Đầu tư chứng khoán

Chỉ báo MACD là gì trong phân tích kỹ thuật chứng khoán?

5/5 - (3 votes)

Một chỉ báo tiếp theo mà Infina muốn giới thiệu đến quý nhà đầu tư trong series Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán đo là MACD. Để biết MACD là gì, ý nghĩa của chỉ báo này và cách giao dịch hiệu quả như thế nào. Quý nhà đầu tư hãy xem ngay bài viết sau của Infina nhé.

Giới thiệu về MACD Indicator

Chỉ báo MACD là gì?

Lịch sử

Được phát triển bởi Gerald Appel – một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp vào cuối những năm 1970. Ông đã trở thành nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong hơn 35 năm. 

Định nghĩa và cấu tạo

MACD viết đầy đủ trong Tiếng Anh là Moving Average Convergence Divergence, tạm dịch là đường trung bình động phân kỳ hội tụ. 

MACD là chỉ báo động lượng cho xu hướng, lấy dữ liệu từ sự tương quan giữa hai đường trung bình động là EMA 12 và EMA 26.

Các thành phần chính của chỉ số MACD trong chứng khoán

Chỉ báo MACD có 4 thành phần chính:

Đường MACD: Thường được gọi là đường nhanh.

Công thức tính: Đường MACD = EMA12 – EMA26

Đường tín hiệu (Signal): Thường được gọi là đường chậm.

Công thức tính: Đường Signal = EMA9 của đường MACD

Biểu đồ Histogram: Biểu đồ thanh.

Công thức tính: Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Đường số 0: Trục nằm ngang để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram.

Xem thêm: Phân tích kỹ thuật nâng cao: Mô hình vai đầu vai

Ý nghĩa của chỉ số MACD là gì?

MACD sẽ cho các nhà giao dịch thấy được động lượng của xu hướng trên thị trường. MACD histogram cho thấy diễn biến của động lượng, nếu các cột thấp dần cho thấy xu hướng đang yếu dần và sắp đến lúc đảo chiều.

Tại điểm histogram = 0, đây là điểm tranh chấp giữa 2 xu hướng, xu hướng nào thắng sẽ dựng lên 1 cột dài (âm hoặc dương). Nếu chưa rõ xu hướng thì sẽ là một loạt các cột ngắn.

Trong việc báo hiệu xu hướng dài hạn, MACD đặc biệt chính xác. Nếu phối hợp với chart có khung thời gian tuần càng tuyệt vời hơn. 

MACD đặc biệt chính xác khi báo hiệu xu hướng dài hạn, phù hợp nhất là ở chart tuần. Nếu giao dịch ngắn hạn, bạn nên kiểm tra MACD ở chart tuần trước khi xem chart với khung thời gian ngắn hơn để tránh giao dịch ngược xu hướng.

Hạn chế của MACD là gì?

Khi thị trường chưa rõ xu hướng, đường MACD trong chứng khoán sẽ có nhiều lần giao cắt giả, biểu đồ histogram sẽ xoáy quay ngưỡng 0 dẫn đến tín hiệu MACD sẽ không được chính xác. 

Phân tích chứng khoán kết hợp MACD

Phân tích MACD cơ bản

Đường MACD cắt lên đường Zero

  • Khi Đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên, xu hướng tăng cho tín hiệu mua.
  • Khi Đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống, cho tín hiệu bán.

Tuy nhiên, việc kết hợp đường MACD và đường Zero sẽ có độ trễ khi giá đã có xu hướng tăng hoặc đã giảm.

Đường MACD cắt đường Tín Hiệu

Khi đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ dưới lên trên đường zero, cho dấu hiệu xu hướng tăng diễn ra ⇒ tín hiệu mua.

Ngược lại, khi đường MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ trên đường zero xuống, dấu hiệu xu hướng giảm diễn ra ⇒ tín hiệu bán.

Việc dùng điểm cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu sẽ có ích trong việc nhận biết sớm được điểm mua/bán, nhưng ở những vùng mà đường tín hiệu và đường MACD sát nhau sẽ gây khó khăn trong việc nhận biết xu hướng tiếp diễn.

Xem thêm: Mô hình 2 đáy 2 đỉnh trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Sử dụng Histogram

Đường Histogram dùng để đo khoảng cách giữa đường MACD và đường Tín Hiệu được thể hiện bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới đường zero.

Khi đường Histogram có dấu hiệu chuyển từ âm (-) sang dương (+), xu hướng tăng diễn ra ⇒ cho tín hiệu mua.

Ngược lại, khi Histogram chuyển từ dương sang âm, xu hướng giảm diễn ra ⇒ cho tín hiệu giảm.

Việc xử dụng Histogram khá đơn giản, nhưng sẽ có rất nhiều điểm yếu khi trong xu hướng tăng histogram sẽ bị nhiễu bởi vô số những lần chuyển từ âm sang dương và ngược lại, khiến cho việc nắm bắt được xu hướng tiếp diễn rất khó khăn.

Chỉ báo MACD phân kỳ dùng để làm gì?

Chỉ báo MACD phân kỳ dùng để xác định xu hướng đảo chiều. Khi giá có xu hướng tăng và tạo đỉnh mới nhưng MACD lại có xu hướng giảm ⇒ đảo chiều thành xu hướng giảm.

Ngược lại, khi giá có xu hướng giảm và tạo đáy mới, MACD có xu hướng tăng ⇒ đảo chiều thành xu hướng tăng.

Phân tích MACD nâng cao

Kết Hợp RSI và MACD chuyên sâu

Ta có thể xác định thị trường trong trạng thái quá bán hoặc quá mua nhờ MACD kết hợp với RSI.

  • Quá bán: khi đường MA cách xa Signal Line, histogram dựng cột đỏ lớn, kết hợp RSI xuống dưới 30, ta có thể xác định thị trường đang trong trạng thái quá mua. Giá sẽ tăng lại về mức trung bình sau đó.
  • Quá mua: khi đường MA cách xa đường Signal Line, histogram dựng cột xanh lớn, kết hợp với RSI quá 70, ta có thể xác định thị trường trong trạng thái quá bán. Giá sẽ giảm về mức trung bình sau đó.
BTC rơi vào trạng thái quá mua vào 26/6/2019, lúc đó BTC tăng đến 14k, sau đó đã điều chỉnh dần về vùng giá trị ở 9k.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Cách sử dụng MACD trong giao dịch một cách hiệu quả

Xác định xu hướng dài hạn bằng MACD

Ta dựa vào histogram để nhận định sức mạnh của xu hướng trong dài hạn.

Chart tuần của Bitcoin giai đoạn tháng 3 đến tháng 4, giá vẫn tăng nhưng histogram thấp dần (MACD sắp đến điểm giao cắt), báo hiệu uptrend đang yếu dầu, sắp đến điểm tranh chấp. Nếu là người giao dịch cẩn trọng, ta nên bán ra ở đoạn này rồi chờ kết quả tranh chấp mới vào lệnh tiếp.

Sau tranh chấp, kết quả là downtrend thắng thế với một loạt thanh histogram âm dài (MACD cắt xuống Signal Line). Downtrend kéo dài hơn 10 tuần thì histogram bắt đầu tăng nhẹ, báo hiệu xu hướng giảm đã suy yếu. Bitcoin cũng đã tăng từ 30.000 lên gần 48.000.

Tại Bitcoin 48.000, histogram về 0 (điểm giao cắt MACD), nghĩa là tranh chấp xu hướng. Tại khu vực tranh chấp ta không nên vào lệnh, nếu có lệnh mua trước đó cũng nên chốt lời tại đây để đảm bảo an toàn.

Giao dịch với Phân Kỳ MACD là gì?

Phân kỳ giảm: Khi MACD tạo hai đỉnh thấp dần, trong khi giá tạo hai đỉnh tăng dần, ta gọi đó là phân kỳ giảm.

  • Phân kỳ giảm xuất hiện trong uptrend thể hiện xu hướng tăng giảm dần, nhưng không khẳng định việc đổi xu hướng.
  • Phân kỳ giảm xuất hiện trong downtrend thể hiện rằng downtrend sẽ còn tiếp tục.

Tùy vào Bitcoin liên tục lập đỉnh mới vượt 60.000 nhưng phân kỳ giảm xuất hiện khiến xu hướng tăng bị yếu đi. Thị trường có khả năng đảo chiều từ đây (tỷ lệ 50%).

MACD Phân kỳ giảm giữa uptrend 2021

Phân kỳ tăng (có tên gọi khác là hội tụ): khi đường MACD tạo đáy cao dần trong khi giá CP tạo đáy thấp dần ta gọi đó là phân kỳ tăng.

  • Phân kỳ tăng xuất hiện trong uptrend khẳng định rằng uptrend sẽ còn tiếp tục.
  • Phân kỳ tăng xuất hiện trong downtrend là dấu hiệu cho đảo chiều, tuy không chắc chắn.

Đợt phục hồi của Bitcoin tháng 7-8/2021, Tuy Bitcoin điều chỉnh từ 41.000 về 37.000 nhưng phân kỳ tăng xuất hiện, giúp khẳng định đợt tăng vẫn còn tiếp tục.

Phân kỳ tăng MACD trong giao dịch Bitcoin thời điểm thị trường phục hồi tháng 7-8/2021

Cách sử dụng MACD xác định điểm vào lệnh tiềm năng

  • Khi MACD ở phía trên đường tín hiệu, nhà đầu tư sẽ tận dụng mua vào.
  • Khi MACD nằm bên dưới đường tín hiệu, đây sẽ là cơ hội để bán ra.

Lưu ý: Trong một số trường hợp tín hiệu từ đường MACD và đường Signal có thể cho kết quả sai. Do đó, nhà đầu tư cần xét đến vị trí xảy ra trên biểu đồ để giảm rủi ro. Chẳng hạn sự giao thoa giữa MACD và signal cho tín hiệu mua nhưng biểu đồ tần suất histogram nằm dưới đường 0 thì giá vẫn coi là giảm. Nếu vào lệnh mua sẽ tăng nhiều rủi ro

Tổng hợp những điều cần nhớ về MACD

  • MACD tính toán sự tương quan giữa hai đường EMA 12 và EMA 26.
  • MACD Histogram là biểu đồ tần suất dạng cột, là hiệu số giữa MACD và MACD Signal Line.
  • Chỉ báo kích hoạt khi MACD cắt lên (histogram dương) hoặc cắt xuống (histogram âm) đường Signal Line.
  • Tốc độ giao cắt cũng giúp ta nhận biết được thị trường đang bị quá mua hoặc quá bán.
  • MACD giúp nhà giao dịch nhận thức được xu hướng tăng/giảm đang mạnh lên hay yếu đi.

Tổng kết

Qua bài viết này, quý nhà đầu tư đã có thể trả lời được câu hỏi về chỉ số MACD là gì và sử dụng MACD như nào hiệu quả nhất. Infina mong các nhà đầu tư sẽ ngày càng có thêm nhiều kiến thức về thị trường và thành công hơn trong các chiến lược giao dịch.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

8 hours ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

2 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

2 days ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

2 days ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

7 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

7 days ago