Vốn điều lệ (VĐL) là một khái niệm mà các nhà đầu tư cũng khá quan tâm khi lựa chọn một cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu trong ngành ngân hàng. Vậy vốn điều lệ là gì, cùng Infina tìm hiểu sau bài viết này nhé!
Nội dung chính
Vốn điều lệ công ty là gì?
Vốn điều lệ tiếng Anh là gì? VĐL là từ viết tắt của Authorized Capital. Đây là một thuật ngữ chuyên môn trong ngành kinh tế.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Khoản 34 Điều 4, VĐL công ty là tổng giá trị của tài sản do tất cả các thành viên trong công ty và chủ sở hữu công ty đã đóng góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập công ty.
Về ý nghĩa, VĐL công ty không hẳn là đơn vị được dùng để đo lường tiềm lực tài chính của công ty.
Có một số công ty có vốn điều lệ cao và tiềm lực tài chính thực sự mạnh như là các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp chỉ mới thành lập, nhưng lại đăng ký mức VĐL cao để tạo lợi thế trong kinh doanh mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế.
VĐL ngân hàng là gì?
Hầu hết các hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần. Vốn điều lệ của ngân hàng ở đây chính là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Các cổ đông của ngân hàng có thể chọn các hình thức góp vốn vào ngân hàng bằng cách mua các cổ phiếu được phát hành lần đầu của ngân hàng.
Xem thêm: IPO là gì? Ưu và nhược điểm của IPO là như thế nào?
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Vốn điều lệ và vốn pháp định
Pháp định ở đây có nghĩa là pháp luật quy định. Về bản chất vốn pháp định và VĐL đều là loại vốn ban đầu khi một tổ chức bắt đầu thành lập.
Vốn pháp định là mức vốn mà pháp luật quy định tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp. Mức vốn pháp định này do các cơ quan có thẩm quyền ấn định.
Quy định của nhà nước về vốn pháp định của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam khá rõ ràng và chặt chẽ. Bởi vì ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt, nên phải có các quy định kiểm soát chặt chẽ.
Các loại tài sản được góp vào VĐL
Theo luật Doanh nghiệp 2022, tài sản đóng góp vào vốn điều lệ là tiền Việt Nam Đồng, các ngoại tệ chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống các bí quyết, kỹ thuật công nghệ, tài sản có thể định giá bằng tiền Việt Nam đồng.
Nói đơn giản hơn, có nghĩa tất cả những tài sản có thể quy đổi được bằng Việt Nam đồng đều có thể góp vào VĐL, miễn là có các văn bản thỏa thuận đồng ý của các thành viên còn lại về giá trị tài sản của thành viên góp vốn.
Ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng
Khác với công ty, vốn điều lệ của ngân hàng có nhiều ý nghĩa hơn.
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng về bản chất là tín dụng, nên yêu cầu nguồn vốn cực kỳ lớn. Khi VĐL lớn, tỷ lệ cạnh tranh và nguồn vốn duy trì cho chi phí hoạt động đầy đủ và tốt hơn.
- Việc xác định rõ tỷ lệ góp vốn điều lệ của ngân hàng là nguồn dữ liệu chính, để phân chia lợi nhuận trong trường hợp hoạt động kinh doanh có lãi, hoặc phân chia rủi ro khi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nguy hiểm.
- Trong các ngân hàng, tỷ lệ sở hữu VĐL có ảnh hưởng đến quyết định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Dựa vào hình thức bỏ phiếu biểu quyết.
Các lưu ý khi đăng ký VĐL
Vốn điều lệ không giới hạn mức đăng ký
Đối với vấn đề này, Nhà nước Việt Nam không có quy định giới hạn mức vốn đăng ký và việc để vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng VĐL là sự cam kết trách nghiệm bằng tài sản và vật chất của các thành viên đối với đối tác kinh doanh và khách hàng của mình. Khi đăng ký với số vốn điều lệ quá thấp sẽ dẫn đến việc khó tạo niềm tin cho đối tác.
Khi đăng ký vốn điều lệ ở mức quá cao, trách nhiệm vật chất và tài sản tăng; rủi ro của người góp vốn cũng tăng lên theo.
Khi đăng ký VĐL, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố quan trọng như: khả năng tài chính, quy mô hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
Thay đổi vốn điều lệ
Việc thay đổi vốn điều lệ của các công ty tổ chức có thể thực hiện bất cứ lúc nào theo luật doanh nghiệp.
Các công ty và tổ chức chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và gửi về Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Đối với các công ty cổ phần, việc tăng VĐL còn có thêm hình thức thông qua việc chào bán cổ phiếu.
Có cần chứng minh VĐL khi mở công ty?
Câu trả lời ở đây cho việc này là không cần phải chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty với các tổ chức như ngân hàng hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác.
Trên thực tế, pháp luật có quy định các thành viên trong công ty cần phải bổ sung VĐL trong vòng 90 ngày kể từ khi công ty thành lập.
Hiện tại ở Việt Nam, chưa có cơ quan nào kiểm tra về mức vốn điều lệ phải đúng theo mức vốn đăng ký. Nội bộ của doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng theo luật pháp Việt Nam. Chịu trách nhiệm trong phạm vi số VĐL mà mình đã đăng ký khi xảy ra các vấn đề về giải thể, phá sản; đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động đối tác và các chủ nợ.
Tổng kết
Infina hy vọng đã giải đáp được các thắc mắc của độc giả về vốn điều lệ là gì. Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: