Cash Flow là một trong những thuật ngữ vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Nhờ có thông tin về Cash Flow, bạn có thể đánh giá sự ổn định và tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, quản lý Cash Flow tốt quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, qua bài viết này, Infina sẽ cùng các bạn tìm hiểu Cash Flow là gì cũng như cách quản lý dòng tiền hiệu quả nhất!
Nội dung chính
Cash Flow là gì?
Cash Flow hay dòng tiền là sự chuyển động của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền mặt trong một công ty, doanh nghiệp. Dòng tiền cần được duy trì để hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi. Thuật ngữ Cash Flow được sử dụng khi phân tích báo cáo tài chính, thể hiện hoạt động ra vào của đồng tiền trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm tài chính nào đó.
Dòng tiền bao gồm các loại chính:
- Dòng tiền thuần (Net Cash Flow – NCF).
- Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow – DCF).
- Dòng tiền tự do (Free cash flow – FCF).
- Dòng tiền vào và dòng tiền ra,…
Một số thuật ngữ liên quan tới Cash Flow mà bạn cần biết
Free Cash Flow là gì?
Free Cash Flow (FCF) hay dòng tiền tự do là một thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sản sinh dòng tiền mặt. Dòng tiền tự do dùng để chỉ nguồn tiền mặt do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, sau khi trừ đi các chi phí tài sản.
Công thức tính dòng tiền tự do FCF:
Dòng tiền tự do = Dòng tiền của hoạt động kinh doanh – Chi phí đầu tư
Net Cash Flow là gì?
Net Cash Flow hay còn được gọi là dòng tiền thuần. Net Cash Flow là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các khoản đầu tư, kinh doanh sau khi đã trừ đi các chi phí trong doanh nghiệp. Các khoản tiền này bao gồm: dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền thu được từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thu được từ hoạt động tài chính.
Công thức tính Net Cash Flow:
NCF= Tổng tiền mặt – Tổng nợ phải trả.
Operating Cash Flow là gì?
Operating Cash Flow (OCF) có nghĩa là lưu chuyển tiền thuần. Operating Cash Flow (OCF) thể hiện doành tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
OCF là thước đo cho lượng tiền mặt được sản sinh ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường ngày. OCF phản ánh cho sự chênh lệch giữa tổng giá trị tiền thu vào và tổng giá trị tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh xét trong kỳ báo cáo.
Công thức tính OCF:
Để tính được lưu chuyển tiền tệ, bạn có thể dùng một trong hai công thức sau:
- OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
- OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế
Cash Flow Statement là gì?
Cash Flow Statement (CFS) hay còn gọi là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một trong năm loại báo cáo tài chính mà kế toán sử dụng trong quá trình quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp.
CFS là một bản báo cáo tài chính về những thay đổi trong tiền và các khoản thu chi tương đương với tiền của một doanh nghiệp. Giống như báo cáo thu nhập, Cash Flow Statement giúp đo lường hiệu quả quản lý tài chính của công ty, nghĩa là công ty tạo ra tiền mặt tốt như thế nào
Cumulative Cash Flow là gì?
Cumulative Cash Flow có nghĩa là dòng tiền tích lũy trong doanh nghiệp. Dòng tiền tích lũy là một thuật ngữ có thể được sử dụng cho các dự án hoặc một công ty. Dòng tiền tích lũy được tính bằng cách cộng tất cả các dòng tiền từ khi thành lập công ty hoặc dự án.
In Cash là gì?
In Cash là một thuật ngữ phổ biến trong ngành tài chính. Cash dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiền mặt. In Cash thể hiện tình trạng của dòng tiền mặt đang lưu động trong doanh nghiệp.
App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu
Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn với lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.
Cách quản lý dòng tiền hiệu quả nhất
Có kế hoạch chi tiêu hiệu quả
Để có thể quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả và dễ dàng, bạn cần lập một kế hoạch, đơn giản nhất là quản lý bằng bàng tính – Excel. Bảng tính cần ghi đầy đủ những dự kiến trong tương lai về các khoản tiền sẽ phải chi, khoản dự trù cho mốc thời gian cụ thể.
Một kế hoạch rõ ràng cụ thể cho quản lý dòng tiền mặt sẽ cảnh báo cho bạn biết những chương trình sẽ diễn ra như quảng cáo, hay các chương trình khuyến mãi để chuẩn bị trước khoản chi. Từ đó để tính toán hợp lý các chi phí mà không ảnh hưởng đến các khoản khác đã dự trừ từ trước.
Quản lý từng khoản tiền một cách rõ ràng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc nắm được doanh nghiệp hiện đang có bao nhiêu tiền và đã chi tiêu, bạn cần có kế hoạch quản lý dòng tiền để có thể quản lý tốt dòng tiền.
Bởi vì hoạt động thu chi của doanh nghiệp diễn ra liên tục và cũng nhằm nhiều mục đích khác nhau như: Tiền hàng, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, các khoản tiền rủi ro, … Do vậy, bạn cần phải quản lý tiền mặt theo các nhóm khác nhau gắn với mỗi hoạt động kinh doanh.
Với cách quản lý dòng tiền như vậy, bạn không chỉ đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh mà còn dễ dàng trong việc tính toán tổng thu chi, lãi lỗ cũng như nắm bắt được những điểm sơ hở khi lượng tiền thu vào và chi ra không tương xứng với nhau.
Dự trù chính xác khoản chi phí phát sinh
Ngoài hai điểm nêu trên, khi quản lý tiền mặt là luôn phải có một khoản bỏ ra để dự trù các khoản phát sinh bất ngờ hoặc các rủi ro không lường trước. Việc dự trù chi phí phát sinh như vậy nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Nếu như bạn không dự trù trước được những khoản này, khi rủi ro lớn đột ngột xảy ra sẽ khiến bạn vay tiền không kịp. Hoặc trong trường hợp rủi ro vừa đúng lúc gần hết tiền thì việc phát sinh rủi ro này sẽ khiến công việc kinh doanh gặp rắc rối. Đây cũng chính là lý do vì sao hay xảy ra các cuộc khủng hoảng nội bộ của một công ty cho dù đó là công ty lớn hay nhỏ nếu rủi ro phát sinh xảy ra liên tục.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về Cash Flow là gì và cách tính Cash Flow một cách chính xác nhất. Hi vọng rằng, với những kiến thức này, bạn đã hiểu rõ hơn về dòng tiền và cách quản lý chúng sao cho hiệu quả.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm