Nội dung chính
1. Livestream là phá nát thị trường kinh tế?
Nay chúng ta thường theo trào lưu, như dạo này trào lưu là livestream, bán hàng qua Affiliate Marketing. Nhưng khi theo trào lưu như vậy, lại không làm chủ được cái cốt lõi trong hệ thống bán hàng của mình.
Xin thưa là sau một thời gian, các sàn TMĐT thay đổi chính sách một cái, người ta làm khó các nhà bán hàng một cái… lập tức tất cả các nhà bàn hàng, các công ty khởi nghiệp tối hôm trước còn nghĩ là ngày mai có tiền vô, nhưng ngày hôm sau mọi thứ sụp đổ.
Dạo này tôi thấy rất nhiều buổi livestream bán hàng đại hạ giá, ở nước ngoài cũng có chuyện này, livestream bán hàng giảm giá ầm ầm, sale tới 50%… Những cái đó sẽ phá nát thị trường.
Một trong những cái cốt lõi của vấn đề là phải làm sao làm chủ được kênh bán hàng của chúng ta. Đừng quá thuộc vào những kênh bán hàng theo trào lưu. – Shark Lê Hùng Anh chia sẻ
P/s: Quan điểm bạn thế nào? Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Tiền gửi ngân hàng của dân tiếp tục lập kỉ lục mới
Theo dữ liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước cập nhật, đến cuối tháng 3/2024, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng là hơn 13,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 143 nghìn tỷ so với tháng 2, tuy nhiên vẫn thấp hơn cuối năm 2023 là hơn 71 nghìn tỷ đồng.
Cả tiền gửi cá nhân và tiền gửi của tổ chức kinh tế đều tăng trưởng dương trong tháng
Trong đó, tiền gửi của dân cư lập kỷ lục mới.
Chứng tỏ dân mình tiền sẵn cực kì nhiều, lãi suất thấp mà vẫn đem gửi tiết kiệm. Vậy kênh chứng khoán chưa thực sự đủ mạnh để thu hút các NĐT cá nhân cũng như tổ chức nhảy vào cuộc nên chu kì này mới có sự phân hoá dòng tiền ở các nhóm ngành và các CP cơ bản có nền tảng câu chuyện kinh doanh tốt thì mới hút được dòng tiền về. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Triệu tập gần 100.000 nhà đầu tư trong vụ FLC
Theo dự kiến, phiên tòa diễn ra sáng 22.7 tới, kéo dài trong nhiều ngày. Thẩm phán Vũ Quang Huy được phân công làm chủ tọa phiên tòa. 6 kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP.Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên xử.
Trong số 50 bị cáo hầu tòa, ông Trịnh Văn Quyết bị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Hai em gái ông Quyết bị truy tố với vai trò đồng phạm, gồm Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga.
Nhiều cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC và các công ty trong “”hệ sinh thái”” cũng vướng lao lý, gồm: Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Thiện Phú (cựu Kế toán trưởng Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS)…
Ngoài ra, hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị xét xử với trách nhiệm liên đới. Điển hình như: Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE), Lê Hải Trà (cựu Phó giám đốc HOSE), Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước)…
Có khoảng 80 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong số này, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có 4 luật sư bào chữa.
Đặc biệt, để phục vụ xét xử, tòa án triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS, với tư cách là bị hại; đồng thời, triệu tập 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Từ diễn giả dạy làm giàu đến công ty thua lỗ nặng
Nguyễn Thành Tiến, diễn giả tự xưng chuyên gia bất động sản hàng đầu Việt Nam, đang đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang (VLA).
Doanh Thu Lao Dốc
Năm 2023, VLA ghi nhận doanh thu 10,98 tỷ đồng, giảm mạnh 21,49 tỷ so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 132 triệu đồng, bằng 3% kế hoạch và giảm 96% so với năm trước.
Khó Khăn Kinh Doanh
VLA buộc phải thanh lý hợp đồng mua khách sạn trị giá 18 tỷ đồng do gặp khó khăn trong khai thác kinh doanh.
Quảng Cáo Khủng Nhưng Không Hiệu Quả
Ngày 26/2/2024, VLA quyết định dùng gần 20 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu mới, 60% trong số đó dành cho quảng cáo và marketing, nhưng kết quả không như mong đợi.
Uy Tín Bị Thách Thức
Nguyễn Thành Tiến tự nhận đã định giá 1.200 tài sản cho Techcombank, nhưng ngân hàng này phủ nhận, chỉ hợp tác với các công ty định giá uy tín. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. HDBank chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỉ lệ 30%
Với tổng tỉ lệ cổ tức lên đến 30%, HDBank là ngân hàng chia cổ tức cao nhất năm 2024 (không kể Techcombank chia cổ tức lớn sau chuỗi nhiều năm không chia cổ tức). HDBank luôn chia cổ tức cho cổ đông cao dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liền. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, HDBank này đã trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức dự kiến thực hiện trong năm 2025 lên đến 30%, gồm tối đa 15% tiền mặt.
Theo tài liệu được công bố, đối với cổ tức bằng tiền mặt, ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức là 15/7/2024, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/7/2024. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt dự kiến là 26/7/2024. Cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ được nhận 1.000 đồng/cổ phiếu.
Đồng thời, HDBank cũng triển khai chia cổ tức bằng cổ phiếu theo nghị quyết được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỉ lệ 20%. Cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng được hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ phân phối là 100:20 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới).
Thời điểm chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền sẽ được công bố sau khi có chấp thuận của các cơ quan chức năng, dự kiến trong quý III/2024.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý I/2024, HDBank đạt tăng trưởng tín dụng trên 6,2%, mức cao trong ngành. Lợi nhuận trước thuế lên đến 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Đọc thêm & thảo luận tại đây