TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 – 14/8

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 - 15/1/2025
Đánh giá tại đây

1. Vì sao TCB là vua trong ngành ngân hàng

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 - 14/8

1. Đánh giá kết quả kinh doanh quý 2/2024

Điểm qua báo cáo tài chính

Trong Q2/2024, thu nhập hoạt động của TCB đạt 13,420 tỷ đồng (+43.9% yoy) trong đó lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lượt 50.6% yoy và 30.1% yoy. Tăng trưởng tín dụng (TTTD) cuối Q2/2024 đạt 12.9% so với đầu năm và NIM tăng 30 điểm cơ bản so với quý trước giúp thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi được thúc đẩy bởi mảng ngân hàng đầu tư (IB) (+230.8% yoy) và banca (+127.1% yoy). Chi phí trích lập trong quý tăng 103.7% yoy đồng thời CIR tăng lên mức 29.4%. LNST đạt 6,240 tỷ đồng, tăng 38.6% yoy. Với luỹ kế 6 tháng đầu năm thì LNST đạt 12,516 tỷ đồng, tăng 38.5% yoy và hoàn thành 57.6% kế hoạch cả năm 2024 . Nhờ KQKD 6T2024 khá khả quan, dự báo LNST của 2024 của TCB sẽ đạt 24.500 tỷ đồng, cao hơn 12.65% so với kế hoạch.

TCB ghi nhận NIM ở mức 4.6% trong Q2/2024, tăng 30 điểm cơ bản so với Q1/2024 và tăng 79 điểm cơ bản svck. Luỹ kế 6T2024, NIM đạt 4.5%, tăng 41 điểm cơ bản svck. Chi phí vốn (COF) giảm mạnh đi cùng với chính sách giá linh hoạt giúp cho NIM của TCB có sự cải thiện đáng kể trong 6T2024 khi nhu cầu tín dụng phục hồi, đặc biệt ở nhóm bán lẻ.

CASA cuối Q2/2024 đạt 37.4%, mặc dù giảm so với mức 40.5% của Q1/2024 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ là 34.9%. Mức CASA này cũng cao hơn đáng kể so với toàn ngành.

Chi phí trích lập dự phòng là 1,644 tỷ đồng, tăng 103.7% yoy và 35.8% so với quý 1. Tỷ lệ chi phí trích lập/tổng dư nợ đạt 0.27%, tăng nhẹ so với mức 0.26% của Q1/2024 và cao gần gấp đôi so với mức 0.16% cùng kỳ. Luỹ kế 6T2024, chi phí trích lập đạt 2,855 tỷ đồng, tăng 112.8% yoy. Mặc dù TCB đã sử dụng 1,974 tỷ đồng cho việc xử lý nợ xấu nhưng vẫn giúp LLR của ngân hàng duy trì trên mức 100% và đạt 101.1% tại cuối Q2/2024.

Thu nhập từ phí đạt 3,060 tỷ đồng, tăng 35.5% yoy và tăng 9.9% so với quý 1. Luỹ kế 6T2024, thu nhập từ phí của TCB đạt 5,846 tỷ đồng, tăng 32.0% svck. Mảng đóng góp đáng kể nhất đến từ hoạt động IB đạt 1,042 tỷ đồng, tăng 230.8% yoy và 38.9% so với quý trước. Dư nợ kinh doanh trái phiếu của TCBS tại cuối Q2/2024 đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, cao hơn 14% yoy . Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phân phối đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, cao hơn 2 lần svck và chiếm thị phần hơn 47%. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Nhân sự bán dẫn, long mạch của FPT?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 - 14/8

Chia sẻ tại tọa đàm về công nghiệp bán dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT nói về sự hợp tác của ba nhà, nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch FPT, trong thời gian ngắn, nhiều trường đại học đã tham gia đào tạo nguồn nhân lực để đạt mục tiêu 15.000 lao động ngành bán dẫn vào năm 2030. Hiện tại FPT cũng đưa những kiến thức về bán dẫn, về thiết kế vào chương trình giảng dạy của các bạn học sinh hệ thống THPT, Đại học.

