Chứng quyền là gì? Có bao nhiêu loại chứng quyền?

chứng quyền là gì
5/5 - (1 vote)

Trong hệ thống đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường nghe nói đến cổ phiếu, trái phiếu, các chỉ số chứng khoán,… Thế nhưng, các nhà đầu tư đã nghe nói đến khái niệm chứng quyền là gì chưa? Nếu chưa thì là một thiếu sót rất lớn đấy. Cùng Infina xem bài viết này về chứng quyền, loại tài sản mà những nhà đầu tư hiện nay đang quan tâm nhất.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Stock warrant) cũng là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành. Nhưng, điều đặc biệt ở đây là khi nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền trong tay, họ có thể mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định sẵn cho dù thời điểm có sự biến động thị trường đi chăng nữa.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

chứng quyền là gì

Chứng quyền có đảm bảo (Coverred Warrant) là chứng quyền được phát hành bởi các công ty, tổ chức tài chính. Các chứng quyền đảm bảo này, cho phép các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể ở một mức giá đã được định sẵn vào một thời gian xác định trong tương lai.

Phân loại chứng quyền

Chứng quyền bán

Nhà đầu tư sở hữu chứng quyền bán, sẽ được phép bán cổ phiếu theo mức giá đã được quy định rõ vào một thời điểm bất kỳ trong thời hạn của chứng quyền.

Chứng quyền mua

Ngược lại với chứng quyền bán, nhà đầu tư sở hữu chứng quyền mua, sẽ được phép mua một lượng cổ phiếu theo mức giá đã được quy định.

Các thuật ngữ liên quan đến chứng quyền

  • Giá chứng quyền (premium): Khoản phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền.
  • Giá thực hiện (Strike price): Mức giá NĐT thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.
  • Giá thanh toán (Settlement price): Mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho NĐT ở thời điểm thực hiện chứng quyền.
  • Thời hạn chứng quyền (Maturity): Thời gian lưu hành của chứng quyền, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 2 năm.
  • Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day): Đây là ngày cuối cùng mà chứng quyền được giao dịch. Thông thường là trước 02 ngày làm việc. Khi chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết bởi sở giao dịch chứng khoán thì ngày giao dịch cuối cùng trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở
  • Ngày đáo hạn (Expiration date): Đây là ngày cuối cùng mà NĐT sở hữu chứng quyền được thực hiện các quyền mua hoặc bán.
  • Ngày thanh toán (Settlement date): Đây là ngày mà nhà đầu tư nhận được khoản thanh toán từ các tổ chức phát hành chứng quyền.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Đặc điểm giao dịch chứng quyền trên thị trường chứng khoán

chứng quyền là gì

  • Giá giao dịch của chứng quyền thường thấp. Thuận tiện cho các nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ tham gia.
  • Chứng quyền có đảm bảo (CW) được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư có thể dùng tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua hoặc bán chứng quyền.
  • Lệnh giao dịch thời gian giao dịch, phương thức khớp lệnh, nguyên tắc xác định giá và các nghiệp vụ thanh toán tương tự như cổ phiếu được sở giao dịch chứng khoán chuẩn hóa.
  • Về phí giao dịch của chứng quyền tương tự như với phí giao dịch chứng chỉ quỹ ETF và thông thường sẽ thấp hơn cổ phiếu.

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là tỉ lệ thể hiện số lượng chứng quyền cần bao nhiêu để đổi ra một chứng khoán cơ sở.

Thông thường, ở các nước trên thế giới, nếu bạn cầm số lượng chứng quyền lớn, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu được chuyển đổi vào ngày đáo hạn.

Tuy nhiên, các chứng quyền ở Việt Nam không cho phép nhà đầu tư chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn. Thay vào đó, các công ty chứng khoán sẽ thanh toán luôn số tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở.

Lợi ích và rủi ro khi giao dịch chứng quyền

chứng quyền là gì

Lợi ích

  • Tỷ suất sinh lời: Khi các nhà đầu tư giao dịch chứng quyền, nếu áp dụng các công cụ đòn bẩy tài chính hiệu quả, mức sinh lời đầu tư sẽ tăng từ 5 đến 40 lần.
  • Phòng rủi ro: Khi lo ngại sự tác động tiêu cực ảnh hưởng đến danh mục tài sản của mình, việc đã xác định được mức lỗ trước, chính là khoản phí mua chứng quyền. Nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro trong việc thất toán tài sản.
  • Tính phổ biến: Việc mua chứng quyền rất dễ dàng. Nhà đầu tư có thể để đăng ký mua chứng quyền khi các tổ chức chào bán tại thị trường sơ cấp. Hoặc có thể để mua trên thị trường thứ cấp (sàn giao dịch) khi chứng quyền được niêm yết. Nếu không giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư sẽ không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu chứng quyền.
  • Tính thanh khoản: Chứng quyền luôn được đảm bảo mua lại hoặc thanh toán bởi các tổ chức phát hành, không có trường hợp nhà đầu tư không thể bán lại chứng quyền.

Rủi ro

  • Rủi ro chứng khoán cơ sở: Nếu chứng khoán cơ sở bị tạm dừng giao dịch hoặc bị hủy niêm yết bởi sở giao dịch, chứng quyền cũng sẽ bị tạm dừng hoặc hủy niêm yết.
  • Biến động giá: Giá chứng quyền chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như lãi suất cổ tức cung và cầu. Điều này làm cho sự chênh lệch giá vào các thời điểm mua và bán CW của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng tạo ra lợi nhuận.
  • Vòng đời CW: Mỗi chứng quyền luôn có một vòng đời hữu hạn tùy theo tổ chức phát hành chứng quyền quy định. Vào thời điểm đáo hạn, NĐT không được giữ chứng quyền nữa mà phải thực hiện quyền mua hoặc bán nếu không sẽ mất đi khoảng phí mua chứng quyền.

Tổng kết

Qua bài viết này Infina đã phân tích về chính quyền là gì cũng như các lợi ích và rủi ro khi các nhà đầu tư dự định mua chứng quyền. Sự lựa chọn phụ thuộc ở các bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức