Kiến thức tài chính

Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trên thị trường chứng khoán

5/5 - (3 votes)

Tiếp tục với series trong phân tích kỹ thuật, Infina sẽ giới thiệu với các bạn về mô hình nến đảo chiều. Vì sao lại là mô hình nến và được ghép thêm từ “đảo chiều”? Độc giả cùng Infina tìm hiểu ngay nào.

Giới thiệu về mô hình nến

Cha đẻ của mô hình nến

Theo tài liệu ghi chép, mô hình nến được sáng lập từ ông Munehisa Homma (1724 – 1803), một người buôn gạo từ Sakata. Ông đã sử dụng các “biểu đồ kỹ thuật” để theo dõi sự thay đổi của giá gạo.

Khái niệm mô hình nến đảo chiều là gì?

Mô hình nến đảo chiều là sự tổng hợp từ các trường hợp biến động giá mà đa số xu hướng giá sẽ đổi chiều khi gặp các tín hiệu này.

Có thể giải thích một cách dễ hiểu hơn, các mô hình nến đảo chiều là tổng hợp các kinh nghiệm từ những chuyên gia, nhà giao dịch kỳ cựu trong thị trường nhằm dự báo sự thay đổi xu hướng giá trong một thời gian nhất định.

Giải thích mô hình nến

Mô hình nến đơn giản là các cột hiển thị giá được lấy hình ảnh tương tự như 1 cây nến. Và một nến này sẽ có ý nghĩa như thế nào? Các bạn hãy xem qua hình ảnh bên dưới và giải thích dễ hiểu nhất từ Infina.

Mỗi thân nến đại diện cho 1 thông tin bao gồm 4 yếu tố: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một chu kỳ.

Về màu sắc: Các bạn có thể cài màu sắc đại diện cho 2 trường hợp là giá tăng và giảm như hình bên trên.

Về thân nến: Thể hiện phạm vi biến động của giá đóng/mở cửa trong 1 chu kì tùy theo cài đặt trên biểu đồ kỹ thuật (giờ/ngày/tuần/tháng,…).

Về râu nến/bóng nến: Thể hiện biến động giá cao nhất và thấp nhất trong một chu kỳ tùy theo cài đặt trên biểu đồ kỹ thuật (giờ/ngày/tuần/tháng,…).

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Các mô hình nến đảo chiều thường gặp

Mô hình nến đảo chiều tăng

Một số mô hình nến đảo chiều tăng thường gặp:

Mô hình nến Dragonfly Doji (Nến doji chuồn chuồn)

Mô hình nến Dragonfly Doji (Nến doji chuồn chuồn)

Khi Dragonfly Doji xuất hiện, cho thấy phe mua/bán đã kiểm soát hoàn toàn các phiên giao dịch sau và xu hướng đảo chiều giá rất mạnh.

Mô hình nến Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)

Mô hình nến Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)

Đây là mô hình nến thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Cây nến giá tăng đầu tiên là nến có thể nuốt chừng cây nến giảm giá trước đó

Mô hình nến Piercing Pattern (Nến Đường nhọn)

Nến đường nhọn (Piercing Pattern)

Thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giá thể hiện phe mua đạt được lợi thế trong giao dịch.

Mô hình nến Bullish Harami

Còn được gọi là mô hình mẹ bồng con tăng.

Mô hình nến Hammer (Nến búa) và Inverted Hammer (Nến búa ngược)

Cho tín hiệu đảo chiều tăng và nằm ở cuối xu hướng giảm.

Mô hình nến Morning Star (Nến sao Mai)

Mô hình nến sao mai Morning-Star

Gồm 3 cây nên và cây đầu tiên thể hiện bên bán đang thắng thế và cây nến thứ 2 là cạnh tranh giữa 2 bên. Cây nến đảo chiều tăng sẽ là cây thứ 3 thể hiện bên bán đã thắng thế.

Mô hình nến Bullish Abandoned Baby (Nến em bé bị bỏ rơi)

Cũng như nến sao mai nhưng cây nến thứ 2 là một cây Doji và tạo ra khoảng cách với cây 1 và 2 như 1 em bé bị bỏ rơi

Mô hình nến đảo chiều giảm

  • Gravestone Doji (doji bia mộ).
  • Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm).
  • Shooting Star (nến bắn sao).
  • Evening Star (nến sao Hôm).
Mô hình nến sao hôm evening start
  • Tweezer Top (đỉnh nhíp).
Mô hình đỉnh nhíp

Các mô hình này thường nằm ở cuối xu hướng tăng và sẽ xảy ra sự đảo chiều giá theo hướng giảm sau đó.

Cách đọc biểu đồ mô hình nến đảo chiều

Để đọc và phân tích được các mô hình nến, các nhà đầu tư cần tìm hiểu các phương pháp cơ bản

Phân biệt sự hình thành nến

Phân tích biểu đồ thông qua từng chân nến riêng lẻ để có thêm nhiều thông tin về sự thay đổi động lượng và khả năng của một xu hướng giá để có thể vào lệnh.

Nhìn ra mô hình giá trong nhiều nến

Việc nhận ra các mô hình giá sẽ tận dụng được cơ hội cũng như tín hiệu để vào lệnh hoặc thoát khỏi thị trường.

Ví dụ: Với mô hình Bullish Engulfing, sự kết hợp của các cây nên cho thấy dấu hiệu của sự suy yếu giá

Nguyên tắc giao dịch với mô hình đảo chiều

Chỉ vào lệnh khi sự đảo chiều “đã” được hình thành

Đối với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm và trường phái giao dịch mạo hiểm có thể bỏ qua nguyên tắc này. Nhà đầu tư khi xác định được là mô hình nến đảo chiều thì phải kiên nhẫn chờ cây nến đó kết thúc (tùy theo chu ky cài đặt) rồi hãy vào lệnh để tránh sự nhầm lẫn giữa các loại nến hoặc nhận định sai.

Quyết định cắt lỗ và chốt lời

Trong thị trường đầy biến động như chứng khoán, tuy có các mô hình để làm dấu hiệu nhưng chắc chắn mọi thứ sẽ không như 100% dự đoán. Vì vậy chúng ta, những nhà giao dịch lý trí, dứt khoát phải luôn đặt mức chốt lời và cắt lỗ dứt khoát.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, Infina đã cho các bạn các mô hình nến đảo chiều để có thể có được các dấu hiệu, tín hiệu hỗ trợ trong việc đầu tư giao dịch chứng khoán hiệu quả. Hãy để lại bình luận và theo dõi các bài viết tiếp theo của Infina nhé.

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

12 hours ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

2 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

2 days ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

2 days ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

7 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

7 days ago