Lập kế hoạch tài chính đơn giản và hiệu quả từ con số 0

Lập kế hoạch tài chính dễ dàng từ con số 0
4.7/5 - (3 votes)

Với những người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân sẽ còn khá bỡ ngỡ. Các vấn đề về tiền bạc vẫn luôn là nỗi lo thường trực do chưa biết cách lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp. Để có thể xây dựng được mục tiêu tài chính cho bản thân, hãy cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Những bước để xây dựng 1 kế hoạch tài chính hoàn hảo

1. Nắm rõ tình hình tài chính

Nắm rõ tình hình tài chính

Đầu tiên, cần nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Hãy dành thời gian và thu thập tất cả thông tin tài chính thích hợp.

Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả tài sản của bạn như: Nhà, tiền mặt, tài khoản tiết kiệm… Đừng quên bao gồm bất kỳ tài khoản đầu tư và hưu trí nào.

Sau đó liệt kê tất cả các khoản nợ phải trả của bạn. Ví dụ danh sách tất cả các thẻ tín dụng, các khoản thế chấp… Điều này có thể khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng đây là bước quan trọng để kiểm soát tình hình tài chính.

Số tiền còn lại sau khi lấy tài sản trừ đi nợ chính là giá trị tài sản ròng của bạn. Lúc này, bạn sẽ có một bức tranh rõ nét về tình hình hiện tại của mình.

Từ đó, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

2. Đặt ra các mục tiêu tài chính muốn đạt được sắp tới

Nhắm các mục tiêu tài chính tương lai

Mục tiêu về nhà cửa: Trong tương lai gần hoặc xa, bạn muốn chuyển đến ở một căn chung cư rộng hơn hoặc tích lũy mua một mảnh đất, hãy dành một khoản cho mục tiêu này.

Mục tiêu về nhu cầu sống: Năm nay bạn muốn đi đâu du lịch, tận hưởng những thú vui giải trí gì, mua sắm thiết bị tiện ích gì. Số tiền dành cho các khoản này cũng cần được nghĩ đến.

Mục tiêu về hưu: Cân nhắc nhu cầu của bạn khi về hưu, bạn sẽ về hưu một cách “xa hoa” như định kỳ đi du lịch hay giản dị như chỉ cần có khoản phòng bị khi ốm đau. Các chuyên gia từ CNBC khuyên rằng chúng ta nên dành 10 đến 15% thu nhập mỗi năm để dành làm quỹ hưu trí cho bản thân.

Mục tiêu về học hành: Năm nay bạn sẽ gửi con đến trường nào, cho con học thêm gì. Không được để lẫn lộn khoản dành cho hưu trí với khoản tiết kiệm dành cho con cái lúc học đại học. Không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng dành một khoản học bổng để đỡ tiền cho cha mẹ.

3. Thiết lập ngân sách chi tiêu

Thiết lập chi tiêu tài chính hợp lí

Sau khi có ý tưởng về dòng tiền của mình, hãy bắt đầu thiết lập ngân sách. Đây là bước không thể thiếu trong kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người.

Để có ngân sách chi tiêu hợp lý, nên theo dõi các khoản thu chi trong 3 tháng gần nhất. Bạn sẽ rút ra được hạn mức cần thiết cho từng khoản chi tiêu hàng tháng.

Việc này giúp bạn quản lý và kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn. Các khoản chi được phân chia rõ ràng với hạn mức cụ thể để bạn sử dụng một cách khoa học.

Để xây dựng ngân sách chi tiêu khoa học và hiệu quả, có thể tham khảo một số cách phân chia ngân sách như sau:

Quy tắc 50 20 30

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50 20 30 như sau:

50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…

20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ…

30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch…

Phương pháp 6 chiếc hũ

Với phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

– 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,…

– 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…

– 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…

– 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…

– 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…

– 5% cho từ thiện

Phương pháp Kekeibo của người Nhật

Ngoài ra, có thể cân nhắc lựa chọn cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…

Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…

Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…

Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Vì vậy, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

4. Tiết kiệm và đầu tư

Có tiền nên đầu tư tại Infina
Infina – Nền tảng đầu tư và tích lũy mới nhất hiện nay

Khoản tiền tiết kiệm nên giữ ở mức tối ưu 20%. Tuy nhiên, với những người có thu nhập cao hơn, bạn có thể tăng khoản tiền tiêu cho nhóm 2 lên 30% để tích lũy và đầu tư sinh lời. Đây là khoản dự phòng cần thiết cho mỗi người để đạt mục tiêu tài chính trong tương lai. Khoản dự phòng rủi ro khi thất nghiệp, dịch bệnh hay lạm phát.

Tiền không nên chỉ tiết kiệm trong ngân hàng, cần mang tiền đi đầu tư. Xác định tỷ lệ phù hợp để đầu tư sinh lời, với tỷ lệ khoảng 5 – 10% khoản dự phòng. Điển hình hiện nay có app Infina – ứng dụng đầu tư và tích lũy chỉ từ 500k với đa dạng mục đầu tư như: Tích lũy, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ,…

tải app infina
Tải Infina ngay tại đây!

5. Tuân thủ bản kế hoạch

Viết ra chưa đủ, bạn cần quyết tâm để làm theo những gì đã vạch ra. Tuy nhiên, nhớ rằng bạn kế hoạch này là mục tiêu, không phải là một quá trình.

Nếu trong một năm, cuộc sống hay thu nhập của bạn có những thay đổi thì bạn cần cập nhật vào trong bản kế hoạch, và có những điều chỉnh để bản kế hoạch trở nên thực tế.

6. Cập nhật thường xuyên bản kế hoạch tài chính cá nhân

Cập nhật thường xuyên bản kế hoạch

Kế hoạch tài chính cá nhân giống như tình hình tài chính thực tế của bạn. Nó hoàn toàn có thể thay đổi.

Kế hoạch tài chính cá nhân là công cụ để đánh giá, quản lý đồng thời điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả.

Các kế hoạch này giúp bạn sẵn sàng cho các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như kết hôn, sinh và nuôi con, mua nhà, thất nghiệp…

Việc đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên giúp bạn biết những điều chỉnh nào cần thực hiện để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của mình.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến

Quản lý tài chính cá nhân có nhiều phương pháp, được phát triển dựa trên tình trạng tài chính, xuất phát khả năng quản lý của mỗi người. Lên bảng kế hoạch quản lý chi tiêu cần có phương pháp và công cụ hỗ trợ phù hợp. Dưới đây gợi ý 2 công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giám sát chi tiêu hợp lý.

Quản lý bằng App điện thoại

Quản lý tài chính bằng APP

Điện thoại thông minh hiện nay đã giúp cho đời sống trở nên thú vị và đơn giản hơn rất nhiều nhờ vào những tiện ích như: Giải trí, công việc, chăm sóc sức khỏe…. App quản lý tài chính cá nhân là công cụ đắc lực giúp người dùng công nghệ lên kế hoạch chi tiêu, quản lý tiền, đầu tư, tiết kiệm… hiệu quả ngay trên smartphone.

Quản lý bằng app tài chính dựa trên nền tảng số, phân tích chi tiêu, lựa chọn các kênh đầu tư theo thói quen và kỹ năng của người dùng. Ví dụ như app Misa, Splitwise,…

Quản lý bằng bảng Excel

Quản lý bằng bảng Excel

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng bảng excel hữu ích, được nhiều người áp dụng. Biểu mẫu Excel quản lý tài chính cá nhân giúp theo dõi thu chi, khoản tích lũy đầu tư một cách rõ ràng và riêng tư nhất cho mỗi người.

Theo mẫu Excel, người dùng có thể quản lý và lập bảng ngân sách, mục tiêu tài chính. Thiết lập bản đồ để theo dõi thu chi, dòng tiền một cách chi tiết, đánh giá được lộ trình đạt được mục tiêu tài chính, theo các giai đoạn. Công cụ Excel dễ dàng tính toán và xác định được chênh lệch thu chi, giúp người dùng điều chỉnh và lên kế hoạch tài chính tối ưu nhất.

TỔNG KẾT

Lập kế hoạch tài chính là một việc không hề dễ dàng nhưng nếu bạn quyết tâm tuân theo các bước ở bên trên, tôi tin rằng bạn sẽ dễ dàng quản lý được tài chính cá nhân từ đó sẽ có cách chi tiêu hợp lí hơn. Chúc bạn thành công!

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: TOP 5 app quản lý tài chính cá nhân cực kì hiệu quả và đơn giản