TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 – 9/4/2025

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 - 9/4/2025
Đánh giá tại đây

1. Nhìn lại các ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan từ Mỹ!

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 - 9/4/2025

1. Dệt may – Giày dép Cổ phiếu: MSH, TNG, VGT, TCM

Lý do: Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25-80% doanh thu

2. Gỗ & nội thấtCổ phiếu: SAV, PTB

Lý do: Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm ~60%)

3. Điện tử – linh kiện Cổ phiếu: DGW, PET (phân phối), nhóm FDI sản xuất

Lý do: Mỹ là điểm đến lớn, dễ bị chuyển chuỗi cung ứng

4. Ba lô – túi xách – vali Cổ phiếu: STK (xơ sợi nguyên liệu)

Lý do: Mỹ chiếm >60% xuất khẩu nhóm này

5. Logistics – Xuất khẩu Cổ phiếu: GMD, VSC, HAH

Lý do: Sản lượng hàng hóa đi Mỹ giảm → ảnh hưởng gián tiếp

6. Khu Công Nghiệp (KCN) – Ảnh hưởng gián tiếp, trung hạn Cổ phiếu: KBC, SZC, IDC, BCM, LHG, TIP

Tác động:

  • Ngắn hạn: Ít bị ảnh hưởng trực tiếp do thuế không đánh vào bất động sản KCN.
  • Trung hạn: Có thể bị chững lại dòng FDI nếu Mỹ siết thương mại Việt Nam → Nhà đầu tư Mỹ, đối tác chuỗi cung ứng e ngại rủi ro địa chính trị. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Nghịch lý người thu nhập càng thấp đi cafe càng nhiều

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 - 9/4/2025

Một thống kê thú vị của đơn vị nghiên cứu thị trường mai Mibrand được công bố gần đây đã chỉ ra nhóm đi cà phê nhiều nhất tại Việt Nam là nhóm người có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/ tháng, với tần suất là từ 1-3 lần/tuần, chiếm 38%, tiếp sau đó là nhóm có thu nhập cao hơn với tần suất phổ biến tương tự.

Thống kê này tập trung vào đối tượng những người tiêu dùng trẻ từ 18 đến 30 tuổi có sự đa dạng về đối tượng như là nhân viên văn phòng, làm việc tự do hay sinh viên,… điều này ngày càng phản ánh thói quen chi tiêu mua sắm theo cảm xúc của người trẻ trở nên phổ biến dù ở bất cứ một điều kiện kinh tế nàoKhảo sát khách hàng cho thấy 45% người tiêu dùng trẻ lựa chọn cà phê truyền thống và 39% lựa chọn cà phê pha máy.

Bên cạnh đó, trà sữa chiếm tỷ lệ lựa chọn cao nhất (lên đến 49%) và các sản phẩm làm từ trà cũng chiếm tỷ lệ cao không kém.

Điều này phản ánh sự ưa chuộng của nhóm khách hàng trẻ đối với các thức uống ngọt, có hương vị đa dạng kèm theo sự thanh mát của trà. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Chứng khoán mở phiên 9-4 lại ‘rơi’ tiếp 50 điểm, nhưng bất ngờ được ‘gỡ’

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 - 9/4/2025

Trước khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay (9-4), nhiều công ty chứng khoán cho rằng diễn biến VN-Index vẫn phụ thuộc rất lớn vào kết quả đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ.

Chưa kể, áp lực bán giải chấp bắt đầu xuất hiện đối với một số mã cổ phiếu khiến các vùng hỗ trợ kỹ thuật trên các khung thời gian ngắn liên tiếp bị xuyên thủng.

Đến 9h30 sáng nay, chỉ số đại diện chính cho thị trường chứng khoán Việt Nam lại giảm gần 50 điểm, lùi sâu về mốc 1.084 điểm. Trước đó, có lúc còn “rớt” gần 60 điểm.

Điểm tích cực, chỉ ít phút sau, khi lực cầu lao vào giải ngân một số cổ phiếu vốn hóa lớn ở vùng giá thấp, điểm số nhanh chóng hãm đà rơi sâu.

Trong rổ VN30, ngoài SAB của Sabeco, ACB của Ngân hàng Á Châu, nhóm cổ phiếu của Vingroup tỏa sáng với sắc xanh lá, tiếp tục trở thành nhóm “trụ” nâng đỡ thị trường vốn đang rất khốc liệt. Sau gần 1 tiếng giao dịch, VN-Index chỉ còn mất 30 điểm.

Đến 10h, một số tín hiệu tích cực hơn đã xuất hiện khi số cổ phiếu tăng giá đã vọt từ 70 lên 115 mã. Số cổ phiếu giảm sàn cũng giảm từ 200 khi mở cửa còn 150. Trong khi số mã giảm giá là hơn 450.

Điều đáng lưu ý, dù le lói nhiều cổ phiếu thoát sàn hoặc tăng giá trở lại nhưng nhìn chung toàn bộ các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán đều chịu áp lực điều chỉnh, thể hiện tâm lý thận trọng nhưng có phần hoang mang của giới đầu tư.

Điều cần lưu ý thêm, ngoài vấn đề thuế quan còn xuất hiện yếu tố khác mang tính chất xúc tác, tác động tới tâm lý thị trường chứng khoán, đó là tỉ giá tăng trở lại.

Vietcombank hôm qua niêm yết giá USD mua vào ở mức 25.770 đồng/USD, bán ra 26.120 đồng/USD, tăng 160 đồng so với trước kỳ nghỉ lễ. Trong khi giá thị trường chợ đen sáng nay đã vọt lên 26.200 đồng/USD bán ra. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Bí quyết xây dựng tương lai tài chính vững chắc

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 3 - 9/4/2025

Trong thời đại hiện nay, khi tốc độ phát triển kinh tế và xã hội ngày càng tăng, việc quản lý tài chính cá nhân đã trở thành một kỹ năng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Bắt đầu từ sớm, bạn có thể tạo nền móng vững chắc cho tương lai tài chính của mình.
Tại sao quản lý tài chính cá nhân là quan trọng?

Chuẩn bị cho tương lai: Việc lập kế hoạch tài chính giúp bạn tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, học thêm, hoặc nghỉ hưu.

  • Tránh nợ nần: Quản lý tài chính thông minh giúp bạn kiểm soát chi tiêu, tránh rơi vào tình trạng nợ chồng chất.
  • Tạo thói quen tốt: Xây dựng thói quen tiết kiệm và đầu tư từ khi còn trẻ sẽ mang lại lợi ích lớn trong dài hạn.

Những bước cơ bản để quản lý tài chính hiệu quả:

  • Lập ngân sách: Theo dõi thu nhập và chi tiêu hàng tháng để biết rõ mình cần điều chỉnh gì.
    Tiết kiệm thường xuyên: Hãy dành một phần thu nhập cho tiết kiệm, dù là nhỏ.
  • Đầu tư: Khám phá các cơ hội đầu tư như cổ phiếu, quỹ mở hoặc các ứng dụng tài chính hiện đại để tăng trưởng tài sản.
  • Học hỏi thêm: Tìm hiểu về các nguyên tắc tài chính, đọc sách và tham gia các khóa học trực tuyến để nâng cao kiến thức.
  • Bảo hiểm: Đừng quên bảo vệ bản thân và tài sản bằng các gói bảo hiểm cần thiết.

Những sai lầm cần tránh:

  • Tiêu tiền vô tội vạ mà không có kế hoạch.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào thẻ tín dụng.
  • Không dành thời gian để học hỏi về quản lý tài chính. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump

Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump

Hầu hết quốc gia muốn thương lượng để tránh thuế đối ứng của Mỹ sắp có hiệu lực, trong khi Trung Quốc, Canada trả đũa, còn EU đang tính toán.

Từ 0h01 ngày 9/4 (giờ Mỹ), Mỹ bắt đầu áp thuế đối ứng lên tới 84% với các đối tác thương mại lớn. Từ cuối tuần trước, mức thuế chung 10% với hàng xuất khẩu vào nước này từ hơn 180 nền kinh tế đã được áp dụng.

Theo mức thuế mới, hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Việt Nam bị áp mức thuế 46%. Cao nhất là Trung Quốc với 84%, nâng tổng mức thuế bổ sung nước này phải chịu trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump lên 104%.

Vài ngày qua, phần lớn các nước đều mong muốn đàm phán để tránh chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent thông tin đã có hơn 70 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán. Theo ông Bessent, thuế đối ứng là “”mức trần”” Mỹ áp dụng với các nước, nó cũng có thể giảm xuống nếu các đối tác thương mại đáp ứng yêu cầu của chính quyền Trump.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đang có chuyến công tác tại Mỹ để đàm phán các nội dung liên quan tới thuế đối ứng. Theo nguồn tin của VnExpress, ông dự kiến có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam).

Nhìn chung, phần lớn các bên đều đề xuất hạ nhiệt căng thẳng theo hướng có thể tính toán để giảm thuế, thực hiện thỏa thuận hay tăng mua hàng của Mỹ. Một số đã cử đại diện đến Washington để đàm phán. Đọc thêm & thảo luận tại đây