Kiến thức tài chính

Cán cân thương mại là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại

5/5 - (2 votes)

Cán cân thương mại là gì? Tính cán cân thương mại như thế nào? Có những nguyên nhân nào gây thâm hụt cán cân thương mại? Đây chính là những câu hỏi Infina nhận được trong thời gian qua. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm này qua bài viết sau nhé!

Cán cân thương mại là gì?

Balance Of Trade – BOT: Cán cân thương mại (CCTM), hay còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). 

Cán cân thương mại được xác định theo số 0, tức là:

  • Khi mức chênh lệch > 0: Cán cân thương mại có thặng dư.
  • Mức chênh lệch < 0: Cán cân thương mại bị thâm hụt.
  • Khi mức chênh lệch = 0: Cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Vai trò

CCTM hay đơn giản là vấn đề xuất nhập khẩu luôn được quan tâm bởi các nhà lãnh đạo quốc gia, bởi nó đóng vai trò chủ yếu trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đối với một số đất nước, xuất khẩu đôi khi là nguồn thu nhập chính của một quốc gia.

Do đó, CCTM sẽ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển việc làm, xã hội của các quốc gia, cụ thể:

  • Giúp cho các quốc gia nhìn ra được những thay đổi trong việc xuất, nhập khẩu và thấy được mức độ chênh lệch trong các thời gian cụ thể. Để có chính sách điều hành phù hợp nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.
  • Thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một đất nước, sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ.
  • Thông qua CCTM, thể hiện được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
  • thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại như: Yếu tố xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, lạm phát của quốc gia,… Ở đây, chúng ta sẽ xét 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến CCTM:

Chính sách thương mại

Trong chính sách thương mại, yếu tố xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết định lớn nhất. Tuỳ theo chính sách của quốc gia mà sản lượng xuất khẩu hàng hóa tăng hay giảm. Đối với các quốc gia có sự cạnh tranh về xuất khẩu nông nghiệp như nước ta. Chính sách thương mại sẽ tập trung vào giảm thuế, trợ giá,… tập trung xây dựng khu nông nghiệp trọng điểm. Điều này sẽ giúp giá thành sản xuất giảm, tăng sản lượng nông sản. Tăng tính cạnh tranh trong thị trường quốc tế.

Ngoài ra, chính sách mở cửa hoặc hạn chế xuất nhập khẩu của một quốc gia cũng là yếu tố ảnh hưởng đến CCTM. Nếu một quốc gia theo đường lối tự cung tự cấp, đóng cửa thương mại, CCTM thường sẽ ở mức cân bằng.

Tỷ giá hối đoái

Có thể hiểu tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch về giá tiền của đồng nội tệ và ngoại tệ của các quốc gia. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong CCTM, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và sự cạnh tranh của hàng hoá của một quốc gia.

  • Nếu tỷ giá nội tệ tăng lên thì giá nhập khẩu trở nên rẻ và hàng hoá xuất khẩu sẽ đắt hơn.
  • Ngược lại, nếu giá nội tệ giảm thì hàng hoá xuất khẩu rẻ và hàng hoá nhập khẩu trở nên đắt đỏ.

Vì thế, giá đồng nội tệ tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến yếu tố xuất, nhập khẩu của quốc gia đó.

Ví dụ đơn giản dễ hiểu về tỷ giá hối đoái như sau:

Tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam – Mỹ hiện tại là 1 USD = 23.605 đồng. Do đó, Việt Nam sẽ có lợi hơn trong vấn đề xuất khẩu so với Mỹ. Nếu cùng thị trường thứ 3 là Trung Quốc, 1 kg gạo Việt Nam sẽ có giá là 1$, trong khi Mỹ sẽ có giá 5$/kg gạo cùng chất lượng. Hoặc ngược lại, sự cạnh tranh về sản phẩm quần áo ngay trong thị trường Việt Nam.

Giữa các doanh nghiệp Việt và Mỹ thể hiện như sau. 1 Chiếc áo thun Pierre cardin có giá ~ 1 triệu đồng. Trong khi áo thun Nike sẽ có giá ~100$. Như vậy Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh trong nước và thị trường thứ 3 hơn so với Mỹ.

Lạm phát

Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CCTM của một quốc gia. Nếu một quốc gia có sự lạm phát cao, dẫn đến hàng hóa trong nước trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Thì sức cạnh tranh về mặt xuất nhập khẩu kém hơn so với các nước khác.

Xem thêm: Đầu tư trong thời kỳ lạm phát như thế nào?

Công thức tính cán cân thương mại

CCTM còn được xác định là tỷ lệ xuất khẩu ròng của một quốc gia, chúng được tính bằng công thức:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu

Trong đó:

  • Xuất khẩu > nhập khẩu: CCTM dương, có thặng dư thương mại.
  • Nhập khẩu > xuất khẩu: CCTM âm, bị thâm hụt thương mại.
  • Xuất khẩu = nhập khẩu: CCTM = 0, cán cân thương mại ở mức cân bằng.

Cách vẽ biểu đồ cán cân thương mại

Thông thường, CCTM sẽ được thể hiện dưới dạng biểu đồ trong thời gian nhất định, theo quý, năm. Thông qua các biểu đồ, chúng ta sẽ thấy được giá trị xuất, nhập khẩu của một quốc gia so với khu vực. 

Một số dạng biểu đồ thường gặp trong CCTM là: Biểu đồ cột, biểu đồ đường và biểu đồ tròn.

Ví dụ: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006 được thể hiện như sau:

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)
Năm 20044,3001,900
Năm 20053,2002,400
Năm 20064,2002,900

(Ghi chú, số liệu mang tính chất tham khảo và không chính xác)

Biểu đồ thể hiện cán cân thương mại giai đoạn 2004 – 2006 của Việt Nam như sau:

Thâm hụt cán cân thương mại

Nguyên nhân

Thâm hụt cán cân thương mại là khi tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn so với xuất khẩu. Dưới đây là những nguyên nhân gây thâm hụt CCTM của một quốc gia.

  • Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm lãi suất trong nước từ đó làm tăng đầu tư trong nước.
  • Mức tiết kiệm thấp: Người dân có mức tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu hơn từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.
  • Lạm phát tăng cao: Theo kinh tế thị trường, khi lạm phát cao là tỷ giá hối đoái có sự chênh lệch khá lớn. Dẫn đến giá trị hàng hoá bị đẩy lên cao, đắt đỏ và tiêu dùng giảm.
  • Thâm hụt ngân sách cũng chính là việc thâm hụt cán cân vãng lai. Việc thâm hụt ngân sách thường đến từ các yếu tố: Suy thoái kinh tế, dự án đầu tư tràn lan nhưng không thu được hiệu quả,…
  • Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia: Việc cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giúp đất nước đó tập trung vào xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  • Chính sách thuế xuất nhập khẩu thương mại: Việc tăng hoặc giảm thuế suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia.

Phân biệt cán cân thanh toán và cán cân thương mại

Cơ sở để so sánh

Cán cân thương mại

Cán cân thanh toán

Ý nghĩaCCTM là một tuyên bố nắm bắt xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của đất nước với thế giới còn lại.Cán cân thanh toán là một tuyên bố theo dõi tất cả các giao dịch kinh tế được thực hiện bởi quốc gia với thế giới còn lại.
Hồ sơGiao dịch chỉ liên quan đến hàng hóa.Giao dịch liên quan đến cả hàng hóa và dịch vụ được ghi lại.
Chuyển vốnKhông được bao gồm trong cán cân thương mại.Được bao gồm trong cán cân thanh toán.
Cái nào tốt hơn?Nó đưa ra một cái nhìn một phần về tình trạng kinh tế của đất nước.Được bao gồm trong cán cân thanh toán.
Thành phầnNó là một thành phần của Tài khoản vãng lai thanh toán.Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn với lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng cán cân thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi vì nó thể hiện sức cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường thế giới. Thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến sự thâm hụt CCTM mà các nhà lãnh đạo quốc gia có thể điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô hợp lý.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Phượng Võ

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

3 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

3 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

3 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

5 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

5 days ago