Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán sử dụng nhiều chỉ báo để giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định. Fibonacci là một trong những chỉ báo phổ biến được nhiều người đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của dãy Fibonacci. Trong bài viết này, Infina sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Dãy Fibonacci là gì? Fibonacci có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Dãy số Fibonacci là gì?
Fibonacci là một dãy chỉ báo trong phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư phân tích giá cổ phiếu.
Số Fibonacci có nguồn gốc từ một nhà toán học của Leonardo Fibonacci ở thế kỷ 12. Fibonacci là một chuỗi các chữ số bắt đầu là 0 và 1, các số tiếp theo theo quy luật được tính bằng tổng của 2 số đứng liền trước nó.
Ví dụ của dãy số Fibonacci: 0,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,233,377,610,..
Từ dãy số trên, nhà đầu tư chia các số trong dãy cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ như sau: 161.8%, 23.6%, 28.2%, 61.8%. Đây là các mức nổi bật trong mọi giao dịch và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán. Thông thường sẽ có 3 mức cơ bản thường được sử dụng nhất đó là: 23.6%, 38.2% và 61.8%.
Chỉ báo Fibonacci được chia thành mấy loại?
Thông thường, có 3 loại chỉ báo Fibonacci được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất, cụ thể là:
- Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui).
- Fibonacci fans (Fibonacci quạt).
- Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung).
Cách sử dụng Fibonacci trong chứng khoán
Sau khi đã hiểu dãy fibonacci là gì thì chúng ta sẽ cùng khám phá 3 cách sử dụng đường fibonacci chuẩn chỉnh nhất khi đầu tư chứng khoán.
1. Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)
Fibonacci Retracement là công cụ được dùng phổ biến nhất kể từ khi dãy Fibonacci ra đời. Công cụ này chủ yếu giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược giao dịch cũng như xác định mức giá mục tiêu và điểm giá cắt lỗ hợp lý.
Trong những đợt biến động tăng hoặc giảm kết thúc, các mức kháng cự và hỗ trợ mới sẽ xuất hiện tại Fibonacci thoái lui, đó là: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. Ở đây, các ngưỡng thoái lui là mức giá tĩnh, điều này giúp nhà đầu tư nhận dạng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Để dùng Fibonacci thoái lui tốt, bạn cần xác định điểm và nối đỉnh gần nhất với đáy trong các xu hướng tăng hoặc nối đáy gần nhất với các đỉnh trong xu hướng giả,.
2. Fibonacci fans (Fibonacci quạt)
Fibonacci fans gồm các đường xu hướng được vẽ dựa trên Fibonacci thoái lui. Trong đó, Fibonacci fans là đường xu hướng tăng bao gồm các đường có xu hướng tăng cắt với Fibonacci thoái lui tại 1 điểm nằm trên đường dọc nối từ đỉnh xu hướng tăng và ngược lại.
Trong một xu hướng tăng hoặc giảm, đường xu hướng của Fibonacci fans có thể đóng vai trò như các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, hoặc những vùng có tiềm năng đảo chiều. Chúng cung cấp thông tin về các điểm mà giá có thể điều chỉnh hoặc kết thúc sóng điều chỉnh. Lúc này, các vùng hỗ trợ, kháng cự mở rộng khi đường quạt Fibonacci mở rộng, điều này giúp công cụ trở nên linh hoạt hơn.
3. Fibonacci Arc (Fibonacci vòng cung)
Fibonacci Arc là một công cụ trong phân tích kỹ thuật, nó được tạo thành từ việc mở rộng một nửa vòng tròn từ đường kết nối giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất, được gọi là đường cơ sở. Các cung này sẽ giao nhau với đường cơ sở ở các mức 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 78,6%. Trong đó, Fibonacci đại diện cho khu vực hỗ trợ, kháng cự tiềm năng.
Thông qua giá và thời gian, các cung càng rộng, đường cơ sở càng dài và ngược lại. Fibonacci vòng cung thường được sử dụng để nối giữa 2 điểm giá quan trọng, ví dụ như đỉnh (swing high) và đáy (swing low).
Ngoài các loại Fibonacci phổ biến nêu trên ra, có một số loại Fibonacci khác nhà đầu tư nên để mắt tới như: dãy Fibonacci mở rộng, Fibonacci vùng thời gian, Fibonacci hình xoắn ốc,…
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Fibonacci có ý nghĩa gì trong đầu tư chứng khoán?
Fibonacci trong chứng khoán có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ phân tích giá cổ phiếu. Nhiều người cho rằng, các tỷ lệ Fibonacci sẽ cho thấy được cách vận động của giá cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể sử dụng Fibonacci để xác định các điểm quan trọng trong quá trình di chuyển giá cổ phiếu. Chỉ báo này có thể dùng để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh cắt lỗ hoặc mức giá mục tiêu.
Điểm mạnh và hạn chế của Fibonacci
Điểm mạnh của dãy Fibonacci là gì?
Điểm mạnh của dãy Fibonacci đó là khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra điểm đảo chiều trong xu hướng vận động của giá cổ phiếu. Chỉ cần có 2 điểm, đỉnh và đáy là có thể xác lập một kịch bản vận động của xu hướng giá cổ phiếu tương lai được xây dựng rõ ràng và rất chi tiết.
Điểm hạn chế của dãy Fibonacci là gì?
Bên cạnh điểm mạnh trên, Fibonacci không có sự bảo đảm nào rằng giá sẽ phản ứng tốt ở các điểm hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Bên cạnh đó, Fibonacci có rất nhiều đường cản giá, giá cổ phiếu sẽ thường xuyên đảo lại tại những đường này. Do vậy, điều này khiến nhà đầu tư khó xác định được đâu là ngưỡng cản hiệu quả nhất. Do vậy, để đầu tư hiệu quả hơn, nhà đầu tư nên kết hợp Fibonacci với các chỉ báo khác.
Lưu ý khi sử dụng Fibonacci là gì?
- Ứng dụng của dãy Fibonacci không phải lúc nào cũng chính xác mặc dù các dự đoán có thể đem đến cho nhà đầu tư xác suất thành công cao.
- Việc lựa chọn khoảng thời gian xác định đáy và đỉnh của cổ phiếu để vẽ Fibonacci không hề đơn giản. Mỗi người sẽ có góc nhìn và quan điểm phân tích khác nhau, không có đúng cũng không có sai.
- Nên rèn luyện kỹ năng và hiểu rõ cách dùng công cụ Fibonacci, từ đó vận dụng thành thạo khi đầu tư chứng khoán thực tế.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin về dãy số Fibonacci là gì cũng như các biểu đồ tương ứng để giúp các nhà đầu tư dễ nhận biết. Đây là 1 trong những cách phân tích kỹ thuật mà đa số các nhà đầu tư sử dụng bởi đây là phương pháp cơ bản nhưng lại hiệu quả khá cao. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật khác như vai đầu vai, MACD,…
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: