TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 – 2/10/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 14 - 20/11/2024
5/5 - (1 vote)

1. Việt Nam là Ngôi sao trên bản đồ ‘overseas’ của AEON

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 - 2/10/2024

AEON Việt Nam vừa khai trương trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị mới diện tích 7.000m2 ở quận 8, Tp.HCM. Được biết, đây là trung tâm bách hoá đặt trong một trung tâm thương mại khác có tên là Parc Mall, thông qua lời mời của đối tác bất động sản địa phương.

Thực tế, không phải lần đầu AEON nằm trong một trung tâm thương mại khác. Trước đó, Tập đoàn đã có AEON The Nine ở Hà Nội, AEON Sora Gardens SC tại Bình Dương và mới nhất là AEON nằm trong Cresent Mall (Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp.HCM).

Tính đến nay, AEON Việt Nam đang vận hành 7 trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam, tập trung ở các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Tp.HCM.

Riêng 9 tháng đầu năm 2024, AEON đã mở 3 trung tâm bách hoá tổng hợp và siêu thị tại Việt Nam. Gần nhất là trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng tại Huế.

Từng tuyên bố xem Việt Nam là thị trường trọng điểm sau Nhật Bản, AEON cho biết đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động. Năm nay, Tập đoàn dự kiến sẽ khai trương thêm một Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON Xuân Thuỷ tại Hà Nội vào tháng 12.

Ông Furusawa Yasuyuki, Thành viên Ban giám đốc Điều hành, Tập đoàn AEON (Nhật Bản) phụ trách thị trường Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam chia sẻ: “AEON sẽ tăng tốc phát triển mạng lưới và mở mới các địa điểm kinh doanh, từ đó gia tăng các “điểm chạm” với khách hàng”. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. 1 tháng sau khi Starbucks Reserve trả mặt bằng, chủ “đất vàng” Hàn Thuyên vẫn chưa cho thuê được, rao bán “đứt” giá 3 tỷ/m2

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 - 2/10/2024

Chủ mặt bằng 11-13 Hàn Thuyên, quận 1, Tp.HCM được biết vẫn đang rao cho thuê lại mặt bằng, sau 1 tháng khi khách thuê cũ là Starbucks Việt Nam rút khỏi từ ngày 26/8/2024.

Chủ mặt bằng này rao thuê với giá 30.000 USD/tháng (khoảng 757 triệu đồng/tháng), tương đương 9 tỷ đồng/năm (tăng hơn 600 triệu đồng/năm so với giá thuê cũ).

Thông tin từ môi giới cho biết, khách thuê có thể nhận nhà từ tháng 9 và có một tháng miễn phí thuê để chuẩn bị, sửa sang mở cửa hàng mới. Nếu ký hợp đồng 5 năm, khách thuê phải cọc 3 tháng tiền thuê; còn nếu ký hợp đồng 10 năm thì cọc 6 tháng.

Thậm chí, chủ mặt bằng còn rao bán “đứt” luôn khu đất với giá 630 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ/m2.

“Nếu chấp nhận thương lượng sẽ gặp chủ nhà. Chủ nhà là một cá nhân người Việt Nam, và đang sống tại Việt Nam”, một môi giới cho hay.

Ghi nhận, giá cho thuê tại quận 1 đã và đang tăng mạnh. Riêng khu vực này, thông tin theo sàn batdongsan.com.vn, giá cho thuê đã tăng hơn 15% trong vòng 1 năm qua. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Thế giới Di động muốn tuyển dụng lại nhân viên cũ sau khi đã cắt giảm hơn 8.500 nhân sự sau một năm

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 - 2/10/2024

Theo BCTC quý 2/2024, ghi nhận tổng số nhân viên tại thời điểm 30/6 là 59.478 người.
Mới đây, Fanpage “Tuyển dụng Thế Giới Di Động” đăng tải thông tin chương trình “Ngày trở về” dành cho các cựu nhân viên công ty muốn quay trở lại làm việc tại khối siêu thị.

Trong thông điệp gửi đi, Thế Giới Di Động cho rằng sự phát triển của công ty hôm nay không thể thiếu những đóng góp từ đội ngũ nhân sự cũ. Do đó, công ty mong muốn cùng những cựu nhân viên viết tiếp hành trình phát triển. Chương trình tuyển dụng cho nhân sự cũ của Thế Giới Di Động được mở từ nay cho tới hết năm.

“Chúng tôi hiểu rằng mỗi người có những hành trình riêng, nhưng MWG vẫn luôn là nơi bạn có thể quay về – nơi có những đồng đội cũ, những mục tiêu chung và cả những giấc mơ dang dở để tiếp tục cùng nhau thực hiện” , thông tin trên trang web nhấn mạnh.

Đây là động thái đầu tiên sau khi Thế Giới Di Động có đợt cắt giảm mạnh nhân sự. Theo BCTC quý 2/2024, MWG này ghi nhận tổng số nhân viên tại thời điểm 30/6 là 59.478 người. Con số này đã giảm 5.936 người so với số đầu năm và giảm 8.548 người so với cùng kỳ năm trước.

Dù cắt giảm hàng nghìn nhân sự, tổng chi phí nhân viên của công ty vẫn tăng gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước lên 4.760 tỷ đồng. Tương ứng, MWG đã chi cho mỗi nhân viên tổng cộng khoảng 13,4 triệu đồng/người/tháng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt: Lo ngại đồ uống bất hợp pháp lan rộng

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 - 2/10/2024

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn liên tục tăng kể từ năm 2008 đến nay. cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu từ 20 độ tăng 20%, từ 45% lên 65%; với rượu dưới 20 độ, mức tăng là 10%, từ 25% lên 35%; với bia tăng 20%, từ 45% lên 65%.
cũng trong khoảng thời gian này, theo thống kê của viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (vepr), ngân sách nhà nước tăng gấp 3 lần và tỷ trọng của thuế tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 5,8% lên mức 8,8% (năm 2023), đóng góp quan trọng giúp tăng thu ngân sách bền vững. do phần lớn thuế tiêu thụ đặc biệt đến từ các tổng công ty, nhà máy lớn nên thu ngân sách nhà nước tương đối tập trung, ổn định.

dù thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn liên tục tăng, song một nghiên cứu do viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (ciem) công bố cho thấy trong khoảng 10 năm (2005 – 2015), lượng tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân một người trong năm tăng gấp hơn 2 lần, tỷ lệ người lạm dụng rượu, bia (tiêu thụ ít nhất 60 gram cồn nguyên chất ít nhất 1 lần/1 tháng) trên tổng dân số tăng gấp 10 lần. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Top 20 công ty giá trị nhất TTCK Việt Nam 9 tháng 2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 26/9 - 2/10/2024

Công ty có vốn hóa tăng mạnh nhất với mức 117.200 tỷ đồng, đạt mức 195.700 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong 9 tháng của năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động. Trong đó, top 20 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn cũng không ngoại lệ.

Theo thống kê của chúng tôi, đa phần các doanh nghiệp trong nhóm này đều ghi nhận vốn hóa tăng. Trong đó, có tới 13 công ty ghi nhận mức tăng vốn hóa trên 1 tỷ USD. Những cái tên lần đầu xuất hiện trong danh sách gồm Viettel Global, Masan Consumers hay LPBank.

Công ty có vốn hóa tăng mạnh nhất là Viettel Global (mã chứng khoán: VGI) với mức 117.200 tỷ đồng, đạt mức 195.700 tỷ đồng. Trong “trend” cổ phiếu công nghệ tại Việt Nam và kết quả kinh doanh khả quan, cổ phiếu VGI đã ghi nhận mức tăng “shock” trong giai đoạn nửa đầu năm. Có lúc vốn hóa Viettel Global đã vượt mốc 10 tỷ USD, xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, hiện nay cổ phiếu VGI cũng đã có phần hạ nhiệt khi giảm gần 30% so thời điểm 30/6. Dù vậy vốn hóa của Viettel Global vẫn đang xếp thứ 6 trên sàn chứng khoán. Đọc thêm & thảo luận tại đây