Kiến thức tài chính

Số Graham là gì? Phương pháp Benjamin Graham được ứng dụng như thế nào trong chứng khoán?

5/5 - (2 votes)

Graham là thuật ngữ được dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Graham được dùng trong lĩnh vực toán học và cả trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư. Vậy, cụ thể số Graham là gì? Hãy cùng Infina theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trong lĩnh vực toán học

Trong lĩnh vực toán học, số Graham (Graham’s Number) một con số khổng lồ phát sinh như giới hạn trên của một vấn đề nào đó theo lý thuyết của Ramsey. Ông chính là người đã sử dụng Graham trong các cuộc trò chuyện với Martin Gardner (nhà khoa học phổ thông). Năm 1977, Martin Garner chính thức giới thiệu số Garham với công chúng trên tạp chí Scientific American.

Số Garham lớn hơn nhiều so với số Skewes, số Moser và số Googolplex. Có thể nói, số Garham to lớn đến nỗi con người không thể tưởng tượng được. Vì vậy, có thể nói, việc cố nhớ số Graham có thể khiến não bộ của bạn bị co sụp thành một chiếc lỗ đen.

Lấy ví dụ điển hình, bộ nhớ của máy tính rất lớn. Trong một e-mail điển hình có chứa một số văn bản và tệp đính kèm Microsoft Word. E-mail này sẽ chứa khoảng 50 kilobyte. Mà 1 byte = 8 bit và 1 kilobyte = 1.024 byte do đó, e-mail này sẽ bao gồm 409.600 bit.

Thông thường, một nửa số bit sẽ là 1 và nửa còn lại là 0. Do vậy, 204.800 bit sẽ lưu trữ bằng cách tích điện. Vậy sẽ cần khoảng 8 tỷ electron mà 1 electron = 9.109*10^-31 kg. Từ đó, ta có thể tính được một e-mail 50 kilobyte = 7.287*10^-21 kg. Đây là một con số rất rất nhỏ.

Nếu chúng ta biểu diễn số Graham bằng mã nhị phân này, bộ nhớ sẽ trở nên quá tải. Nó nặng đến nỗi kích thước của nó còn nhỏ hơn bán kính Schwarzschild. Do vậy, nó sẽ bị co sụp lại tạo thành một chiếc lỗ đen.

Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh

Ngoài ra, Graham còn được biết đến trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Để định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư đã sử dụng một công thức huyền thoại, đó là Benjamin Graham hay còn được gọi là phương pháp Graham.

Phương pháp Graham là gì?

Benjamin Graham là phương pháp đo lường giá trị cơ bản của một cổ phiếu bằng việc tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu (chỉ số EPS) và giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (BVPS) của doanh nghiệp đó.

Kết quả của phương pháp Graham sẽ cho biết giới hạn của phạm vi giá cổ phiếu mà nhà đầu tư phải bỏ ra. Về mặt lý thuyết, bất kỳ giá cổ phiếu nào nhỏ hơn số Graham đều được coi là định giá thấp, tức cổ phiếu đó đáng để đầu tư.

3 công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham

Công thức 1

Benjamin Graham đã đưa ra công thức định giá này trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán” (Stock Analysis). Ta có công thức định giá sau:

V = EPS * (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • V: Giá trị cổ phiếu.
  • EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
  • 8.5: Tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập là 0%.
  • g: Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân từ 7-10 năm tiếp theo.

Công thức 2

Để tạo ra công thức định giá cổ phiếu thứ 2, Benjamin Graham đã thay đổi chỉ số. Cụ thể, công thức định giá cổ phiếu số 2 như sau:

V = EPS * (8.5 + 2g) * 4.4/y

Trong đó:

  • V: Giá trị cổ phiếu.
  • EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
  • 8.5: Tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập là 0%.
  • g: Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân từ 7-10 năm tiếp theo.
  • 4.4: Tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu (lãi suất phi rủi ro) năm 1962.
  • y: Lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp xếp hạng AAA 20 năm hiện tại.

Công thức 3

Ở công thức định giá cổ phiếu 3, Benjamin Graham đã công bố như sau:

V = (22.5 * EPS * BVPS)^(1/2)

Trong đó:

  • V: Giá trị cổ phiếu.
  • EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
  • BVPS: Giá trị sổ sách/cổ phần.

Ví dụ cho công thức định giá của Benjamin Graham

Giả sử, một doanh nghiệp có cổ phiếu X bao gồm các thông số sau:

  • EPS = 5.000 đồng/cổ phiểu.
  • g = 7%/năm (trung bình từ 5 – 10 năm).
  • y = 6 ( tức lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp = 6%).
  • BVPS = 40.000 đồng/cổ phiếu.

Với các thông số trên ta có thể định giá cổ phiếu X như sau:

  • Công thức 1: V1 = EPS x (8.5 + 2g) = 5.000 x (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng/cổ phiếu.
  • Công thức 2: V2 = [EPS x (8.5 + 2g) x 4.4]/y = [5.000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/6 = 82.500 đồng/cổ phiếu.
  • Công thức 3: V3 = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = (22.5 x 5.000 x 50.000) ^ (½) = 67.000 đồng/cổ phiếu.

Vì giá trị cổ phiếu luôn biến động, việc định giá sẽ cổ phiếu X sẽ là một dải rộng, do vậy cổ phiếu X sẽ dao động từ 82.500 đồng/cổ phiếu – 112.500 đồng/cổ phiếu.

Một số lưu ý khi ứng dụng phương pháp Graham

Phương pháp Graham đã được tạo ra từ giữa thế kỷ 20 và ứng dụng đầu tiên tại thị trường chứng khoán Mỹ. Ở Việt Nam, nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng Graham để định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng trong chứng khoán Việt Nam, công thức 1 sẽ được điều chỉnh như sau:

V = EPS * (7 +1.5g)

Theo đó, công thức 2 cũng được điều chỉnh như sau:

V = [EPS x (7 + 1.5g) x 4.4]/y

Phương pháp Graham giúp định giá cổ phiếu rất hiệu quả, tuy nhiên những biến số này theo thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thực tế mỗi khu vực khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ lưỡng và kết hợp với các phương pháp khác để định giá cổ phiếu một cách chính xác nhất.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Graham. Infina hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ về số Graham cũng như các công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

2 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 days ago