Trong đầu tư tài chính, lợi nhuận sẽ đi kèm với các rủi ro liên quan. Mỗi phương thức đầu tư khác nhau sẽ có khẩu vị rủi ro riêng. Vậy khẩu vị rủi ro là gì? Hãy cùng Infina tìm cách xác định khẩu vị rủi ro và tìm hiểu về chiến lược đầu tư phù hợp với từng mức khẩu vị rủi ro đó qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Khẩu vị rủi ro là gì?
Khẩu vị rủi ro được hiểu đơn giản là khả năng chấp nhận rủi ro ở mỗi nhà đầu tư. Đây là yếu tố mà bạn cần xác định trước khi đưa ra một quyết định đầu tư tài chính nào đó.
Trên thực tế, ngoài tiềm năng lợi nhuận thì hình thức đầu tư nào cũng tiềm ẩn các rủi ro đi kèm. Lợi nhuận đầu tư càng cao thì tính chất rủi ro khi đầu tư càng lớn và ngược lại.
Hình thức đầu tư chứng khoán mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là khả năng bạn gặp phải rủi ro trong đầu tư cổ phiếu cũng rất lớn. Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán, ngoài kiến thức, kinh nghiệm quan sát thị trường, bạn còn cần phải xác định được khẩu vị rủi ro của mình là gì.
Cách xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư tài chính là gì
Việc xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư tài chính là rất quan trọng và cần thiết. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng đưa ra các quyết định hợp lý, tránh tình trạng thua lỗ nặng nề.
Để xác định được khẩu vị rủi ro có thể chịu đựng được, bạn có thể dựa vào các bảng câu hỏi, bộ câu hỏi, các bài test của sẵn. Khi này, bạn có thể tham khảo bài trắc nghiệm của Đại học Missouri, Mỹ hoặc bộ câu hỏi của trang Financial Advisor.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bộ câu hỏi dưới đây:
1/ Bạn đã có gia đình?
- Độc thân
- Đã lập gia đình, chưa có con
- Đã lập gia đình, có con
2/ Trình độ học vấn cao nhất?
- Chưa tốt nghiệp (Đại học)
- Đại học về kế toán, tài chính
- Đại học ngành khác
3/ Mức thu nhập hàng năm của bạn?
- <200 triệu/năm
- 200 triệu – 1 tỷ/năm
- > 1 tỷ/năm
4/ Ước lượng tài sản chính (không tính BĐS) mà bạn đang có?
- <1 tỷ đồng
- 1-10 tỷ đồng
- > 10 tỷ đồng
5/ Thâm niên đầu tư vào chứng khoán của bạn?
- Chưa bao giờ
- Dưới 1 năm
- 1-2 năm
- 2-3 năm
- Trên 3 năm
6/ Bạn đã đầu tư tài chính nào trong 3 năm qua?
- Cổ phiếu
- Trái phiếu doanh nghiệp
- Chứng chỉ quỹ
- Chứng khoán phái sinh
- Ngoại tệ phái sinh
- Chưa đầu tư các sản phẩm trên
7/ Thời gian bạn thường nắm giữ khi đầu tư?
- <1 năm
- 1-3 năm
- 3-7 năm
- Trên 7 năm
8/ Bạn có thể chịu lỗ bao nhiêu % vốn đầu tư trong 1 năm?
- 5%
- 10%
- 15%
- 20%
- 30%
9/ Với tài sản và thu nhập hiện tại, bản có cảm thấy an toàn về tình hình tài chính của mình trong 12 tháng tới?
- Có
- Không
Sau khi làm 9 câu hỏi trắc nghiệm trên, bạn có thể thuộc các nhóm nhà đầu tư sau:
- 10-40: Chấp nhận rủi ro thấp
- 41-70: Chấp nhận rủi ro trung bình
- >70: Chấp nhận rủi ro cao
Chiến lược đầu tư tài chính phù hợp với các mức khẩu vị rủi ro là gì?
Mỗi khẩu vị rủi ro sẽ phù hợp với một chiến lược đầu tư riêng. Để xác định xem bản thân phù hợp với hình thức đầu tư nào, bạn hãy tham khảo phần dưới đây của bài viết nhé.
10-40: Người chấp nhận rủi ro thấp hay còn gọi là nhóm người an toàn
Đây là những người có kỷ luật về tiền bạc và thường có lối sống tiết kiệm. Những người này rất sợ rủi ro khi đầu tư, họ luôn muốn bảo toàn vốn 100%. Tuy nhiên vì quá an toàn nên đôi khi họ cũng sẽ làm tuột mất nhiều cơ hội đầu tư tốt.
Nếu bạn có khẩu vị rủi ro nằm trong nhóm này thì có thể tham khảo một số phương pháp đầu tư như sau:
- Bên cạnh việc gửi ngân hàng lấy lãi suất, bạn cũng có thể tham khảo hình thức đầu tư chứng chỉ tiền gửi tại Infina. Tại đây bạn không cần vốn quá lớn, chỉ cần bắt đầu với 200.000đ là được. Trong khi đó lợi nhuận của hình thức đầu tư này vô cùng hấp dẫn, có thể lên tới 8 – 9%/năm hoặc 5%/năm nếu bạn rút trước kì hạn. Chứng chỉ tiền gửi này cũng được phát hành bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng uy tín nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn.
- Tích lũy linh hoạt với số vốn 200.000đ cho mỗi lần tích lũy tại Infina. Khi này bạn có thể rút linh hoạt (không sợ mắc phải lợi nhuận không kỳ hạn) nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận hấp dẫn lên đến 7.2%/năm, giúp bạn sinh lời kép từ tiền nhàn rỗi.
- Đầu tư chứng chỉ quỹ tại Infina: Khi này bạn chỉ cần số vốn tối thiểu từ 100.000đ là đã có thể tham gia vào hình thức đầu tư này. Với quỹ mở, bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và phân tán bớt rủi ro.
- Mua trái phiếu doanh nghiệp: Với hình thức này, bạn có thể nhận được mức lãi suất vào khoảng 8%/năm.
Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng chỉ quỹ
41-70: Người chấp nhận rủi ro trung bình (người thích thử thách)
Đây là nhóm người thích thử thách, thường tìm các cơ hội đầu tư và mong muốn làm giàu với nhiều hình thức khác nhau. Nhóm người này có khả năng kiếm tiền tốt nhưng cũng rất hào phòng, sẵn sàng chi tiêu mạnh tay. Chính vì vậy, so với nhóm người an toàn, nhóm người thích thử thách này có khả năng kiểm soát chi tiêu sẽ kém hơn.
Với người thích thử thách, họ sẽ sẵn sàng bỏ thời gian, tiền bạc để đầu tư vào lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên khi này nếu kiến thức và khả năng kiểm soát tài chính chưa tốt thì rất dễ làm tăng nguy cơ rủi ro trong đầu tư.
Nếu bạn là những người thích thử thách thì có thể tham khảo một số hình thức đầu tư như sau:
- Đầu tư quỹ mở tại Infina với số vốn ban đầu chỉ từ 100.000đ.
- Mua trái phiếu của các doanh nghiệp.
- Đầu tư chứng khoán với số vốn chỉ từ 10.000đ tại Infina.
>70: Nhóm người chấp nhận rủi ro cao
Đây là những người không thích cuộc sống đơn thuần, nhàm chán. Họ luôn có mong muốn với khoản tiền bỏ ra, họ sẽ thu được khoản lợi nhuận tốt nhất.
Không chỉ vậy, đây cũng là nhóm có nguồn tài chính dồi dào, vững chắc. Nhóm người này sẽ tin vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm đầu tư của mình. Họ sẽ không để cho đồng tiền mà mình sở hữu được nhàn rỗi mà luôn có mong muốn “tiền sẽ đẻ ra tiền”.
Vậy với nhóm người có khẩu vị rủi ro ở mức này thì hình thức đầu tư phù hợp sẽ là gì?
- Đầu tư cổ phiếu
- Giao dịch ngoại hối
- Giao dịch tiền ảo, mua – bán coin.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về khẩu vị rủi ro là gì và những hình thức đầu tư phù hợp với từng nhóm khẩu vị rủi ro khác nhau. Vậy để tạo thêm một nguồn lợi nhuận khác, bạn hãy xác định trước khẩu vị rủi ro của bản thân rồi lựa chọn cho mình hình thức đầu tư phù hợp nhất.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: