Kiến thức tài chính

MOU là gì? Sự khác biệt giữa MOU và hợp đồng chính thức

5/5 - (2 votes)

MOU là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành hợp đồng chính thức. Vì vậy, thuật ngữ MOU được dùng rất phổ biến và nó còn được sử dụng cho các mục đích thỏa thuận trong nước hoặc giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam, MOU là khái niệm còn khá mới mẻ. Vậy cụ thể ký MOU là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Infina dưới bài viết này nhé.

Ký MOU là gì?

MOU là viết tắt của Memorandum of Understanding, dịch nghĩa tiếng Việt là biên bản ghi nhớ. Trên thực tế, MOU là thỏa thuận không ràng buộc giữa các bên song phương hoặc đa phương, nó bao gồm chi tiết các yêu cầu và trách nhiệm giữa các bên liên quan.

MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không muốn có một bản cam kết pháp lý hoặc trong trường hợp các bên liên quan không thể thống nhất để tạo ra một bản thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi. Ký MOU có thể trở thành một biên bản pháp lý, nếu:

  • Giữa các bên tham gia cần phải giao ước rõ ràng.
  • Mục đích, nội dung của MOU phải được công nhận.
  • Các điều khoản giao ước phải được xác nhận bởi các bên có liên quan.
  • Yêu cầu có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Nói một cách khác, khi ký MOU, các bên liên quan sẽ không bị ràng buộc về mặt pháp lý. Trong các giao dịch quốc tế, MOU lại đóng vai trò như một hồ sơ, tài liệu hoặc một công cụ không chính thức. Tính đến nay, chưa có điều khoản cụ thể nào quy định rõ về hiệu lực pháp lý của MOU.

Các thức hoạt động của MOU

Cách thức hoạt động của MOU khá đơn giản, mỗi bên tham gia sẽ bắt đầu lập kế hoạch để xác định cụ thể họ cần gì, đối tác phải cung cấp cái gì hoặc những điều mà họ sẵn sàng cung cấp là gì. Đây cũng là điều quan trọng nhất bởi MOU sẽ nêu ra các mục tiêu chung giữa các bên có liên quan.

Sau khi bản dự thảo ban đầu được hoàn thiện, đại diện các bên sẽ gặp gỡ để thương lượng và đưa ra các tranh luận nhằm thống nhất chung về bản MOU. Khi các bên tham gia thỏa thuận thống nhất về những điều khoản chi tiết, cả hai bên sẽ ký MOU.

Sự khác biệt giữa MOU và hợp đồng chính thức

MOU và hợp đồng chính thức có nhiều tính năng tương tự nhau, tuy nhiên, chúng cũng có những sự khác biệt đáng kể.

Hợp đồng chính thức

Khác với MOU, hợp đồng chính thức được thỏa thuận bằng văn bản, riêng tư giữa các bên tham gia có tính ràng buộc về mặt pháp lý và đặc biệt có thể được thi hành bởi thẩm phán. Cũng chính vì điều này, nếu vi phạm hợp đồng, một bên tham gia có thể gánh chịu những hậu quả mang tính pháp lý cực kỳ nghiêm trọng.

Khi xảy ra tranh chấp thì luật pháp sẽ đứng ra giải quyết vấn đề. Vì vậy, khi tham gia vào quá trình kiện tụng, tranh chấp cần có sự can thiệp của bên thứ ba, do đó, bên nào thua kiện sẽ phải chịu chi phí.

Vì vậy, hợp đồng chính thức thường được sử dụng cho những giao dịch liên quan đến tiền bạc bởi chúng có thể bảo vệ lợi ích và niềm tin của cả hai bên tham gia. Khi đã đặt bút ký hợp đồng thì sẽ không thể thay đổi được các quy ước đã ghi trong bản hợp đồng.

MOU – Bản ghi nhớ

Trong khi đó, MOU sẽ bao gồm ít chi tiết phức tạp hơn hợp đồng chính thức. Lý do mà các bên thích lựa chọn ký MOU bởi chúng đơn giản và linh hoạt hơn so với các hợp đồng chính thức. Về cơ bản, MOU là chỉ là một thỏa thuận mà hai bên tạo ra trước khi một tài liệu đàm phán được hoàn thiện. Có thể nói rằng, MOU là một thỏa thuận để dẫn tới một bản hợp đồng chính thức.

Biên bản MOU thường nắm giữa nhiều sức mạnh tiềm năng về thời gian và năng lương các bên liên quan dành ra để lên kế hoạch và thiết lập MOU. Nó yêu cầu các bên tham gia phải đi đến thỏa thuận chung và để làm được điều này, các chủ thể phải nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của các bên tham gia để thành một thỏa thuận trên giấy tờ.

Nói cách khác, MOU không yêu cầu các bên có liên quan phải mời luật sư hoặc thẩm phán khi xảy ra tranh chấp.

Tổng kết

Trên đây là thông tin về MOU là gì và sự khác biệt giữa MOU và bản hợp đồng chính thức. Vì vậy, tùy vào lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu, bạn nên lựa chọn hình thức ký kết hợp lý để tránh những thiệt hại không đáng có trong tương lai. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc của bản thân.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Share
Published by
Lưu Khánh Huyền

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

24 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

1 day ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

1 day ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

6 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago