TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 – 6/11/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
5/5 - (1 vote)

1. MWG chính thức xuất ngoại, “hái quả ngọt” tại Indonesia

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 - 6/11/2024

Theo BCTC quý 3/2024, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) ghi nhận lãi từ công ty liên doanh PT Era Blu Elektronik (EraBlue) khoảng 148 triệu đồng trong quý 3, qua đó số lỗ từ đầu năm giảm xuống hơn 47 tỷ. Tại thời điểm 30/9/2024, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này còn gần 240 tỷ đồng.

Hiện MWG vẫn đang nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh. Ước tính, chuỗi điện máy tại Indonesia lãi khoảng 328 triệu đồng trong quý 3 năm nay.

EraBlue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của MWG từ năm 2022, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, thiết bị điện máy, đồ dùng gia đình và các thiết bị, máy móc khác tại Indonesia. Era Blue là liên doanh được thành lập bởi công ty Việt Nam và PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của tập đoàn Erajaya.
EraBlue được xây dựng theo dạng chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các thiết bị điện tử tiêu dùng, kế thừa những kinh nghiệm có được từ chuỗi Điện Máy Xanh tại Việt Nam với tham vọng trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại Indonesia.

Dù vẫn gánh lỗ hàng chục tỷ đồng song lãnh đạo MWG luôn tỏ ra tự tin về kết quả kinh doanh của “đứa con du học” EraBlue. Tại cuộc họp nhà đầu tư quý 1/2024 hồi tháng 5, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, mức lỗ của EraBlue nằm trong kế hoạch và dự kiến chuỗi sẽ đạt được điểm hòa vốn, thậm chí có lãi từ quý 4/2024.

EraBlue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của MWG từ năm 2022, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, thiết bị điện máy, đồ dùng gia đình và các thiết bị, máy móc khác tại Indonesia. Era Blue là liên doanh được thành lập bởi công ty Việt Nam và PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của tập đoàn Erajaya. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Điểm nổi bật trong BCTC quý 3/2024 của Yeah1

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 - 6/11/2024

Kết quả kinh doanh:

(-)Doanh thu tăng mạnh, đạt mức tăng 208% so với cùng kỳ năm ngoái và 66,7% so với quý trước.

(-)Lãi sau thuế tăng ấn tượng, tăng 475% so với cùng kỳ và 207% so với quý trước, nhờ chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” – một show truyền hình ăn khách với tỷ suất người xem cao trên VTV3, có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và nhận tài trợ từ các thương hiệu lớn.

Tình hình tài chính:

(-)Nợ vay của YEG tăng từ 203 tỷ lên 531 tỷ so với cuối năm ngoái, do vay thêm 190 tỷ để mở rộng hoạt động và đầu tư vào các công ty khác.

(-)Yeah1 dự kiến phát hành 54,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ từ 1.370 tỷ lên 1.900 tỷ. Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 548 tỷ đồng, trong đó 290 tỷ sẽ dùng để trả nợ vay.

(-)Khoản phải thu chiếm 66% tổng tài sản của YEG, cho thấy rủi ro về phân bổ tài sản cần giải quyết.

Chương trình truyền hình “Anh trai vượt ngàn chông gai”:

Chương trình tạo tiếng vang lớn và thường xuyên đạt vị trí đầu về tỷ suất người xem. Kịch bản chương trình được mua bản quyền từ “Call me by fire” của Trung Quốc, và nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, YEG đã thành công thu hút nhiều nhà tài trợ trong các lĩnh vực tài chính, thẩm mỹ và thực phẩm. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Lãi kép – Bí mật tạo ra sự giàu có bền vững

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 - 6/11/2024

Lãi kép (compound interest) không chỉ là một nguyên lý tài chính, mà là một phép màu mà nhiều người đã tận dụng để xây dựng tài sản theo thời gian. Khái niệm đơn giản nhưng mạnh mẽ này có thể làm thay đổi cuộc đời bất kỳ ai nếu hiểu đúng và bắt đầu đầu tư từ sớm.

Câu chuyện thành công từ lãi kép

1. Warren Buffett: Nếu có một biểu tượng sống về sức mạnh của lãi kép, thì đó chính là Warren Buffett. Ông bắt đầu đầu tư từ khi còn nhỏ, và nhờ sự kiên nhẫn, ông đã xây dựng một khối tài sản khổng lồ. Như Buffett từng nói, “Tôi không cần nhảy qua những chướng ngại vật cao; tôi chỉ cần bước qua những bức tường thấp và để thời gian làm việc.”

2. Charlie Munger: Đối tác thân thiết của Buffett, Charlie Munger, luôn nhấn mạnh sự quan trọng của lãi kép: “Bí quyết là kiên nhẫn và để tài sản của bạn phát triển một cách tự nhiên.” Những người thành công nhất thường hiểu rằng việc giữ vững chiến lược dài hạn là chìa khóa.

3. Benjamin Franklin: Từ những năm 1790, Franklin đã hiểu được sức mạnh của lãi kép khi để lại một khoản tiền nhỏ và yêu cầu để nó tích lũy trong 200 năm. Sự kiên nhẫn của ông đã mang lại một khối tài sản khổng lồ, một minh chứng tuyệt vời cho sức mạnh của thời gian và lãi kép.

Tại sao lãi kép là công cụ tài chính mạnh mẽ?

Lãi kép không chỉ dành cho những tỷ phú, mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng nếu biết cách. Bạn không cần phải giàu mới có thể đầu tư, nhưng nếu bạn đầu tư sớm và kiên trì, lãi kép sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai. Hãy tưởng tượng khoản tiết kiệm nhỏ của bạn hôm nay sẽ phát triển như thế nào nếu được đầu tư và để lãi suất làm phần việc còn lại.

Infina và Kafi Wealth: Cơ hội để bạn bắt đầu tích sản

Ngày nay, việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn nhờ sự ra đời của các nền tảng tài chính trực tuyến. Infina, hợp tác với Kafi Wealth, hiện đang cung cấp mức lãi suất lên tới 7,5% mỗi năm, mang lại cơ hội tích lũy tài sản dài hạn cho người dùng. Đây là một mức lãi suất hấp dẫn, và khi kết hợp với lãi kép, nó có thể giúp bạn phát triển tài sản bền vững. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Vì sao phải rèn luyện thói quen tích lũy càng sớm càng tốt?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 - 6/11/2024

Tạo dựng nền tảng tài chính: Tích lũy từ sớm giúp xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc, đảm bảo bạn có đủ khả năng tài chính để đối phó với các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống và sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư tốt khi chúng đến.

Lợi ích từ lãi suất kép: Thời gian là yếu tố quan trọng trong đầu tư. Tích lũy từ sớm giúp tối ưu hóa lợi ích từ lãi suất kép, khi tiền lời sinh ra từ khoản đầu tư ban đầu sẽ tiếp tục tái đầu tư và sinh lời thêm.

Tăng cường tự do tài chính: Khi có nền tảng tài chính tốt, bạn có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc khám phá những dự án cá nhân mà không bị gánh nặng về tài chính. Điều này giúp bạn linh hoạt hơn trong công việc và cuộc sống.

Giảm áp lực tài chính trong tương lai: Tích lũy sớm giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính khi đối mặt với các giai đoạn quan trọng của cuộc đời, như lập gia đình, mua nhà, hoặc đầu tư cho sự nghiệp.

Chuẩn bị cho tuổi già: Bắt đầu tích lũy sớm đảm bảo bạn sẽ có một khoản tiền dự phòng để chăm lo cho bản thân khi về già, giúp bạn không phải phụ thuộc vào người khác.

Rèn luyện thói quen tài chính tốt: Tích lũy từ sớm giúp hình thành thói quen quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý, từ đó bạn sẽ biết cách quản lý tiền bạc tốt hơn trong tương lai. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Sacombank (STB) báo lợi nhuận quý 3/2024 tăng mạnh, nhưng nợ xấu tăng đáng lo ngại

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 31/10 - 6/11/2024

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; HoSE: STB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2024 và lũy kế 9 tháng đầu năm.

Trong quý 3, STB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.201 tỷ đồng, tăng 34,66% so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, STB báo lãi sau thuế 6.489 tỷ đồng, tăng 18,86% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến 30/9/2024, tổng tài sản của STB là 702.985 tỷ đồng, tăng 4,24% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 556.724 tỷ đồng, tăng 9%. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 98.489 tỷ đồng, tăng 5,31%. Cho vay khách hàng đạt 525.493 tỷ đồng, tăng 8,86%.

Đáng chú ý, chất lượng tín dụng của Sacombank đi xuống rõ rệt so với thời điểm đầu năm, khi nợ xấu nội bảng “phình to” 18,35% lên gần 13.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là 1.526 tỷ đồng, tăng 2,43%; Ngược lại, Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm 47,15% xuống 2.427 tỷ đồng; Tuy nhiên, Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại tăng 84,58% lên 9.045 tỷ đồng (chiếm đến 69,58% tổng nợ xấu).

Do đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cũng tăng từ 2,28% hồi đầu năm, lên 2,47% vào thời điểm cuối tháng 9/2024.

Tính đến thời điểm 30/9/2024, Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối của Sacombank là hơn 24.830 tỷ đồng (tương ứng gần 1 tỷ USD), tăng 21,8% so với đầu năm. Trong đó, bao gồm 18.340 tỷ đồng từ các năm trước.

Dù có khoản lãi khổng lồ, nhưng Sacombank chưa thể chia cổ tức suốt gần 10 năm qua.
Lý do được nhà băng này đưa ra trong nhiều năm qua là vì “còn vướng mắc liên quan đến đề án tái cơ cấu”. Đọc thêm & thảo luận tại đây