3 dấu hiệu mạnh mẽ để nhận biết sự đảo chiều của thị trường

3 dấu hiệu mạnh mẽ để nhận biết sự đảo chiều của thị trường
Đánh giá tại đây

Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!

Lưu ý quan trọng

Trước khi kết thúc bài viết, có một điều quan trọng đó là bạn phải hiểu rằng không có cách nào thực sự, kể cả những cách trong bài viết này có thể dự đoán chính xác sự đảo chiều trong mọi điều kiện thị trường. Việc theo dõi sức mạnh tổng thể của xu hướng, sự phân kỳ và biến động giá đột ngột là những dấu hiệu gợi ý về khả năng thị trường thay đổi, nhưng không có cách nào có thể dự đoán độc lập và chính xác cả.

Làm sao để nhận biết được sự đảo chiều? Câu hỏi mà đại đa số trader đều đang tìm cách trả lời. Không có cách thức cụ thể để dự đoán sự thay đổi của thị trường, tuy nhiên các trader có thể làm được điều này dựa vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng. Tuy nhiên sự đảo chiều có thể nhận biết được trong một số điều kiện thị trường nhất định chứ không phải lúc nào ta cũng làm được điều này

Post này ta đi sâu vào hành vi giá, các mô hình và hành động giá cụ thể lặp đi lặp lại trong điều kiện thị trường nhất định giúp trader nhận biết được sự đảo chiều

Cú hồi sâu

Một trong những yếu tố quan trọng nhất bạn cần xem xét khi phân tích thị trường đó chính là sức mạnh của xu hướng.

Xu hướng tăng vững chắc sẽ tạo được đỉnh đáy sau cao hơn trước (hoặc đỉnh đáy thấp hơn đỉnh đáy trước trong xu hướng giảm). Với những đợt hồi không đe dọa đến xu hướng chính thì nó lại trở thành yếu tố củng cố thêm cho xu hướng.

Các trader thường hiểu nhầm rằng các cú hồi là dấu hiệu thể hiện xu hướng yếu đi. Nhưng nếu bạn chú ý sẽ thấy, một xu hướng đi thẳng mà không có đợt hồi nào thường không bền vững. Trái lại, các xu hướng dài hạn sẽ có những đợt hồi để tạo đà và củng cố cho xu hướng chính. Nhưng ở đây là chúng ta đang nói đến những cú hồi nông, không đe dọa đến xu hướng chính. Như biểu đồ bên dưới

Các cú pullback được đánh dấu bằng mũi tên màu vàng. Khi so sánh cú hồi này với cú hồi ở mũi tên màu đỏ các bạn sẽ thấy, rõ ràng cú hồi ở mũi tên màu đỏ có lực mua mạnh hơn rất nhiều ở đáy xu hướng giảm. Sau đó mặc dù người bán nỗ lực đẩy giá xuống thấp hơn để tạo đáy mới nhưng lực bán không mạnh, khiến đáy mới vừa được tạo thì thị trường đã tăng lên lại mạnh mẽ hơn.

Cú hồi mạnh trước đó mà trader cần chú ý tới khả năng đảo ngược.

Nếu bạn thấy một xu hướng bắt đầu có sự chuyển đổi khi mà các đợt giá hồi thường xuyên hơn và sâu hơn thì đó là dấu hiệu tiềm năng của việc xu hướng đang yếu đi và cũng là cơ hội cho những người giao dịch ngược xu hướng tham gia vào thị trường.

Phân kỳ

Phân kỳ cũng là một cách thức phổ biến khác mà trader dùng để xác nhận sức mạnh của xu hướng.

Ý tưởng của cách thức này là trong một xu hướng vẫn còn hiệu lực, thì có thể động lượng hoặc tốc độ của thị trường khi tiếp tục xu hướng có thể bị chậm lại. Nó có thể trở thành dấu hiệu sớm của sự đảo ngược tiềm năng.

Sự phân kỳ thường được xác định bằng cách sử dụng một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến như MACD, RSI hoặc Stochastic. Cách thức là thị trường tạo đỉnh cao hơn trong xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm trong khi đỉnh đáy trên chỉ báo kĩ thuật thì ngược lại. Đó là tín hiệu phân kỳ báo hiệu sự đảo chiều có thể sẽ xảy ra.

Như biểu đồ trên, thị trường tạo đáy thấp hơn trong xu hướng giảm. Nhưng chỉ báo MACD lại tạo đáy cao hơn, ngược lại với biểu đồ giá. Đây là tín hiệu phân kỳ cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều.

Theo dõi sự chuyển động giá đột ngột

Đối với trader mới thì họ thường bất ngờ với việc này. Như đã nói phía trên, một xu hướng dài hạn thường sẽ hình thành những cú hồi không đe dọa đến xu hướng mà còn đảm bảo tính liên tục dài hạn của nó. Nếu giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh theo cùng một hướng thì thường đà này không giữ được lâu bền. Hiểu được điều này rất quan trọng trong việc nhận biết sự đảo chiều.

Tác giả: Kiến Khoa