Kiến thức tài chính

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN tại Việt Nam?

5/5 - (3 votes)

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đây là câu hỏi vừa quen thuộc nhưng cũng không kém phần xa lạ với các bạn mới đi làm. Vậy thu nhập bao nhiêu thì phải nộp loại thuế này? Có thể miễn trừ thuế được không? Hãy cùng Infina tìm hiểu về loại thuế đặc biệt này nhé.

Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, thuế TNCN được biết đến với Personal Income Tax (PIT). Ngoài ra, cụm từ “Individual Income Tax” cũng dùng chỉ thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, thuế TNCN chính là loại thuế liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động. 

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập. Sau đó đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. 

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định. Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương và tiền công. Với việc tự quyết toán hoặc ủy quyền quyết toán cho nơi trả thu nhập tiến hành kê khai số thuế TNCN trong một năm tính thuế với cơ quan Thuế về các vấn đề bao gồm: 

  • Số thuế cần phải nộp thêm.
  • Hoàn trả số thuế đã nộp thừa.
  • Bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.

Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hoàn thuế TNCN là việc cơ quan thuế nhà nước hoàn lại số tiền người nộp thuế dư nếu có đề nghị hoàn thuế.

Điều kiện để hoàn thuế là:

  • Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
  • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
  • Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến là gì?

Thuế TNCN lũy tiến là loại thuế trong đó thuế TNCN tăng khi số tiền chịu thuế tăng. Thuật ngữ lũy tiến đề cập đến cách thức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao. Với kết quả là mức thuế trung bình của người đóng thuế nhỏ hơn mức thuế cận biên của người đó. 

Thuế TNCN lũy tiến cũng có thể áp dụng cho việc điều chỉnh cơ sở thuế bằng cách sử dụng miễn thuế, tín dụng thuế hoặc thuế chọn lọc để tạo ra hiệu ứng phân phối lũy tiến.

Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Bởi vì đặc điểm của thuế TNCN là đánh thuế lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Bao gồm các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam.

Mục đích

Chính là khắc phục hạn chế của các loại thuế đánh vào tiêu dùng như: Thuế tiêu thụ, thuế tiêu dùng,… Cụ thể những người nghèo và người giàu đều chịu mức thuế tiêu thụ qua các sản phẩm hàng hoá trên thị trường như nhau. 

Chính vì thế những cá nhân có thu nhập cao, thu nhập rơi vào khoản chịu thuế sẽ phải đóng thuế TNCN nhằm đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

Đối tượng nào sẽ phải nộp thuế TNCN?

Hiện nay, người lao động phải nộp thuế được quy định là trên 9 triệu/tháng và không có người phụ thuộc. Đối tượng nộp thuế TNCN được quy định theo luật như sau:

Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch. Hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày. Và sẽ có 2 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú là:

  1. Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên,
  2. Và cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Thu nhập chịu thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu được quan tâm nhiều nhất. Như vậy, theo quy định của pháp luật, thu nhập chịu thuế sẽ được tính như sau:

BậcThu Nhập Tính Thuế/Tháng (Triệu đồng)Thuế Suất (%)
1Đến 055%
2Trên 05 đến 1010%
3Trên 10 đến 1815%
4Trên 18 đến 3220%
5Trên 32 đến 5225%
6Trên 52 đến 8030%
7Trên 8035%

Các trường hợp miễn trừ thuế

Theo quy định thì người có thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng mới phải nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, có những trường hợp dưới đây sẽ được miễn trừ thuế:

Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:

  • Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng;

Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN

Quyết toán thuế TNCN rất quan trọng, đối với các cá nhân khi phải đóng tiền thuế trước hạn. Việc quyết toán thuế có thể được hoàn tiền thuế đã đóng nếu số tiền đóng thuế vượt mức phải đóng bắt buộc.

Thời gian quyết toán thuế TNCN

Thời hạn quyết toán chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.

Thời gian chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN

Dưới đây là cách thức các cá nhân có thể tự quyết toán thuế TNCN online. Các bạn hãy làm theo hướng dẫn nhé.

Bước 1: Truy cập Website Thuế Việt Nam của Tổng cục Thuế.

Trên trình duyệt của thiết bị có kết nối mạng internet, bạn truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế – https://canhan.gdt.gov.vn/

Trường hợp cá nhân chưa có tài khoản đăng nhập thì cần phải đăng ký tài khoản (1) để đăng nhập vào hệ thống.

Bước 2: Đăng nhập hệ thống nộp thuế cá nhân

Trường hợp bạn đã có tài khoản đăng nhập bạn chọn mục “Đăng nhập” và điền các trường thông tin phù hợp tại bảng (2) gồm “Mã số thuế và “Mã kiểm tra”. Sau đó bạn nhấn chọn “tiếp tục”.

Hệ thống sẽ tiếp tục chuyển đến trang đăng nhập. Bạn tiếp tục nhập đầy đủ thông tin cá nhân theo các trường thông tin tương ứng gồm:

  1. Mã số thuế.
  2. Ngày cấp mã số thuế.
  3. Cơ quan thuế tỉnh/Thành phố.
  4. Cơ quan quản lý thuế.

Trong trường hợp bạn quên thông tin mã số thuế cá nhân bạn có thể tham khảo cách truy cập mã số thuế tại cơ quan thuế – https://canhan.gdt.gov.vn/

Sau khi hoàn tất các thông tin bạn nhấn chọn vào ô “đăng nhập” để tiếp tục.

Bước 3: Kê khai thông tin quyết toán thuế

Bạn nhấn chọn mục “Quyết toán thuế” (1) sau đó nhấn chọn “Kê khai trực tuyến” (2)

Hệ thống sẽ gửi về bảng chọn thông tin tờ khai. Tại đây bạn cần điền đầy đủ vào các trường thông tin theo yêu cầu.

Bước 4: Khai tờ khai quyết toán thuế

Tiếp theo bạn thực hiện việc khai các thông tin nộp thuế trên tờ khai thuế theo mẫu.

Kiểm tra, xuất tờ khai thuế TNCN

Sau khi đã hoàn thành tờ khai thuế TNCN, bạn kiểm tra xem có lỗi thông tin không. Trường hợp không có lỗi thì bạn thực hiện các bước sau:

Bước 5: Chọn kết xuất XML

Bạn nhấn chọn “kết xuất XML” để tải file tờ khai mẫu đã điền thông tin về máy tính.

Bước 6: Chọn “Nộp tờ khai”

Bạn chọn “Nộp tờ khai” sau đó nhập “Mã kiểm tra” để xác thực nộp tờ khai và nhấn chọn “Tiếp tục”. Sau khi hoàn thành hệ thống sẽ có thông báo nộp tờ khai thành công.

Bước 7: In tờ khai

  • Tại bước chọn “Kết xuất XML”, hệ thống sẽ gửi về file tờ khai theo định dạng XML.
  • Người nộp phải thực hiện “In tờ khai” để nộp cho cơ quan thuế để làm hồ sơ khấu trừ.
  • Mở file “Kết xuất XML” sau đó chọn in 02 bản, tiếp theo ký tên người nộp thuế.

Lưu ý: Người nộp tải về ứng dụng iTax Viewer (phần mềm đọc tờ khai thuế điện tử định dạng XML do Tổng cục Thuế phát hành) cài đặt trên máy để mở file. 

Bước 8: Nộp chứng từ khấu trừ thuế và tờ khai thuế tại bộ phận 1 cửa

Người nộp thuế mang CMND/CCCD, chứng từ khấu trừ thuế, tờ khai thuế vừa in (có chữ ký) đến nộp tại Bộ phận một của của Cơ quan Thuế đã nộp tờ khai online để hoàn tất.

Kết luận

Bài viết trên đây đã khái quát được tất cả những khái niệm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân là gì và hướng dẫn cách quyết toán thuế cho cá nhân. Thuế TNCN là thuế mà mọi công dân đều phải nộp để nhà nước phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng hơn. 

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Phượng Võ

Share
Published by
Phượng Võ

Recent Posts

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

8 hours ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

2 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

2 days ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

2 days ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

7 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

7 days ago