Chiến tranh tiền tệ là một cuộc chiến không hề có bom, không có súng nhưng hậu quả mà nó để lại cũng rất tàn bạo. Có thể nói, đây là cuộc xung đột về kinh tế giữa các nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Vậy, chiến tranh tiền tệ là gì? Hãy cùng Infina tìm hiểu chi tiết dưới bài viết này nhé.
Chiến tranh tiền tệ là một cuộc chiến về kinh tế giữa các nền kinh tế, nó xảy ra khi một số quốc gia cố tình làm mất giá trị của đồng nội tệ để kích thích nền kinh tế của quốc gia đó.
Như chúng ta đã biết, sự giảm giá hoặc phá giá tiền tệ là một hiện tượng hoàn toàn phổ biến trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, dấu hiệu của một cuộc chiến tiền tệ sắp đến đó là hàng loạt các quốc gia đồng thời tham gia, nỗ lực nhằm làm giảm giá trị tiền tệ của họ cùng lúc.
Khi đồng tiền của một quốc gia bị mất giá, lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài sẽ tăng nhiều hơn. Từ đó, họ có thể gia tăng sản xuất và giảm thiểu số lượng thất nghiệp.
Lấy ví dụ về cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung quốc diễn ra từ tháng 6/2018 đến nay. Mỹ tuyên bố áp dụng thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, loại thuế này không bao gồm 250 tỷ USD hàng hóa đã áp thuế 25% trước đó. Để đáp trả lại đòn áp thuế của Mỹ, Trung Quốc để đồng Nhân dân tệ (NDT) tụt 1.5%, rớt khỏi ngưỡng tâm lý 7NDT = 1USD.
Ta có thể nói, giá hàng hóa trong nước của Trung Quốc không đổi nhưng tại thị trường nước ngoài, giá hàng hóa sẽ rẻ hơn. Từ đó, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.
Chiến tranh tiền tệ là hiện tượng khi các quốc gia hoặc khu vực cạnh tranh với nhau trong việc điều chỉnh giá trị của đồng tiền của họ trong mối quan hệ với đồng tiền của các quốc gia khác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chiến tranh tiền tệ:
Tỷ giá hối đoái là giá trị của một đơn vị tiền tệ so với đơn vị tiền tệ khác. Sự biến đổi trong tỷ giá có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và xuất khẩu của một quốc gia. Khi một đất nước cảm thấy đồng tiền của họ mạnh hơn so với các quốc gia khác, họ có thể cố gắng làm yếu đồng tiền của mình để giảm thiểu sự cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu.
Các quốc gia thường cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường quốc tế. Đồng tiền yếu có thể giúp tăng sức cạnh tranh bằng cách làm cho hàng hóa của quốc gia đó trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Điều này có thể dẫn đến áp lực lên các quốc gia khác phải điều chỉnh đồng tiền của họ để đối phó với tình hình.
Chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Việc thay đổi lãi suất, khả năng mua tài sản tài chính của chính phủ, và các biện pháp khác có thể tạo ra sự biến động trong giá trị đồng tiền. Các quốc gia có thể thay đổi chính sách tiền tệ của mình để ảnh hưởng đến đồng tiền của họ và tạo ra tác động đối với các quốc gia khác.
Trong thế giới ngày nay, chiến tranh tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia mà còn có thể lan rộng ra toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu sự hợp tác giữa các quốc gia để duy trì ổn định tài chính toàn cầu.
Việc giảm giá tiền tệ là một chiến lược của chính phủ mà không được người dân ủng hộ. Bởi, điều này sẽ làm giảm mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm đồ nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, nó còn có tác động như:
Trong quá khứ, đã có nhiều ví dụ về các cuộc chiến tranh tiền tệ gây ra những biến động lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là một số ví dụ nổi bật:
Vào thập kỷ 1980, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế với xuất khẩu mạnh mẽ và dự trữ ngoại hối lớn. Trong thời gian này, đồng Yên Nhật tăng giá trị đáng kể so với đồng Đô la Mỹ, gây ra lo ngại cho Mỹ về cạnh tranh thương mại không công bằng.
Mỹ đã áp dụng áp lực lên Nhật Bản để giảm giá trị đồng Yên, để làm cho hàng hóa của Mỹ trở nên cạnh tranh hơn. Một loạt các biện pháp kinh tế và thương mại đã được sử dụng để tạo áp lực, bao gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại. Cuối cùng, Nhật Bản đồng ý gia tăng mua sắm hàng hóa của Mỹ và cắt giảm thặng dư thương mại, dẫn đến sự ổn định hơn trong mối quan hệ tiền tệ giữa hai quốc gia.
Trong những năm 1997 và 2008, châu Á đã trải qua hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc đã đối mặt với sự sụp đổ của đồng tiền và khủng hoảng tài chính do dự trữ ngoại hối không đủ. Điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực và lan rộng ra toàn cầu.
Tương tự, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng bắt nguồn từ việc những ngân hàng lớn của Mỹ đối mặt với tình trạng nợ nhiều. Sự bất ổn trong hệ thống tài chính toàn cầu đã lan ra các nền kinh tế khác và tạo ra tác động kéo dài.
Việc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã tạo ra sự không chắc chắn về tương lai của nền kinh tế Anh và đồng tiền Bảng Anh. Sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016, giá trị của đồng Bảng giảm đáng kể, gây ra tác động đến việc mua sắm, đầu tư và thị trường tài chính Anh.
Brexit cũng đã ảnh hưởng đến các quốc gia khác và tạo ra sự bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu. Nó là một minh chứng cho việc chiến tranh tiền tệ có thể có tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống hàng ngày của mọi người.
Những ví dụ trên cho thấy rằng chiến tranh tiền tệ có thể gây ra những biến động mạnh mẽ trong nền kinh tế và tài chính toàn cầu, và tạo ra tác động lan rộng ra các khía cạnh của cuộc sống.
Song HongBing tên thật là Tống Hồng Bình sinh ra ở Tứ Xuyên, Trung Quốc nhưng mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian sống và làm việc tại Trung Quốc ông có rất nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế – tài chính xuất sắc.
Năm 1994, ông sang Mỹ làm việc về lĩnh vực IT và không ngừng nghiên cứu thêm về các vấn đề liên quan đến kinh tế. Song HongBing cho ra đời rất nhiều quyển sách giá trị, trong đó nổi tiêng nhất là “Chiến tranh tiền tệ” gồm 2 tập. Có thể nói, Song HongBing là người giúp chúng ta lật mở những bí mật đằng sau tất cả các sự kiện lớn nhỏ trên toàn cầu.
Sách chiến tranh tiền tệ của Song HongBing là một cuốn sách nổi tiếng trên toàn cầu. Nếu bạn thấy các khái niệm về chiến tranh tiền tệ vẫn còn khó hiểu, hãy đọc ngay cuốn sách này.
Trong cuốn sách này, Song HongBing là rõ 4 vấn đề lớn, cụ thể:
Để hiểu chi tiết hơn về cuốn sách này, bạn có thể tham khảo bản chiến tranh tiền tệ PDF Tại đây
Các cuộc chiến tranh tiền tệ của James Rickards cũng là một trong số những cuốn sách hay mà độc giả nên sưu tầm. Trong cuốn sách này, James Rickards sẽ cho chúng ta biết sơ lược về 2 cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra trong lịch sử, kết hợp cùng với lý thuyết về tài chính – tiền tệ.
Tác giả sẽ mở ra cho người đọc thấy được sự giằng co giữa đồng tiền mạnh trên thế giới. Tác giả sẽ cho chúng ta thấy được kịch bản xấu nhất nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo thế giới bỏ qua sai lầm của những người đi trước.
Điểm khác của cuốn sách này so với “Chiến tranh tiền tệ” của Song HongBing là tập trung nhiều vào các sự kiện trong quá khứ và phân tích tình hình hiện tại của thế giới tài chính.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về Chiến tranh tiền tệ. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ khái niệm về cuộc chiến tiền tệ cũng như tham khảo kiến thức hữu ích từ 2 cuốn sách trên.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…