Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 1)

phí giao dịch chứng khoán
4.5/5 - (2 votes)

Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch, họ luôn quan tâm “giao dịch chứng khoán có mất phí không?” và so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty. Đối với một số nhà đầu tư thì không xem trọng và để ý đến phí này lắm, họ cho rằng các loại phí phải trả khi đầu tư chứng khoán này nhỏ và không đáng kể. Thực tế, nếu chọn đúng công ty với số tiền giao dịch hàng tỷ trở lên, mỗi năm các nhà đầu tư cũng sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu đồng thuế và phí khi giao dịch chứng khoán.

Hôm nay Infina sẽ cho các bạn biết tất tần tật về các loại phí trong giao dịch chứng khoán nhé!

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công (khớp lệnh mua và bán) trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán đó. Bởi vậy nên khoản phí này đôi khi còn được gọi là phí môi giới chứng khoán.

phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch được tính theo phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu là do công ty chứng khoán quy định và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của tổng giá trị giao dịch trong ngày và vị thế của khách hàng.

Với tổng số tiền giao dịch lớn thường có mức phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt ở một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư khi giao dịch có thể thương lượng, đàm phán với công ty đó để có mức phí giao dịch thấp hơn. Biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán sẽ khác nhau.

Trước đó theo điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15% – 0.5% trên tổng giao dịch. Việc bỏ mức sàn (tối thiểu) phí giao dịch tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch hoặc đưa ra mức phí thấp để cạnh tranh, điều này có lợi cho nhà đầu tư.

Các công ty chứng khoán như VPS, Mirae Asset, VNSC… đã từng áp dụng biểu phí giao dịch chứng khoán 0% trong thời gian ngắn hạn sau khi Thông tư 127/2018/TT-BTC được ban hành. Tuy nhiên, chính sách trên không được nhiều doanh nghiệp triển khai trong dài hạn, chỉ được triển khai trong một thời gian ngắn nhằm thu hút khách hàng.

Một số điểm quan trọng nhà đầu tư cần chú ý

phí giao dịch chứng khoán
Những điểm cần lưu ý về các loại phí giao dịch

Mức thu phí: Không được vượt quá mức 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay nằm trong khoảng 0.1% – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu năm thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có số lượng khách hàng ổn định nên không cần giảm phí để thu hút khách hàng mới.

Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN

khi mua cổ phiếu bạn cũng phải mất phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.

Cũng với ví dụ trên khi bạn mua 1 tỷ đồng cổ phiếu Vietcombank (VCB) thì bạn phải trả 1 triệu đồng, khi bạn bán cổ phiếu này đi thì bạn phải trả thêm 1 triệu đồng (giả sử giá VCB đứng yên, không tăng không giảm). Vậy là sau 1 lượt mua và bán cổ phiếu VCB bạn mất 2 triệu đồng (đây là áp dụng cho mức phí thấp nhất là 0.1%).

Với mức phí 0.15% thì số tiền phí bạn phải trả là 3 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán.

Với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả là 4 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công

Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.

Giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn.

Tùy theo chiến lược kinh doanh mà phí giao dịch của các công ty chứng khoán khác nhau. Và phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Mức phí này vào cuối ngày sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng (tổng số tiền giao dịch trong ngày).

Ví dụ: Bạn mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại FPTS, nếu trong một ngày tổng số tiền bạn giao dịch:

Dưới 200 triệu đồng thì mức phí là 0.15%. Từ 10 tỷ đến 15 tỷ thì mức phí là 0.1%. Từ 20 tỷ trở lên thì mức phí là 0.08%

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình và sử dụng Margin (đòn bẩy tài chính):

Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán

Có nghĩa là bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Với nhà đầu tư sử dụng Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Công thức tính lãi vay Margin

– Công thức tính Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày). Trong đó:

  • Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
  • Số tiền vay: là khoản tiền vay, ví dụ tỷ lệ ký quỹ là 30%, nhà đầu tư có 30 triệu và công ty chứng khoán cho vay 70 triệu để mua cổ phiếu, thì 70 triệu là số tiền vay.
  • Mức lãi: được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán, phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.

Lãi Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch, Margin bắt đầu tính lãi/phí phạt từ ngày thứ 02 trở đi.

Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

chứng khoán phái sinh

Công thức tính các loại phí khi chơi chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

  • Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
  • Phí sở = 2.700/hđ
  • Thuế = 5.000-6.000/hđ
  • Phí sở qua đêm = 2.550/hđ/ngày
  • Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.

Tạm kết

Như vậy các nhà đầu tư đã biết được các loại phí giao dịch chứng khoán và cách tính qua bài viết này. Hãy đón chờ phần tiếp theo mà Infina sẽ gửi đến các nhà đầu tư nhé.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức