Kiến thức tài chính

Bán khống trong chứng khoán là gì? Có hợp pháp không?

5/5 - (4 votes)

Bán khống là hình thức giao dịch không còn mới lạ với nhiều nhà đầu tư chứng khoán hiện nay. Vậy tại sao bán khống lại được mọi người nói là hành động vô cùng xấu trong thị trường số hóa này? Cùng Infina tìm hiểu về bán khống là gì và các bước thực hiện bán khống chứng khoán qua bài viết dưới đây nhé.

Bán khống là gì?

Đây là hình thức vay mượn và hoàn trả lại tài sản, khi mà người bán không sở hữu tài sản mà mượn từ NĐT, nhà môi giới khác. Với mục tiêu kiếm lời từ sự chênh lệch giá mua vào và bán ra tại thời vay mượn và hoàn trả số lượng tài sản đó.

Đặc điểm của bán khống là nhà đầu tư không sở hữu tài sản giao dịch mà thay vào đó là vay mượn từ nơi khác. Việc bán ra ngay lúc mượn và đợi thị trường giảm xuống để hoàn trả sẽ giúp NĐt kiếm lời tự sự chênh lệch giá.

Bán khống cổ phiếu là gì?

Bán khống cổ phiếu (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán đã có từ lâu đời. Bằng việc vay mượn và hoàn trả cổ phiếu từ người khác (nhà môi giới). Thay vì sở hữu CP ngay từ đầu, họ vay mượn để bán ra với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại CP này khi giá CP bị giảm.

Điều này có nghĩa là bạn dự đoán thị trường sẽ giảm điểm trong vài ngày tới hoặc thời gian nào đó trong tương lai. Bạn sẽ vay số lượng CP và bán ra ngay, sau đó đợi thị trường giảm điểm như mong đợi thì mua lại sổ CP đã vay và hoàn trả.

 

Việc bán khống cổ phiếu sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  • Dự đoán đúng: Nhà đầu tư sẽ thu về số lợi nhuận khổng lồ.
  • Dự đoán sai: NĐT thua lỗ bởi vì thị trường không giảm như kỳ vọng mà tăng lên đột ngột.

Nếu muốn tìm hiểu về nghiệp vụ bán khống, bạn nên xem qua The Big Short – một ví dụ điển hình cho việc bán khống chứng khoán tại Mỹ. Một câu chuyện có thật tại phố Wall – Hoa Kỳ, bài học về sự thành công của bán khống chứng khoán.

Tại thị trường Việt Nam có diễn ra bán khống không?

Tại thị trường Việt Nam, mua bán cổ phiếu được cho là có những thành tựu nổi bật trong thời gian gần đây. Vậy, bán khống cổ phiếu có được nhà nước công nhận không? Ảnh hưởng của bán khống và tác động đến các NĐT và TTCK là gì?

Có được phép thực hiện giao dịch bán khống?

Xét về mức độ pháp luật, việc mua bán khống đã được nhà nước cho phép tại thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán cơ sở thì không được chấp nhận, có nghĩa là mua bán khống riêng lẻ không được phép.

Tuy nhiên, có cung ắt có cầu, hình thức vay mượn CP từ các nhà đầu tư vẫn diễn ra giữa cá nhân với nhau, thông qua các hình thức mượn – trả từ các NĐT. Mặc dù nghiệp vụ này phức tạp và nhiều rủi ro. Tuy nhiên vẫn là hình thức “ngầm” và các NĐT vẫn lựa chọn để kỳ vọng về lợi nhuận của chúng.

Tại thị trường phái sinh: Việc bán khống này được phép và có đòn bẩy lên đến 1:20 lần tại các tổ chức tài chính, các công ty chứng khoán. Việc vay mượn CP với các kỳ hạn hoàn trả là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.

Lợi ích của bán khống chứng khoán là gì?

Tại Việt Nam, mua bán khống chứng khoán tại thị trường cơ sở là không được phép. Với các nước tiên tiến, bán khống đem đến những lợi ích sau:

  • Giúp NĐT kiếm được lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
  • Giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn nhờ giá CP thấp.
  • Giúp gia tăng giao dịch trên thị trường, phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là giúp ổn định biến động thị trường.
  • Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
  • Việc gia tăng cung sẽ gia tăng cầu, bởi thị trường đang cao sẽ giảm sức mua, khi hoạt động mua bán khống diễn ra, giúp gia tăng lượng mua vào từ NĐT. Do đó tính thanh khoản tăng lên, giúp thị trường chứng khoán đạt tính cân bằng. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường cũng được đảm bảo.
  • Giúp thị trường tẩy chay những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu.
  • Hạn chế tình trạng bong bóng cổ phiếu, thổi phồng TTCK.

Rủi ro

Bên cạnh các lợi ích trên, còn có những rủi ro mà NĐT cần nắm bắt trước khi tham gia vào nghiệp vụ này.

  • Thiệt hại tài chính, lỗ nếu như nhà đầu tư dự đoán thị trường không chính xác.
  • Dự đoán không phải chính xác 100%. Quá tập trung vào nghiệp vụ mua bán khống, NĐT dễ bỏ lỡ cơ hội từ thị trường cơ sở.
  • Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy không chính xác dẫn đến thua lỗ nặng nề.
  • Nếu mua bán khống tràn lan, sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát. Hậu quả nghiêm trọng của chúng là gây tổn thất thị trường cơ sở, và suy thoái kinh tế một đất nước.

Các bước bán khống cổ phiếu

Mặc dù nghiệp vụ này mang nhiều rủi ro, tuy nhiên chúng cũng là miếng pho mát béo bở mà NĐT nào cũng muốn chiếm lấy. Vậy muốn thực hiện bán khống, cần phải làm gì?

Để thực hiện giao dịch bán khống CP. Các NĐT cần thực hiện tuần tự các bước sau đây. 

  1. Nhà đầu tư sẽ mượn cổ phiếu nào đó khi dự đoán giá sẽ giảm trong tương lai. Thường thông qua môi giới.
  2. Bán cổ phiếu lập tức để chốt giá.
  3. Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn lúc vay mượn.
  4. Trả lại chứng khoán cho nhà môi giới hoặc NĐT cho vay mượn.

Lưu ý

Như vậy, theo lý thuyết, để trở thành tỷ phú chỉ trong thời gian ngắn, bạn chỉ cần thực hiện các bước trên. Tuy nhiên, thực tế lại là bài toán khó, để giảm thiểu rủi ro, các NĐT nên lưu ý:

  • Cần xác định điểm vay mượn, bán ra và hoàn trả hợp lý. Luôn giới hạn việc thua lỗ bằng định mức nhất định, nên dưới 10%.
  • Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, luôn có những rủi ro không thể đo lường, nên NĐT chỉ nên bán chứng khoán với số lượng nhất định.
  • Nghiệp vụ bán khống không dành cho các “newbie” hoặc nhà đầu tư còn non trẻ.
  • Hoạt động bán khống tại TTCK Việt Nam, có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh. Tỷ lệ các đòn bẩy thường được dùng là 1:5, 1:10 hoặc 1:20.

Cuộc cạnh tranh khắc nghiệt mang tên “bán khống”

Bán khống có xấu không?

Việc bán khống chứng khoán đã có từ lâu trên thế giới và diễn ra công khai, hợp pháp. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán là ngành nghề còn non trẻ. Tuy nhiên cũng rất sôi động với nhiều nhà đầu tư tham gia. 

Việc vay mượn chứng khoán và hoàn trả vào thời điểm TTCK đi xuống sẽ giúp NĐT kiếm được một khoản chênh lệch khá lớn. So với việc NĐT mua chứng khoán để đầu cơ, việc chốt lời khi TTCK hoặc cổ phiếu sụt giảm sẽ giúp gia tăng sức mua vào bên cạnh việc bắt đáy đầu cơ thông thường.

Ngoài yếu tố tâm lý của NĐT, các hoạt động vay và trả cổ phiếu cũng ẩn chứa những tiềm năng rủi ro. Bởi các cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới, đều bắt nguồn từ sự sụp đổ của TTCK. TTCK Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, các NĐT tham gia chưa lâu với mong muốn kiếm lời từ đầu cơ CP. Chính vì thế, với hoạt động vay mượn CP thì chỉ có một bộ phận nhỏ NĐT kiếm được lời.

Bán khống ảnh hưởng đến NĐT như thế nào?

Năm 2020, UBCKNN đã ban hành thông tư 120 cho phép việc bán khống chứng khoán có tài sản đảm bảo. Với việc TTCK Việt Nam tiếp cận và phát triển tiệm cận TTCK các nước khác đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các NĐT. Điều này khiến cho cuộc chơi giữa các NĐT trở nên cạnh tranh và khắc nghiệt hơn. 

Thị trường chứng khoán Việt Nam có chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là thị trường mới, sơ khởi với giao dịch hợp đồng tương lai và chứng quyền.  TTCK phái sinh hiện có quy mô rất nhỏ và con non trẻ. Tuy nhiên, các NĐT đã cảm thấy khó “cạnh tranh”, không kịp cập nhật thông tin thị trường dẫn đến đầu tư thua lỗ. Họ tin rằng có sự thao túng thị trường từ các NĐT lớn. 

Khi TTCK có thêm phương thức giao dịch bán khống. Biến động của thị trường sẽ càng kinh khủng hơn. NĐT lúc này không chỉ đơn giản là mua vào và đợi lãi thì bán ra như thị trường cơ sở. Tất cả các đòn bẫy, các thông tin và cơ hội chốt lời từ việc vay và hoàn trả chứng khoán sẽ phân cấp NĐT trên thị trường. Các NĐT chuyên nghiệp sẽ tận dụng bất cứ cơ hội, sự biến động trên thị trường cơ sở để làm nền tảng cho các giao dịch “bán khống” ở thị trường phái sinh.

Như đã nói ở trên, chỉ một bộ phận nhỏ NĐT là có thể thành công với sự biến động từ việc “bán khống chứng khoán”. Đòi hỏi NĐT phải có kiến thức chuyên môn, có sự chuyên nghiệp trong việc cập nhật và chắt lọc thông tin từ thị trường. 

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về bán khống là gì và bán khống trong thị trường chứng khoán. Infina mong rằng thông qua các kiến thức này, các nhà đầu tư sẽ tránh xa khỏi điều xấu xa đã khiến nhà nước phải thất thu. 

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Phượng Võ

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

5 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

5 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago