Bạn có bao giờ cảm thấy “vòng xoáy” tiền bạc khiến bản thân căng thẳng? Yên tâm, bạn không phải người duy nhất cảm thấy thế! Nhưng tin vui là bạn hoàn toàn có thể giải quyết nỗi lo âu này bằng cách áp dụng 4 quy tắc cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả.
Nội dung chính
Quy Tắc 1: Giao việc cho tiền của bạn
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất quy tắc này chỉ đơn giản là: Đừng để tiền của bạn “rảnh rỗi”. Mỗi khi nhận lương hay có thu nhập, hãy giao cho từng đồng lương một công việc cụ thể. Ngay khi nhận được tiền, hãy tự hỏi: “Số tiền này cần dùng vào việc gì từ giờ đến kỳ lương sau?”. Sau đó, phân bổ tất cả vào các danh mục cụ thể như chi tiêu, tiết kiệm, hoặc đầu tư.
Áp dụng với 3 bước:
Bước 1. Có tiền: Dù là lương hay khoản thu nhập bất kỳ, đều bắt đầu từ đây.
Bước 2. Chia tiền có mục đích: Chia tiền vào các quỹ như quỹ tiêu dùng, tiết kiệm, hoặc đầu tư.
Bước 3. Làm theo kế hoạch: Bạn đã lên kế hoạch cho từng đồng thu, giờ chỉ cần thực hiện kế hoạch thôi!
Cách nguyên tắc này hoạt động:
Khi mọi đồng tiền đã được giao việc, bạn không còn lo lắng “liệu mình có tiêu quá tay?” hay “mua cái này có ổn không?”. Bạn chỉ cần theo dõi kế hoạch, để mọi thứ luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Quy Tắc 2: Chia nhỏ miếng bánh to
Những khoản chi lớn như bảo hiểm, quà tết hay sửa chữa nhà cửa như một miếng bánh to khó nuốt. Nhưng thay vì để chúng làm bạn đau đầu, hãy chia nhỏ chúng thành những khoản dễ “tiêu hóa” hơn. Hãy liệt kê trước về những khoản chi lớn không thường xuyên. Sau đó, chia nhỏ thành khoản tiết kiệm hàng tháng để chuẩn bị.
Áp dụng với 3 bước:
Bước 1. Nhìn ra vấn đề: Xác định các chi phí lớn như học phí, bảo hiểm hay lễ hội.
Bước 2. Tiết kiệm nhỏ, đều đặn: Dùng tính năng của Infina để đặt mục tiêu và tiết kiệm hàng tháng.
Bước 3. Chi dễ dàng: Khi đến hạn, bạn đã có sẵn tiền mà không lo thiếu trước hụt sau.
Cách nguyên tắc này hoạt động:
Thay vì bị “choáng” với những chi phí bất ngờ, bạn giờ đây hoàn toàn sẵn sàng đối mặt. Nhờ có sự chuẩn bị trước, bạn thoải mái hơn trong chi tiêu mà vẫn giữ được sự cân bằng tài chính.
Quy Tắc 3: Linh Hoạt Với Ngân Sách
Không ai hoàn hảo, kế hoạch tài chính của bạn cũng vậy! Nếu có lúc tiêu quá ngân sách một chút, đừng lo. Chỉ cần điều chỉnh lại và tiếp tục.
Nếu bạn “lỡ tay” chi quá cho một khoản nào đó, hãy chuyển tiền từ một danh mục khác để bù đắp. Không cần cảm thấy tội lỗi – tiền của bạn, bạn quyết định!
Áp dụng với 3 bước:
- Nhận diện vấn đề: Xem khoản chi nào vượt kế hoạch.
- Điều chỉnh ngay: Chuyển tiền từ danh mục khác, như quỹ giải trí hay chi tiêu linh hoạt sang để bù đắp.
- Bình tĩnh tiếp tục: Đừng tự trách, kế hoạch nào cũng cần điều chỉnh.
Cách nguyên tắc này hoạt động:
Cuộc sống luôn thay đổi, và việc tài chính của bạn linh hoạt theo là điều cần thiết. Quy tắc này giúp bạn quản lý tiền bạc một cách thực tế, thoải mái hơn mà không cảm thấy bị ràng buộc.
Quy Tắc 4: Để Tiền “Già” Hơn
Nghe lạ đúng không? Nhưng ý nghĩa rất đơn giản: tăng thời gian từ lúc bạn kiếm được tiền và khi bạn chi tiêu nó. Hay nói cách khác, giữ tiền của bạn lâu hơn. Hãy tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu và cố gắng giữ lại tiền lâu nhất có thể. Dần dần, bạn sẽ đến giai đoạn mà những hóa đơn hôm nay được chi trả bằng thu nhập từ tháng trước (hoặc xa hơn!).
Áp dụng với 3 bước:
Bước 1. Chi tiêu có kế hoạch: Chỉ tiêu cho những thứ thực sự quan trọng.
Bước 2. Kiên trì tiết kiệm: Đầu tư dài hạn hoặc gửi tiết kiệm kỳ hạn.
Bước 3. Quan sát thay đổi: Sau một thời gian, bạn sẽ thấy dòng tiền của mình ngày càng thoải mái hơn.
Cách nguyên tắc này hoạt động:
Bạn không còn “chạy đua với thời gian” nữa. Thay vào đó, lúc nào bạn cũng có dư một khoản, tiền bạc của bạn trở thành nguồn hỗ trợ dài hạn, mang lại sự yên tâm cho các kế hoạch lớn trong tương lai.