Một chút nhận định tuần mới cho anh em Infina

5/5 - (1 vote)

Đầu tư ngắn hạn (Không ưu tiên nắm giữ lâu dài):

  • Ngành CK: HCM, VCI, VND, APS
  • Ngành NH: VIB, BID, STB
  • Ngành BĐS_Xậy dựng: KBC, CII, DXG, HBC, FCN
  • Nhóm Cảng biển: GMD, VOS
  • Nhóm thép: NKG, HSG
  • CP riêng lẻ: APH, ABS

1. HCM

CP leader dòng CK trong giai đoạn hồi phục, lực cầu hấp thụ rất tốt ở vùng giá thấp trong thời gian gần đây. MACD tạo 2 đáy và có xu hướng cắt lên trên 0.

Về xung lực của CP thì ADX đang có xu hướng đi cùng với DI+, dự báo cho một xu hướng tăng trong ngắn hạn

Vùng mua quanh 21, target ngắn hạn quanh đỉnh cũ quanh 24. Tuân thủ nguyên tắc cutloss khi mua sai.

2. BID

Một trong những CP có sức mạnh giá tốt nhất ngành ngân hàng. Xuất hiện cầu ở những vùng giá thấp. Rút chân tốt từ hỗ trợ MA20.

Tuy nhiên lực bán ở trên cũng lớn. Cân nhắc mua nếu vượt 36 với vol lớn. Ngắn hạn về đỉnh cũ quanh 38. Tuân thủ nguyên tắc cutloss khi mua sai.

3. DXG

Đất Xanh (DXG) lãi sau thuế gần 1.600 tỷ đồng năm 2021, trong khi cùng kỳ

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện ở vùng giá thấp. Thanh khoản trong phiên nhiều bất thường.
Tham khảo quanh 19+-, target ngắn hạn quanh 24+-. Tuân thủ nguyên tắt cutloss khi mua sai

4. VOS

Hoàn thành mẫu hình vai đầu vai và test lại vùng đỉnh cũ. Cp có xu hướng vượt mây. CP có sức mạnh giá tốt nhất ngành cảng biển. MACD hình thành 2 đáy và cắt trên 0.

5. NKG

Mô hình nến đảo chiều tăng từ vùng hỗ trợ cũng như band dưới Bollinger, RSI, MACD phân kỳ dương. Giá nằm trên EMA8 và vol tăng.

Chú ý nhóm này mua bán trong ngắn hạn, T3, T5 đều phải bán, không quan tâm đến yếu tố cơ bản DN.

Đầu tư trung và dài hạn (Q3):

  • Nhóm Dệt May: TNG
  • Nhóm bảo hiểm: MIG
  • Nhóm bán lẻ: PNJ
  • Nhóm dầu khí: BSR, GAS
  • Nhóm điện: HDG, VSH

1. HDG

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng khả quan. Công ty đã công bố kế hoạch kinh doanh 5 năm với mục tiêu LNST tăng 22%-27% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2025, dựa trên quỹ đất hiện tại, 8 dự án điện hiện hữu và 4 dự án điện gió mới. Công ty đặt mục tiêu phát triển ít nhất 5 dự án BĐS và năng lượng vào năm 2022.

Kế hoạch tăng trưởng quỹ đất tham vọng. HDG tập trung quỹ đất phía Tây Hà Nội (Láng Hòa Lạc, Hòa Bình, các quận mới nằm trong đường Vành đai 4), phát triển mới thêm 200 ha đến 400 ha tại các tỉnh có tiềm năng trong năm 2022. Những dự án này có thể giúp tăng gấp 4 lần quỹ đất của HDG lên 450 ha trong vòng 5 năm tới.

Tập đoàn Hà Đô (HDG) chốt quyền cổ tức 30%

Động lực phát triển trong trung dài hạn của HDG chính là mảng Năng lượng. Đến cuối 2021, đã có 8 nhà máy đi vào vận hành với tổng công suất 462 MW, trong đó có 1 nhà máy điện gió (7A). HDG đang chờ phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam (PDP) VIII để triển khai kế hoạch nâng công suất điện lên gấp đôi. HDG cũng tự tin rằng dự án điện gió lớn An Phong 300 MW của công ty sẽ được đưa vào PDP VIII.

Tình hình tài chính: Đến hết Q1/2022, HDG ghi nhận doanh thu thuần đạt 684 tỷ VND, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Chủ yếu là do doanh thu kinh doanh BĐS giảm mạnh từ hơn 932 tỷ đồng về gần 127 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu xây lắp cũng giảm từ gần 77 tỷ đồng về 974 triệu đồng. Ở chiều ngược lại, doanh thu từ thủy điện và điện mặt trời, điện gió tăng 98% lên 478 tỷ đồng. Biên lãi gộp quý này của Hà Đô có sự cải thiện, tăng từ 46,6 % lên 67,9%.

LNST quý I của Hà Đô đạt gần 296 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, LNST của cổ đông công ty mẹ hơn 244 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Hà Đô đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.703 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.344 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I, công ty đã thực hiện được 18% kết hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Đặc biệt nền LN Q2.2021 ở mức rất thấp nên kỳ vọng tăng trưởng Q2 năm nay có thể sẽ có 3 con số, với việc các dự án BĐS tiếp tục được mở bán trong Q1 và Q2. Đồng thời các Dự án điện mặt trời và thủy điện đã đưa vào khai thác từ Q4.2021.

2. TNG

TNG đang làm một trong những công ty hưởng lợi về mặt xuất khẩu cũng như là phát triển ở một số nhóm ngành như bất động sản, đầu tư năng lương. Trong năm 2022, với một số dự án cũng như là bắt đầu áp dụng một số nhà máy điện năng lượng, các dự án bất động sản tiềm năng thì có thể sẽ thúc đẩy được doanh số và cũng như tối ưu lợi nhuận cho TNG.

Vĩ mô: Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tiềm năng sang Mỹ trong bối cảnh và sang châu âu do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa hạ nhiệt và hiệp định EVFTA được kí kết thành công.

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ phục hồi và Mỹ là thị trường lớn của xuất khẩu may mặc Việt Nam khi thị trường này thường chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung. Đối với TNG, các đối tác từ Mỹ thường chiếm từ 36-40% tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn. Số lượng đơn hàng của TNG đã lấp đầy đến hết Quý 3/2022.

Những đơn hàng đến từ các đối tác lâu năm như Decathlon, ANF, TCP, Nike, Adidas,…vẫn tăng trưởng đều đặn. Đại diện công ty cho biết hầu hết các khách hàng đều có nhu cầu tăng đơn hàng đối với TNG, do đó, TNG hiện đang tiến hành mở rộng dây chuyền để đáp ứng nhu cầu (tập trung phục vụ cho nhu cầu tăng lên của Decathlon và Columbia Sportwears). Đáng chú ý, TNG cho biết đơn giá hàng hiện đã tăng 5- 10% trong bối cảnh nhu cầu đặt hàng khả quan.

Trong đó Decathlon mang lại nguồn doanh thu lớn nhất, chiếm 29.31%. Đơn hàng từ Decathlon đã kí cho 2022 đạt 81.82 triệu USD, tăng 21.7% so với 2021 đạt 67.2 triệu USD.
Tình hình tài chính:

Cụ thể, trong tháng 4, doanh thu của TNG đạt 551,2 tỷ đồng, tăng 52% so với tháng 4/2021.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, TNG ghi nhận doanh thu đạt 1.809,5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 98,12% và doanh thu nội địa chiếm 1,88%.

Xét theo thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu trọng yếu với 55,23%, tiếp theo là EU với 40,32%, Nga với 3,15%, còn lại là đến từ các thị trường khác. Năm 2022, Công ty đã thông qua kế hoạch doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, 4 tháng, TNG đã hoàn thành hơn 30% kế hoạch doanh thu cả năm.

Lợi thế cạnh tranh: TNG nằm trong top 10 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện của ngành May Việt Nam. Đang chiếm những lợi thế lớn trong toàn ngành, sở hữu các hợp đồng gia công quốc tế cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Zara, Decathlon … hướng đến bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với các nhãn hiệu nổi tiếng, gia tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp thuộc top các doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu dệt may lớn nhất trên sàn chứng khoán, đứng cùng với MSH và VGG.

TNG cũng đang tiếp tục mở rộng các nhà máy như nhà máy phụ trợ TNG sông Công giúp tăng khả năng tự cung cấp đầu vào (Bông) để giảm tỉ lệ phải nhập khẩu, phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc.

Các nhà máy mới như Võ Nhai, Đồng Hỷ, trong năm 2023 TNG vẫn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất với các xưởng mới như Đồng Hỷ 2, Đại Từ 2 (quy mô 42 chuyền may với 2 nhà máy).

=> Động lực giúp TNG tăng năng lực sản xuất và gia tăng sản lượng khi có đơn hàng, giúp tăng trưởng mạnh kết quả kinh doanh.

3. MIG

Vĩ mô: Một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trên thị trường

• Chi tiêu cho bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là 21$/người so với 70$/người ở các thị trường mới nổi.

• Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là 0.85% so với 2.1% ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

=> Nhìn chung thị trường Việt Nam vẫn còn rất là tiềm năng. Đây là cơ hội lớn để MIG khai thác và phát triển hơn nữa ở thị trường trong nước ð Về mặt ngành BHPNT, tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là tương đối tốt.

• Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 217,000 tỷ đồng (tăng trường 16.71%). Trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57,880 tỷ đồng.

=>Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn còn bé hơn thị trường BHNT.

Tình hình tài chính:

Tăng trưởng Q1 ấn tượng nhờ nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe:

Theo kết quả báo cáo tài chính quý 1/2022 Bảo hiểm Quân đội ghi nhận tổng doanh thu bảo hiểm gốc hơn 1.247 tỷ đồng (+40% yoy), gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm con người đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng doanh thu, với 459,7 tỷ VNĐ (+214% yoy). Đạt được kết quả này là do công ty đã tập trung đẩy mạnh khai thác qua kênh Bancas (chiếm 25% tổng doanh thu trong quý).

Là đơn vị tiên phong phát triển công nghệ số đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng giai đoạn mới:

Dịch bệnh bùng phát đã làm thay đổi thói quen của khách hàng, ưu tiên các kênh online để hạn chế tiếp xúc. Theo quan sát của chúng tôi, MIG là doanh nghiệp có sự thay đổi quyết liệt nhất về hệ thống Core bảo hiểm, áp dụng nhiều biện pháp để tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng như mua bảo hiểm trong vòng 1 phút, nhận phương án bồi thường chỉ sau 5 phút.

Đa dạng kênh bán hàng giúp thúc đẩy doanh thu và tiết giảm chi phí:

Năm 2020 là năm mà MIG bắt đầu chuyển dịch qua kênh bảo hiểm số và đẩy mạnh kênh Bancasurance, không chỉ thông qua MBB mà còn hợp tác với hơn 10 ngân hàng khác trên thị trường. Nhờ đó, doanh thu qua kênh Bancas đã tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm 25% tổng doanh thu Q1/2022.

4. BSR

Cổ phiếu BSR tiếp tục bứt phá

Doanh thu thuần quý 1 đạt 34,783 tỷ đồng (+65,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,312 tỷ đồng (+25,1% YoY): 1) biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 9,7% trong quý 1/2021 xuống mức 7,5% trong cùng kỳ năm nay; 2) chi phí lãi vay giảm nhẹ 4,6% cùng kỳ; 3) Doanh thu tài chính tăng mạnh do chênh lệch tỷ giá đánh giá lại đạt mức 117 tỷ đồng; 4) Quý 1, BSR duy trì hoạt động vượt công suất thiết kế.

Trong 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp có sản lượng sản xuất và tiêu thụ lần lượt đạt 2,84 triệu tấn và 2,75 triệu tấn, tương đương với việc hoàn thành 44% và 42% kế hoạch cả năm nay do công ty đề ra.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dừng hoạt động đã khiến cho BSR liên tục đẩy công suất hoạt động nhà máy lên mức tối đa nhằm đáp ứng và cung cấp sản phẩm ra cho thị trường trong nước. Đây cũng là một lợi thế mà chúng tôi đánh giá giúp cho doanh thu của BSR tiếp tục bùng nổ và duy trì ở mức cao trong năm 2022.

Bên cạnh đó, tình hình chiến sự căng thẳng và vẫn chưa có hồi kết của Nga và Ukraine đã khiến cho giá dầu thế giới liên tục đẩy lên những vùng giá cao. Và đây cũng là một điểm cộng tích cực đến doanh thu của BSR trong năm 2022.

Dự phóng doanh thu thuần năm 2022 BSR đạt 151,620 tỷ đồng (+50% YoY) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ước đạt 13,564 tỷ đồng (+102% YoY): 1) Sản lượng tiêu thụ ước tính đạt 7,1 triệu tấn tăng 10,9% so với cùng kỳ; 2) biên lợi nhuận gộp tăng đạt 10.5% trong năm nay; 3) chi phí lãi vay giảm bớt, dừng ở mức 366 tỷ (-10% YoY); 2) Thu nhập tài chính tăng 15%, đạt 712 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng.

EPS dự phóng đạt 4,375 tỷ đồng tương ứng với mức P/E dự phóng đạt ở mức 6,3x thấp hơn mức P/E trung bình 3 năm của doanh nghiệp. Vì vậy đánh giá khả quan cho BSR với triển vọng tăng giá của giá dầu thế giới trong năm 2022

Trong kỳ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã vận hành với 105% công suất, khối lượng tiêu thụ đạt 3,4 triệu tấn.

Bên cạnh đó, lộ trình trả nợ và gia tăng nguồn lực tích lũy đã được hoạch định cụ thể giúp hoạt động tài chính của BSR ngày càng tạo ra thặng dư lợi nhuận, đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung. Khi hoạt động kinh doanh khởi sắc, khả năng tích lũy dòng tiền dự báo cũng sẽ tốt hơn, đặc biệt khi các khoản vay dài hạn được thanh toán hết vào năm 2023.

5. PNJ

Lũy kế 5 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 15,583 tỷ đồng, tăng 46,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 1,006 tỷ đồng, tăng 46,9% so với cùng kỳ.

Như vậy, sau 5 tháng công ty đã hoàn thành 60,3% kế hoạch doanh thu và 76,5% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

PNJ – AEON MALL Long Biên

Về cơ cấu tăng trưởng doanh thu theo từng kênh: doanh thu bán lẻ lũy kế 5 tháng tăng 51.3% so với cùng kỳ đến từ các đơn vị kinh doanh đạt kết quả tốt, tăng trưởng cao so với cùng kỳ và vượt kế hoạch, các nhãn hàng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là Style by PNJ và Disney và các hoạt động retail marketing và branding mang lại hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó, doanh thu sỉ lũy kế 5 tháng tăng 17.5% so với cùng kỳ và doanh thu vàng miếng lũy kế 5 tháng tăng 59,4% so với cùng kỳ trong bối cảnh bất ổn địa chính trị toàn cầu vẫn chưa hạ nhiệt và kinh tế vĩ mô đối diện với áp lực lạm phát.

Kế hoạch tăng vốn của PNJ đưa vốn lên 3282 tỷ (hiện tại 2267 tỷ). Năm nay PNJ có 2 lần tăng vốn ( lần 1 là cho cổ đông chiến lược , phát hành riêng lẻ giá 97- đây sẽ là vùng giá hỗ trợ cực manh; lần 2 phát hành CP để tăng vốn tỉ lệ 3:1, giá sẽ điều chỉnh, eps bị pha loãng). Tương đương khả năng cuối năm PNJ có EPS khoảng 6500Đ, PE bán lẻ hiện tại 20.x và cao điểm PE 25.x, thì giá sau điều chỉnh tăng vốn PNJ ước tính tối tiểu 130 (giá đã điều chỉnh). Tương đương mức giá 160 trước khi tăng vốn.

Những nhận định trên là ý kiến chủ quan của mình. Anh em đón nhận và tiếp thu với góc nhìn khác nhau.

Tác giả: Phan Khải 

Nguồn: Cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group)

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức