Thị trường chứng khoán downtrend, làm thế nào để quản trị tâm lý?

Thị trường chứng khoán downtrend, làm thế nào để quản trị tâm lý - tránh những quyết định sai lầm khi đầu tư?
5/5 - (1 vote)

Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!

✅ Mình có người bạn đầu tư lỗ hơn 300 triệu, mà còn là tiền đi vay, hoang mang không biết nên làm sao. Có cách nào lấy lại tâm lý ổn định trở lại để lên lại kế hoạch không? Mình nghĩ đây không chỉ vấn đề của riêng bạn mà rất nhiều anh em nhà đầu tư ngoài kia cũng gặp phải.

👍👍 4 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒗𝒖̛̣𝒄 𝒍𝒂̣𝒊 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒔𝒂𝒖 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒖̛ 𝒕𝒉𝒖𝒂 𝒍𝒐̂̃ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐𝒂́𝒏 𝒗𝒖̛̣𝒄 𝒅𝒂̣̂𝒚 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖𝒂 𝒍𝒐̂̃, 𝒕𝒉𝒂̂́𝒕 𝒃𝒂̣𝒊 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒕𝒉𝒖̛́ 𝒂𝒏𝒉 𝒆𝒎 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒙𝒖̛̉ 𝒍𝒚́ 𝒕𝒊𝒆̂𝒏 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕. 𝑲𝒉𝒊 đ𝒂̃ 𝒍𝒂̂́𝒚 𝒍𝒂̣𝒊 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́, 𝒎𝒐̣𝒊 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊́𝒄𝒉, 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒔𝒂𝒖 đ𝒐́ 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒄𝒐́ 𝒙𝒂́𝒄 𝒔𝒖𝒂̂́𝒕 đ𝒖́𝒏𝒈 𝒉𝒐̛𝒏. 𝑻𝒉𝒂𝒚 𝒗𝒊̀ 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒐̂̉𝒏 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒅𝒂̂̃𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒂𝒊 𝒍𝒂̂̀𝒎 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒐́.

Dưới đây 4 bước mà mình thấy khá hiệu quả. Anh em có thể lưu ý và tham khảo cho quá trình học cách quản trị cảm xúc của mình:

⭐️ Chấp nhận quá khứ, sự thật là mình đã mất tiền

🎯 Người ta thường nói “Mất tiền là điều không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, dù chấp nhận hay không thì cũng đã xảy ra. Vậy thì, thay vì không chịu chấp nhận, tại sao chúng ta không thừa nhận mình đã sai, đã mất tiền. Để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Mà lại cố ôm nỗi đau mất tiền đó để tự làm tổn thương mình, đúng không?

🎯 Không ai vui khi mất tiền, nhưng chúng ta phải tìm cách thỏa thuận với bản thân. Buồn có chừng mực, đừng để suy sụp tinh thần đến mức không làm được gì. Vì sao? Vì chúng ta cần thời gian để chiêm nghiệm lại, khắc phục hậu quả. Chứ không phải là chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực ngày qua ngày. Rồi từ bỏ, buông bỏ, dập tắt những cố gắng, nỗ lực bấy lâu nay.

⭐️ 𝐓𝐢̀𝐦 𝐫𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐛𝐚̀𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 đ𝐨́, 𝐧𝐨́ đ𝐚̃ 𝐝𝐚̣𝐲 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀?

🎯 Luôn quan điểm mỗi bài học đáng giá là mỗi bài học đắt giá. Khi mất mát, chúng ta thường dễ dàng nhận ra sai lầm của bản thân hơn. Từ đó mới rút ra được bài học cho những lần đầu tư, ra quyết định tiếp theo.

🎯 Một câu hỏi mà thường đặt ra cho chính mình. Đó là “Nếu không sai, tại sao lại thua lỗ?”. Mấu chốt vấn đề nằm ở đâu? Ở sự phân tích còn hời hợt hay thời điểm giao dịch chưa hợp lý hay do bản thân chưa tuân thủ kỷ luật,…

🎯 Cũng như khi xem anh em bị xì hơi. Phải biết lý do là thủng hay do để lâu không đi, hay do lốp xe đã quá cũ,… Thì mới biết cách xử lý cho phù hợp đúng không?

Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy. Phải khi xác định được mấu chốt vấn đề, được sai lầm của bản thân hay do yếu tố khách quan. Thì chúng ta mới có thể đề xuất hướng giải quyết. Và để lấy những sai lầm đó răn đe và là bài học cho những quyết định sau.

⭐️ Đ𝐮̛𝐚 𝐫𝐚 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐛𝐚̣𝐜, 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝐭𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧

🎯 Bước thứ 3 mà vẫn thường áp dụng là đưa ra một mục tiêu mới về tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân. Nhưng vẫn phải dựa trên những gì mà anh em đang có. Năng lực, tài chính,…

➡ Sau khi nhận ra được lỗi sai dẫn đến thua lỗ, chúng ta cần phải có hành động sửa sai. Bắt đầu lại từ việc đặt ra mục tiêu mới. Để có được mục tiêu cụ thể, chi tiết và phù hợp anh em cần biết được khả năng hiện tại của bản thân đang ở đâu.

Sau thua lỗ, anh em nên thống kê lại tài sản của bản thân. Còn khoản gì có thể sử dụng để phân bổ vừa chi tiêu, vừa tiết kiệm, vừa đầu tư. Đặc biệt là những khoản nợ do thua lỗ.

Nên có lộ trình thanh toán:

– Khoản nào thanh toán trước để tránh phát sinh chi phí cao?

– Khoản nào có thể thanh toán sau hoặc kéo dài hạn thanh toán?

🎯 Sắp xếp một cách cụ thể, chi tiết để biết bản thân còn gì và nên làm gì.

Lưu ý, đừng đặt quá nhiều mục tiêu 1 thời điểm vì dễ dẫn đến việc vượt quá khả năng. Mà quan trọng hơn là sự rõ ràng, có định hướng và kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý để tránh việc đi lại vết xe đổ.

𝐂𝐮𝐨̂́𝐢 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ – 𝐊𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚𝐦 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̣𝐦 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦 𝐜𝐮̃

Tác giả: Phan Khải