FED là gì? Tại sao FED ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới?

fed
5/5 - (2 votes)

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, FED là một cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất mỗi khi công bố một tin tức mới. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ FED là tổ chức như thế nào? Mỗi khi FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị trường của thế giới như thế nào? Đây không chỉ là câu hỏi của toàn bộ nhà đầu tư mà nó còn là thắc mắc của toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế. Hãy cùng Infina tìm hiểu về bản chất của tổ chức FED nhé!

FED là gì?

FED trong tiếng anh là Federal Reserve System tức Cục Dự trữ Liên bang, tổ chức này được thành lập từ 23/12/1913. Tổ chức này ra đời nhằm duy trì các chính sách tiền tệ giúp nền kinh tế nước Mỹ linh hoạt, ổn định và an toàn. 

fed

Tính đến nay, có thể nói FED là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Đây là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ (US dollar) do vậy tổ chức này có vai trò cực kỳ lớn trong việc hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Khi điều chỉnh chính sách tiền tệ, FED sẽ sử dụng các yếu tố như lãi suất, lượng cung tiền để tác động lên thị trường và toàn bộ nhà đầu tư.

Vai trò và nhiệm vụ của Fed

  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các nhân tố có ảnh hưởng đến tiền tệ. Tín dụng với mục đích tối đa việc làm, bình ổn giá cả hàng hóa và điều chỉnh lãi suất dài hạn hợp lý.
  • Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng thế giới phải đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng luôn an toàn, ổn định và bảo đảm quyền tín dụng của người dân.
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế, tránh lạm phát quá cao xảy ra và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường kinh tế tài chính.
  • Cung cấp các dịch vụ kinh tế tài chính cho tổ chức quản lý tài sản có giá trị. Các tổ chức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

fed

Cơ cấu hệ thống dự trữ liên bang Mỹ bao gồm:

  • Hội đồng Thống đốc sẽ gồm 7 thành viên chủ chốt có nhiệm kỳ kéo dài 14 năm và được chỉ định theo Tổng Thống Hoa Kỳ.
  • FOMC – Ủy ban thị trường Mở Liên Bang: Bao gồm 7 thành viên của hội đồng thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng khu vực chi nhánh.
  • Hệ thống ngân hàng gồm có 12 Ngân hàng dự trữ liên bang đặt tại các thành phố lớn như: Boston, New York, Philadelphia, Chicago, St. Louis, Richmond, Cleveland, Atlanta, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại trong hệ thống dự trữ liên bang Mỹ.
  • Hệ thống ngân hàng thành viên.

Trong đó, hội đồng thống đốc khi được đề cử bởi tổng thống Mỹ còn phải xem xét và thông qua của Thượng viện. Đây cũng chính là chủ thể đưa ra quyết định hoạch định quan trọng về chính sách tiền tệ.

Fed tăng lãi suất tác động thế nào đến thị trường?

fed

  1. Tăng chi phí vay: Khi Fed tăng lãi suất, các tổ chức tín dụng và ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay. Điều này làm tăng chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và cá nhân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư và tiêu dùng.
  2. Tác động đến thị trường chứng khoán: Tăng lãi suất có thể làm giảm giá trị hiện tại của các công ty do ảnh hưởng đến dòng tiền chi trả cổ tức và lợi nhuận dự kiến. Điều này có thể gây sụt giảm giá trị thị trường chứng khoán.
  3. Tác động đến thị trường ngoại hối: Tăng lãi suất có thể làm tăng giá trị đồng tiền trong nước và thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể làm giảm giá trị đồng tiền nước ngoài so với đồng tiền trong nước, ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối.
  4. Ảnh hưởng đến lạm phát: Tăng lãi suất có thể giúp kiềm chế lạm phát bằng cách làm tăng chi phí vay và giảm sự tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.

Vàng tăng hay giảm sau khi FED tăng lãi suất?

Vàng là kim loại quý rất nhạy cảm khi lãi suất tăng. Sau cuộc họp của FED và thông báo lãi suất tiếp tục tăng, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi.

Tính đến ngày 3/5/2023, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở 2.017,8 USD/oz (tăng 0,2 USD/oz so với phiên đóng cửa trước đó tại New York – theo Kitco). Nếu đổi ra tiền Việt, mức giá này tương đương khoảng 57,45 triệu đồng/lượng theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank.

fed

Việc tăng lãi suất của FED sẽ gây ra bất lợi cho giá vàng bởi khi lãi suất được điều chỉnh tăng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng, trong khi đó vàng luôn được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, điều này gây ra tăng chi phí cơ hội của việc đầu tư một tài sản mà không sinh ra lợi nhuận.

Tác động của FED đối với nền kinh tế thế giới

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên các phương diện sau:

  • Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tổng cầu hàng hóa và dịch vụ giảm.
  • Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác, làm cho đồng nội tệ của các nước yếu giảm giá trị so với USD. Điều này kích thích xuất khẩu nhưng làm tăng giá nhập khẩu, đặc biệt là xăng dầu.
  • Tăng lãi suất USD ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước mới nổi, vì các tổ chức cho vay yêu cầu lãi suất cao hơn để đầu tư an toàn hơn tại Mỹ.

Những khó khăn này đối với chính phủ các nước mới nổi khi phải đối mặt với giá năng lượng và lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và cuộc chiến tại Ukraine.

Trong ngắn hạn, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng nếu biến động của lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ với kỳ hạn từ 2 – 5 năm sẽ có xu hướng hội tụ tức là lãi suất ngắn và trung hạn sẽ bằng lãi suất dài hạn. Điều này sẽ gây ra nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong thời gian tới.

Trong năm 2023, dự kiến lãi suất của FED sẽ tăng lên 3,8% điều này sẽ khiến chi phí trả nợ của chủ hộ gia đình và doanh nghiệp tăng vọt và nền kinh tế Mỹ sẽ tăng chậm lại.

Tác động không nhiều tới nền kinh tế Việt Nam

Mặc dù kinh tế Mỹ đã trải qua hai quý liên tiếp suy giảm và cùng với đó, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới cũng giảm. Điều này có tác động tuy nhiên không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Bởi đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu phổ biến như: Hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản,…

Xuất khẩu

Trong thời kỳ suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Hơn nữa, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn, vì vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, việc ra quyết định của FED cũng khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ toàn cầu giảm và làm giảm doanh thu tới nước ta.

Kể từ khi Fed ra quyết định điều chỉnh tăng lãi suất, dòng vốn rút ra khỏi thị trường Việt Nam chỉ có khoảng 4.600 tỷ đồng. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm và kéo dài nhiều năm không có chuyển biến đáng kể, gây ảnh hưởng đến việc huy động các dòng vốn và uy tín quốc gia. Nó cũng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và nhà tài trợ, làm mất đi hiệu quả và gây lãng phí trong nhiều dự án lớn. Ngoài ra, dòng vốn nước ngoài có thể bị tác động tiêu cực bởi “taper tantrum” tức rút chân ga khỏi thị trường kinh tế bằng việc giảm số lượng trái phiếu mà FED mua vào trong thời gian dài.

Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, theo dõi sát diễn biến thị trường. Vì vậy, khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD không tăng đáng kể do Việt Nam có mức dự trữ ngoại hối khá cao và khả năng chống chịu các sự biến động từ bên ngoài. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối và giải ngân vốn FDI dự kiến vẫn tăng ổn định, và dự báo cán cân thương mại cả năm sẽ thặng dư.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Hiện nay, bạn có thể gửi tiết kiệm linh hoạt tại app tích lũy Infina ngay trên thiết bị di động. Với thời gian linh hoạt và mức lãi suất vô cùng hấp dẫn, Infina sẽ giúp bạn tiết kiệm ngay từ những khoản tiền nhỏ nhất.

Infina là app tiết kiệm tiền cho phép NĐT tích lũy với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm, có thể rút vô tư bất kỳ lúc nào mà không sợ mất lợi nhuận.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Lãi suất của FED hiện nay

Tính đến ngày 03/05, FED chính thức đã quyết định tăng thêm khoản lãi suất cho vay thêm 0,2% nhằm giúp kiềm chế lạm phát mặc kệ những bất ổn trong ngành ngân hàng. Đây cũng là lần thứ 10 liên tiếp FED tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022.

Lãi suất tham chiếu đối với ngành ngân hàng tăng lên mức 5% – 5,25%. Ông Jerome Powell cho biết rằng ngày 4/5 tăng mức lãi suất cơ bản thêm 0,25% như vậy tính từ đầu năm ngoái, lãi suất cơ bản đã tăng 5% nhằm bảo đảm chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu là 2%.

Vào cuối năm nay, FED cũng dự đoạn tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 4,5% thấp hơn mức dự báo 0,1% trong tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng sẽ giảm xuống mức 0,4% và lạm phát Mỹ sẽ ở mức 3,3% vào cuối năm 2023. Tuy rằng lạm phát của Mỹ có xu hướng chậm lại trong vòng 40 năm qua nhưng vẫn chưa thể đạt mục tiêu là 2% của FED.

FED tăng lãi suất liên tục có gây ra khủng hoảng kinh tế?

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco (Mary Daly) cảnh báo ngân hàng trung ương không nên đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng “suy thoái không hồi kết”. Việc áp dụng chính sách giảm lạm phát bằng cách thắt chặt quá mức đã được thực hiện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Chủ tịch Fed nên nhận thức rằng đã gần đến thời điểm cần giảm tốc độ tăng lãi suất.

Với việc Fed tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế vấn đề đang nhức nhối là lạm phát. Theo dự đoán, vào quý 3/2023 sẽ diễn ra một đợt khủng hoảng nền kinh tế. Vì tăng trưởng thực tế sẽ giảm xuống con số âm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.

Kết luận

Với mỗi chính sách mới của Fed, các nhà đầu tư thường có sự lo lắng. Nhiều dự đoán cho biết nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới vào ngày 15/6, các nền kinh tế mới có thể gặp khó khăn và gây mất giá cho các đồng tiền ngoại tệ khác.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức