Cách loại hình ngân hàng ở Việt Nam? Tổng hợp các ngân hàng 2025

tất tần tật về ngân hàng trong 5 phút
Đánh giá tại đây

1. Hiện nay ở Việt Nam đang có các loại hình ngân hàng nào?

1.1. Ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2

Trước năm 1991, ngân hàng cấp 1 (hệ thống ngân hàng do nhà nước quản lý và điều hành toàn bộ) chịu trách nhiệm thực hiện cả chức năng quản lý lẫn kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cấp 1 không hoạt động hiệu quả dẫn đến những tác động không tích cực cho nền kinh tế. 

Để khắc phục những hạn chế này, từ năm 1991, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tái cấu trúc theo mô hình ngân hàng hai cấp dưới sự lãnh đạo của ông Cao Sỹ Kiêm – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thời điểm đó.

Theo mô hình này:

  • Ngân hàng cấp 1 (hay còn gọi là Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Trung ương) giữ vai trò quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống. Ngân hàng cấp 1 có các nhiệm vụ quan trọng như phát hành tiền, kiểm soát chính sách tiền tệ, và giám sát hoạt động của ngân hàng cấp 2, với mục tiêu chính là ổn định nền kinh tế vĩ mô.
  • Ngân hàng cấp 2 (còn gọi là Ngân hàng Thương mại) tập trung vào hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, thanh toán, và tiết kiệm. Hoạt động của ngân hàng cấp 2 được thực hiện theo quy định và sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo tuân thủ các chính sách tiền tệ và luật pháp hiện hành.

1.2. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính hoạt động với mục tiêu chính là tạo lợi nhuận thông qua các giao dịch tiền tệ và dịch vụ tài chính. Hoạt động của ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên nguồn tiền huy động được từ khách hàng thông qua các sản phẩm của ngân hàng, sau đó dùng số tiền huy động này cung cấp các dịch vụ như cấp tín dụng, chiết khấu, và thanh toán.

Với tư cách là doanh nghiệp thương mại, ngân hàng thương mại vận hành dựa trên nguyên tắc kinh tế và luôn hướng đến mục tiêu sinh lời. Hoạt động của ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi pháp luật, cho phép thực hiện nhiều loại hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính.  

1.2.1. Ngân hàng thương mại quốc doanh

Ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập với 100% vốn từ ngân sách nhà nước. Hiện nay, các ngân hàng này đã phát hành trái phiếu để huy động vốn, đáp ứng xu thế hội nhập tài chính toàn cầu. Đồng thời, việc cổ phần hóa cũng được thực hiện nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

1.2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng và kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.

1.2.3. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với toàn bộ vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nước ngoài. Đây là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (có chủ sở hữu là ngân hàng nước ngoài) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ).

1.2.4. Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng thương mại nước ngoài thông qua việc góp vốn. Mọi hoạt động của ngân hàng liên doanh đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

1.3. Ngân hàng chính sách

Ngân hàng chính sách được thành lập bởi Thủ tướng Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Chính phủ quy định nội dung hoạt động và chịu trách nhiệm quản lý chung đối với ngân hàng chính sách. Nhà nước là chủ sở hữu, với Hội đồng quản trị làm đại diện trực tiếp. Hội đồng này thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ nhằm đảm bảo ngân hàng chính sách thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các mục tiêu kinh tế – xã hội.

1.4. Ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân, được thành lập thông qua sự góp vốn của các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác. Hoạt động chính của ngân hàng hợp tác xã là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và điều hòa vốn trong mạng lưới các quỹ tín dụng nhân dân.

Quỹ tín dụng nhân dân, một thành phần quan trọng trong hệ thống này, được thành lập bởi các pháp nhân, cá nhân, và hộ gia đình theo hình thức hợp tác xã. Mục tiêu của quỹ tín dụng nhân dân là hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên.

2. Tổng hợp các ngân hàng tại Việt Nam

Bảng dưới đây là danh sách tổng hợp mới nhất năm 2025 về các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam:

STTTên viết tắtTên đầy đủNgày thành lập
1VPBankNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng12/08/1993
2BIDVNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam26/04/1957
3VietcombankNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam01/04/1963
4VietinBankNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam26/03/1988
5MBBANKNgân hàng TMCP Quân đội04/11/1994
6ACBNgân hàng TMCP Á Châu04/06/1993
7SHBNgân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội13/11/1993
8TechcombankNgân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam27/09/1993
9AgribankNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam26/03/1988
10HDBankNgân hàng TMCP Phát triển TP.HCM04/01/1990
11LienVietPostBankNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt28/03/2008
12VIBNgân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam18/09/1996
13SeABankNgân hàng TMCP Đông Nam Á24/03/1994
14VBSPNgân hàng Chính sách Xã hội04/10/2002
15TPBankNgân hàng TMCP Tiên Phong05/05/2008
16OCBNgân hàng TMCP Phương Đông10/06/1996
17MSBNgân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam12/07/1991
18SacombankNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín21/12/1991
19EximbankNgân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam24/05/1989
20SCBNgân hàng TMCP Sài Gòn01/01/2012
21VDBNgân hàng Phát triển Việt Nam19/05/2006
22Nam A BankNgân hàng TMCP Nam Á21/10/1992
23ABBANKNgân hàng TMCP An Bình13/05/1993
24PVcomBankNgân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam16/09/2013
25Bac A BankNgân hàng TMCP Bắc Á01/09/1994
26UOBNgân hàng United Overseas Bank21/09/2017
27WooriNgân hàng Woori Việt Nam31/10/2016
28HSBCNgân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam08/09/2008
29SCBVLNgân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam08/09/2008
30PBVNNgân hàng Public Bank Việt Nam24/03/2016
31SHBVNNgân hàng Shinhan Việt Nam29/12/2008
32NCBNgân hàng TMCP Quốc Dân18/09/1995
33VietABankNgân hàng TMCP Việt Á04/07/2003
34Viet Capital BankNgân hàng TMCP Bản Việt25/12/1992
35DongA BankNgân hàng TMCP Đông Á01/07/1992
36VietbankNgân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín02/02/2007
37ANZVLNgân hàng ANZ Việt Nam09/10/2008
38OceanBankNgân hàng TMCP Đại Dương30/12/1993
39CIMBNgân hàng CIMB Việt Nam31/08/2016
40KienlongbankNgân hàng TMCP Kiên Long27/10/1995
41IVBNgân hàng TNHH Indovina21/01/1990
42BAOVIET BankNgân hàng TMCP Bảo Việt14/01/2009
43SAIGONBANKNgân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương16/10/1987
44Co-opBankNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam01/07/2013
45GPBankNgân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu13/11/1993
46VRBNgân hàng Liên doanh Việt – Nga19/11/2006
47CBNgân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam01/09/1989
48HLBVNNgân hàng Hong Leong Việt Nam29/12/2008
49PG BankNgân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex13/11/1993

 

3. Có bao nhiêu ngân hàng có 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tài chính đầy tiềm năng, thu hút nhiều ngân hàng quốc tế đến đầu tư và phát triển. Hiện nay, có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động, bao gồm ANZ, Hong Leong Bank, Public Bank, CIMB Bank, Woori Bank, Standard Chartered Bank, Shinhan Bank, HSBC, và UOB.  

Trong môi trường hội nhập kinh tế, sử dụng các ngân hàng này sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích như: trải dịch vụ tài chính hiện đại với tiêu chuẩn quốc tế, từ tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng, vay vốn đến các ứng dụng ngân hàng số tiện lợi. Đặc biệt, mạng lưới chi nhánh toàn cầu cũng sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch quốc tế và mở rộng kết nối kinh doanh.  

Không chỉ cung cấp dịch vụ chất lượng cao, các ngân hàng nước ngoài còn áp dụng những công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn và bảo mật tối ưu cho thông tin khách hàng. Nhờ đó, khách hàng không chỉ cảm thấy an tâm mà còn có thêm nhiều lựa chọn tài chính phù hợp với nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp.  

Cuối cùng, sự hiện diện của các ngân hàng quốc tế góp phần làm đa dạng hóa thị trường tài chính Việt Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đây chính là cơ hội để người dân tiếp cận với những dịch vụ tiên tiến, giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.