bật, và việc lựa chọn bạn đời cũng mang theo thói quen như vậy, không phân biệt nam nữ.

Ai cũng mong muốn rằng người bạn đời mà mình chọn lựa sẽ là người ưu tú.

Nhiều phụ nữ bị đánh giá là xem trọng sức mạnh tài chính của đàn ông hơn tình cảm. Nhưng bạn cũng nên nghĩ lại, đàn ông cũng bị đánh giá là xem trọng ngoại hình hơn tình cảm đấy thôi!

Nếu cả hai đã không hợp thì có thể chia tay, nếu bạn thực sự muốn tiến tới với đối phương, thì việc bàn về tài chính để sau này gia đình tránh đi ít mâu thuẫn và khó khăn, thiếu thốn không cần thiết cũng là chuyện bình thường.

Nguyên nhân thứ hai: Phụ nữ sau khi kết hôn vì chịu ảnh hưởng của xã hội phong kiến, mà đa số người đều phải gánh vác trách nhiệm nội trợ, chăm sóc con cái.

Tuy hiện nay có vài gia đình đổi ngược vai vế, chồng ở nhà nội trợ, vợ đi làm. Nhưng vẫn không nhiều bằng số đông đã kể trên.

Gánh nặng gia đình và áp lực công việc là hai thứ mà người phụ nữ khi đã lập gia đình, có con khó tránh khỏi, vậy mà nhiều người đàn ông lại không thể thấy được điều đó.

Họ nghĩ bản thân đi làm đem tiền về cho vợ, còn vợ chỉ có trách nhiệm ở nhà nấu ăn, chăm con, thật nhẹ nhàng! Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Liệu VIC có Trần? VinFast đã được Ấn Độ cấp đất xây dựng nhà máy 2 tỷ USD

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 - 21/2/2024

Theo báo Deccan Herald của Ấn Độ (DH, thuộc nhóm báo Deccan Herald, Prajavani, Sudha và Mayura có 10 triệu độc giả), tập đoàn xe điện lớn của Việt Nam VinFast đã được cấp khoảng 400 mẫu Anh (1,6 triệu m2, một sân bóng 11 người có diện tích là 7.140 m2, như vậy diện tích này tương đương khoảng 220 sân bóng) tại khu công nghiệp thuộc sở hữu của Tập đoàn Xúc tiến Công nghiệp Nhà nước Tamil Nadu (SIPCOT) ở Thoothukudi cho nhà máy đầu tiên ở Ấn Độ.

Nguồn tin của báo này cho biết: Lễ động thổ nhà máy VinFast Ấn Độ dự kiến diễn ra vào ngày 25/2. Và Thủ hiến bang Tamil Nadu M K Stalin có thể dự lễ.

Việc giao đất “về nguyên tắc” tại SIPCOT ở thành phố cảng, cách Chennai 620 km, diễn ra chỉ một tháng sau khi VinFast và chính quyền Tamil Nadu ký Biên bản ghi nhớ (MoU) để xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện và pin cho ô tô điện.

Deccan Herald nói thêm rằng VinFast đã cam kết đầu tư 500 triệu USD cho giai đoạn đầu của dự án trong thời gian 5 năm và số tiền có thể lên tới 2 tỷ USD.

Nhà máy mới sẽ có diện tích 380 mẫu Anh (1,5 triệu m2). “Chính phủ bang đã phê duyệt về mặt nguyên tắc việc giao đất. Công ty sẽ bắt đầu quá trình nộp đơn xin các loại phê duyệt khác nhau”, một nguồn tin thân cận nói với Deccan Herald.

Khu đất nơi hệ sinh thái xe điện của VinFast sẽ hình thành chỉ cách cảng Thoothukudi khoảng 10 km, điều này sẽ giúp việc xuất khẩu của nhà sản xuất ô tô Việt Nam, được coi là đối thủ cạnh tranh với Tesla của Mỹ, trở nên dễ dàng hơn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Ngân hàng ACB thực hiện mục tiêu ESG

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 - 21/2/2024

ACB xác định tầm nhìn về ESG từ 10 năm trước và lên kế hoạch để giảm phát thải nội bộ, cung cấp các khóa học về môi trường, xây dựng văn hóa bình đẳng.

Theo Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 do PwC Việt Nam và VIOD thực hiện, 80% doanh nghiệp đã đặt ra cam kết hành động hoặc đang lên kế hoạch thực hành ESG trong 2 đến 4 năm tới.

Động lực để các doanh nghiệp làm điều này phần lớn xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, người lao động và tác động từ các nhà đầu tư. Cụ thể, các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp triển khai ESG bao gồm: cải thiện hình ảnh thương hiệu và uy tín (82%); duy trì cạnh tranh trên thị trường (68%); thu hút và giữ chân nhân tài (42%); áp lực từ nhà đầu tư và cổ đông, Chính phủ (37-40%).

Do đó từ 2013, Ngân hàng ACB đã triển khai các hoạt động phát triển bền vững trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Chia sẻ về hành trình này, chủ tịch Trần Hùng Huy – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB cho biết, cách đây 10 năm, ESG là một điều gì đó rất xa vời, ngay cả những nhân sự cấp cao của ACB cũng tỏ ra e ngại do nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển bền vững không cân xứng với lợi nhuận nó đem lại

“Tuy nhiên, ESG là tầm nhìn 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí là 100 năm chứ không phải ngày một ngày hai. Đây là những nỗ lực của ACB để hướng tới thế hệ tương lai”, chủ tịch Trần Hùng Huy nhấn mạnh. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. BSR lãi thêm gần 2.3 ngàn tỷ quý 4, vượt 5 lần kế hoạch năm

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 15 - 21/2/2024

Trong quý 4, BSR báo doanh thu thuần gần 42 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 4%. Giá vốn chỉ tăng 2%, lên hơn 39.4 ngàn tỷ đồng. Sau khấu trừ, lãi gộp đạt 2.5 ngàn tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ 31%.

Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kỳ đều tăng mạnh, chủ yếu là lãi tiền gửi/lãi vay và lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá. Khấu trừ cho các chi phí khác, BSR kết thúc quý 3 bằng khoản lãi ròng gần 2.3 ngàn tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp báo lãi tăng của BSR, sau 2 quý đầu năm sụt giảm. Doanh nghiệp cho biết, sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong quý 4 tăng cao hơn so với cùng kỳ, kéo lợi nhuận quý này đi lên.

Dẫu vậy, với mức nền cao của năm trước (2022 lãi kỷ lục 14.7 ngàn tỷ đồng), BSR kết năm 2023 với nhiều chỉ tiêu đi xuống. Cụ thể, doanh thu đạt 147 ngàn tỷ đồng, giảm 12% và lãi ròng đạt 8.5 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 42%.

Do đã dự báo từ trước, ĐHĐCĐ 2023 chỉ đặt mục tiêu khá khiêm tốn, cộng thêm việc sau đó được dời kế hoạch bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất sang đầu năm 2024. Nhờ thế, BSR vượt 54% chỉ tiêu doanh thu, và gấp hơn 5 lần kế hoạch lãi sau thuế của cả năm.

Thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của BSR tăng hơn 10%, lên hơn 86 ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp nắm giữ hơn 38 ngàn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, tăng 52%.

Phải thu ngắn hạn cuối kỳ đạt gần 15 ngàn tỷ đồng, giảm 9%. Tồn kho còn 15.4 ngàn tỷ đồng, giảm 8%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm nhẹ còn 1.2 ngàn tỷ đồng, hầu hết là chi phí cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất (DQRE).

Phía nguồn vốn, hầu hết nợ phải trả của Doanh nghiệp là nợ ngắn hạn, ghi nhận hơn 28 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Nợ vay ngắn hạn tăng 22%, lên gần 11 ngàn tỷ đồng, là các khoản vay ngân hàng. Thời điểm này, Doanh nghiệp có 16.2 ngàn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tăng 10% so với đầu năm. Đọc thêm & thảo luận tại đây