Hiện nay, thị trường sản xuất may mặc ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt, hậu dịch covid-19, ngành dệt may có những bước phục hồi tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG giữ ổn định ở mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giá TNG chỉ đạt 12.400 đồng/cổ phiếu. Liệu nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu TNG trong tháng cuối cùng của năm 2022 không? Hãy cùng Infina phân tích dưới bài viết này nhé.
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG được thành lập từ tháng 11/1979 với tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái. Năm 1997, doanh nghiệp này đổi tên thành công ty may Thái Nguyên với số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng. Đến năm 2003, công ty tiếp tục đổi tên thành CTCP May xuất khẩu Thái Nguyên với tổng số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Năm 2007, doanh nghiệp này chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư và Thương mại TNG. Đây cũng là một bước ngoặt giúp doanh nghiệp phát triển mạnh hơn nữa, có thêm động lực để xây dựng nhiều nhà máy sản xuất. Tính đến nay, TNG có hơn 15 nhà máy chính, 2 nhà máy phụ trợ bổ sung với tổng cộng 300 dây chuyền sản xuất và 15.000 công nhân lao động.
Hiện nay, TNG tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, sản xuất bìa carton, bao bì, máy móc công nghiệp,… Do vậy, qua nhiều năm hoạt động và phát triển, TNG đã có vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam.
Năm 2007, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG chính thức phát hành 5.430 nghìn mã cổ phiếu TNG trên sàn giao dịch . Hiện tại, tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 105,117,758 cổ phiếu. 3 cổ đông lớn nhất đang nắm giữ TNG là ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu 17.16% tương đương với 18,038,904 cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Mạnh với tỷ lệ là 6.71% tương ứng với 7,051,984 cổ phiếu và ông Trần Cảnh Thông với 6.26% với 6,580,620 cổ phiếu. Các thông tin chung về cổ phiếu TNG như sau:
Năm 2007, sau khi phát hành TNG trên thị trường, giá cổ phiếu này đã giảm suốt trong một khoảng thời gian dài. Đến tháng 6/2008, giá TNG chạm đáy ở mức 880 đồng/cổ phiếu, sau đó, mức giá có biến động nhưng luôn giữ ở mức thấp.
Năm 2013, giá TNG bất ngờ tăng nhanh sau đó điều chỉnh. Trong khoảng thời gian 2013-2020, giá TNG không có nhiều khởi sắc, sự biến động không nhiều, biến độ biến động nhỏ. Lúc này, giá TNG chỉ dao động trong khoảng 9.000 đồng/cổ phiếu – 14.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2020, giá TNG bất ngờ bật tăng vượt nhanh qua mốc 30.000 đồng/cổ phiếu. Với TNG cổ phiếu đã chính thức đạt đỉnh vào ngày 18/4/2022 với mức giá 42.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một con số khiến rất nhiều nhà đầu tư phấn khởi.
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Do áp lực từ thị trường chứng khóa khiến cổ phiếu TNG sụt giảm theo xu hướng chung. Hiện tại, giá TNG đạt mức 12.400 đồng/cổ phiếu, tăng 1.64% so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Có nên mua cổ phiếu TNG trong thời điểm cuối năm 2022 không? Nhà đầu tư cần có những quyết định và chiến lược đầu tư phù hợp. Dưới đây sẽ là những thách thức và cơ hội mà TNG sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
Tận dụng thời cơ, Việt Nam vừa hoàn thành ký kết thành công EVFTA và CPTPP, đây là một cơ hội lớn đối với toàn ngành dệt may Việt Nam, trong đó có cả TNG. Trong thời điểm cuối năm, dự kiến sẽ có rất nhiều đơn hàng từ Châu Âu và các nước thành viên TPTPP tìm đến Việt Nam để hợp tác dài lâu.
Không chỉ vậy, ngoài lĩnh vực chính là sản xuất dệt may, TNG kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ mảng kinh doanh bất động sản. Hiện nay, TNG sở hữu rất nhiều dự án tốt ở vị trí “vàng” như: TNG Landmark, TNG Village 2, Khu đô thị Hồng Tiến và Khu đô thị Đại Thắng.
Không dừng lại ở đó, TNG có thể thu lợi nhuận lớn từ KCN Sơn Cẩm 1, đây là một trong những dự án sẽ bắt đầu có lợi nhuận được tính vào thời điểm cuối năm 2022.
Hiện nay, TNG sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng từ chính sách phong tỏa và cách ly của Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến chuỗi cung ứng và hoạt động vận chuyển bị ngưng lại. Các đơn hàng có thể chậm trễ do thiếu nguyên liệu đầu vào cũng như chi phí logistic bị đẩy lên cao.
Không chỉ vậy, thị trường trái phiếu trong nước đang biến động rất mạnh, xu hướng lãi suất sẽ tăng mạnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho TNG khi muốn phát hành trái phiếu để huy động thêm nguồn vốn trong tương lai.
Dự kiến, tình hình lạm phát sẽ nhanh chóng xảy ra, các NHTM có thể điều chỉnh tăng lãi suất. Do vậy, các chi phí trả lãi vay của TNG sẽ bị đẩy tăng cao, điều này cũng tác động tiêu cực đến giá TNG trên thị trường chứng khoán.
Trên đây là những phân tích, nhận định về tiềm năng cổ phiếu TNG trong tháng cuối cùng của năm 2022. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song TNG vẫn là một doanh nghiệp được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang nhạy cảm, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu TNG để đầu tư dài hạn, tránh việc mua lướt sóng sẽ gặp rủi ro cao. Chúc bạn đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…