“Tôi mong, chúng ta có ước mơ không chỉ đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn cho Việt Nam, mà còn là nguồn nhân lực cho toàn thế giới. Ước mơ thật sự của chúng tôi – có 1 triệu nhân lực bán dẫn”, ông Bình khẳng định.

Dẫn chứng điều này, Chủ tịch FPT dẫn lời CEO Nvidia. CEO của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới từng nói, nếu Việt Nam có 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin, 1 triệu nhân lực công nghệ bán dẫn, 1 triệu nhân lực AI Việt Nam sẽ bước vào nhóm các quốc gia tiên tiến nhất.

Bên cạnh việc đào tạo, ông Trương Gia Bình cũng cho rằng, việc tạo đầu ra, công ăn việc làm cho các bạn sinh viên hiện nay là quan trọng nhất.

“Cơ hội trong ngành rất nhiều, bao nhiêu nhân sự ngành bán dẫn đào tạo ra, FPT có thể nhận hết, thậm chí chưa đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp”, Chủ tịch FPT nhận định và nói thêm, khi gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản, họ có nhiều việc muốn giao cho chúng ta. Việc của chúng ta là phải học nhiều để vươn lên. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Những điều suy ngẫm về chứng khoán

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 - 14/8

Tôi không hiểu điều này: Chứng khoán không khác gì mình bỏ tiền làm ăn nhưng người ta lại coi thường nó.

1. Bây giờ bạn cầm 100tr mở tiệm cà phê. 90% thua lỗ vì có quá nhiều người cũng bán cafe như bạn.

2. Bạn cầm 100tr mua 5 mã cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ, đầu tư có phân tích bài bản không khác gì mở quán hay kinh doanh.

Cả hai đều là bỏ tiền để kiếm lợi nhuận nhưng người ta lại cho rằng chứng khoán là cờ bạc còn kinh doanh thì không, trong khi nó cũng rủi ro rất nhiều và nhiều người mất sạch vốn vì không trụ được.

Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư rất hiệu quả, nó có nhiều chức năng, bạn chỉ cần 1 giờ để tìm hiểu thì bạn sẽ thấy chức năng của chứng khoán, sau đây là những giá trị của nó:

1. Giữ tiền, gia tăng tiền nhàn rồi, tích lũy tài sản với lãi suất vượt xa ngân hàng.

2. Chống lại lạm phát: đồng tiền càng ngày càng mất giá, hãy nghĩ lại 5 năm trước so với bây giờ, 1 triệu đồng bạn mua được những gì? Còn chứng khoán 5 năm trước so với vậy giờ thì sao?

3. Tìm kiếm cơ hội sinh lời lớn, nếu bạn chấp nhận chút mạo hiểm, bạn có thể đầu cơ cổ phiếu như mua vàng hoặc BĐS.

4. Mở rộng hiểu biết. Chứng khoán giúp bạn hiểu viết rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời nâng cấp tầm nhìn của bạn vì bạn phải làm việc bằng trí óc thường xuyên, nó không dành cho ai lười biếng.

5. Bảo vệ được số tiền lớn, phòng ngừa rủi ro: khi bạn chỉ biết giữ tiền mặt hoặc gửi ngân hàng với mức lãi suất bèo bọt, sự thật số tiền của bạn vẫn bị mất dần dần vì lạm phát, đừng nghĩ lãi Ngân Hàng có thể bù lạm phát, bạn bị lầm rồi đó.

6. An tâm tài chính: Ck là kênh giúp bạn giữ tiền và gia tăng theo thời gian mà ko phải lo lắng gặp rủi ro thanh khoản, ko rút tiền được hay sợ tiền mất giá trị. Bạn hoàn toàn có thể chuyển thành tiền khi cần và khi nhàn rỗi lại để nó tiếp tục sinh lời. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Đầu tư chứng khoán không hề dễ!

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 - 14/8

Chứng khoán hiện là một trong những kênh đầu tư tài chính chính thống, hấp dẫn nhà đầu tư vì có mức sinh lời cao. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp với kênh đầu tư cần nhiều kiến thức, kỹ năng này.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lâm Minh Chánh – sáng lập và Giám đốc Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni, đồng thời là tác giả và chuyên gia tài chính cá nhân – về những vấn đề của kênh đầu tư này.

Phóng viên: Mọi người nên mở tài khoản chứng khoán như tài khoản ngân hàng?

Ông LÂM MINH CHÁNH: Không nên như thế. Bởi, các sản phẩm ngân hàng rất dễ hiểu và rủi ro cũng thấp, trong khi chứng khoán thì khó hiểu, phức tạp và rủi ro cao. Ở các nước phát triển, tỉ lệ người dân tham gia đầu tư chứng khoán rất cao nhưng họ tham gia thông qua các quỹ đầu tư, các tổ chức chuyên nghiệp. Giá trị giao dịch chứng khoán trực tiếp của nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm 20% – 40%, tùy nước.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tỉ lệ giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân đang chiếm đến 80% – 90% giá trị giao dịch của thị trường. Đây là tỉ lệ quá cao. Và đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam thường biến động lớn. Khi nhà đầu tư lạc quan thì chỉ số, giá chứng khoán tăng quá cao và ngược lại, khi nhà đầu tư bi quan thì chỉ số, giá chứng khoán giảm rất mạnh. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Giai đoạn tích sản hợp lý khi đi làm

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 8/8 - 14/8

Con Đường Đến Tự Do Tài Chính

Khi bắt đầu bước chân vào đời với công việc đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy bối rối trước những quyết định tài chính quan trọng. Một trong những quyết định quan trọng nhất chính là khi nào và cách thức bắt đầu tích sản để đạt được tự do tài chính. Dưới đây là một số gợi ý về thời điểm và phương pháp tích sản hợp lý để giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.

1. Giai Đoạn Bắt Đầu Đi Làm: Xây Dựng Thói Quen Tài Chính

Xây Dựng Quỹ Dự Phòng: Ngay khi bắt đầu đi làm, việc đầu tiên bạn nên làm là xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này nên đủ để bạn có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong khoảng 3-6 tháng. Đây là bước đầu tiên quan trọng để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro bất ngờ và tạo sự an tâm trong tài chính cá nhân.

Lên Kế Hoạch Ngân Sách: Tạo ra một ngân sách chi tiêu hợp lý và tuân thủ nó. Phân bổ thu nhập của bạn cho các mục tiêu khác nhau như tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu cá nhân. Hãy chắc chắn rằng bạn dành một phần thu nhập để tiết kiệm mỗi tháng.

2. Giai Đoạn Xây Dựng Tài Sản: Đầu Tư và Tích Lũy

Đầu Tư Sớm: Khi đã ổn định với quỹ dự phòng và ngân sách, hãy bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư. Đầu tư sớm có thể giúp tài sản của bạn phát triển theo thời gian nhờ vào lãi kép. Bạn có thể bắt đầu với các sản phẩm đầu tư ít rủi ro như quỹ tương hỗ, trái phiếu hoặc chứng chỉ gửi tiền.

Tích Lũy Đều Đặn: Đặt mục tiêu tích lũy tài sản đều đặn mỗi tháng. Dù số tiền ít hay nhiều, việc đều đặn tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn xây dựng tài sản từ từ. Hãy tự động hóa quy trình này bằng cách lập lệnh chuyển khoản tự động vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ đầu tư.

3. Hướng Tới Tự Do Tài Chính: Xây Dựng Tài Sản và Đa Dạng Hóa Đầu Tư

Mở Rộng Đầu Tư: Khi thu nhập của bạn tăng lên và bạn đã có kinh nghiệm đầu tư, hãy xem xét mở rộng danh mục đầu tư của mình. Đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, hoặc các cơ hội đầu tư khác có thể giúp gia tăng lợi nhuận.

Tạo Nguồn Thu Nhập Thụ Động: Nghiên cứu và phát triển các nguồn thu nhập thụ động có thể giúp bạn đạt được tự do tài chính nhanh hơn. Ví dụ, đầu tư vào bất động sản cho thuê, cổ tức từ cổ phiếu, hoặc phát triển các dự án kinh doanh cá nhân. Đọc thêm & thảo luận tại đây