1. Những chính sách mới có hiệu lực từ 1/7/2025: Người dân cần biết để không bị lỡ thông tin quan trọng
Từ ngày 1/7/2025, hàng loạt chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và công việc của người dân. Dưới đây là những điểm thay đổi đáng chú ý mà bạn không nên bỏ qua:
- Dừng toàn bộ giao dịch với thẻ ATM từ: Từ 1/7, các ngân hàng sẽ chính thức ngừng hỗ trợ giao dịch bằng thẻ ATM công nghệ từ. Người dân cần chuyển sang thẻ chip (công nghệ EMV) để đảm bảo bảo mật và tiếp tục sử dụng dịch vụ. Việc chuyển đổi giúp tăng độ an toàn, giảm nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ.
- Chung cư từ 5 tầng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ: Tất cả các tòa nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Đây là quy định nhằm nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy và bảo vệ tài sản, tính mạng cư dân.
- Thay mã số thuế bằng số định danh cá nhân: Một thay đổi quan trọng trong quản lý thuế: từ 1/7, mã số thuế cá nhân sẽ được thay thế bằng số định danh cá nhân (12 chữ số trên CCCD). Điều này giúp đồng bộ dữ liệu, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Cấp sổ đỏ tại xã, thời gian xử lý không quá 3 ngày: Thay vì phải lên huyện hay tỉnh, người dân nay có thể nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ngay tại UBND cấp xã. Thời gian xử lý không quá 3 ngày làm việc.
- Chồng được nghỉ chăm vợ sau sinh trong 60 ngày: Theo quy định mới, chồng có thể nghỉ chăm sóc vợ sinh con trong vòng 60 ngày đầu mà vẫn được hưởng chế độ theo bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ thực tế tùy thuộc vào số con sinh ra và tình trạng sức khỏe của vợ.
- Bán hàng online được sàn TMĐT hỗ trợ nộp thuế: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… sẽ hỗ trợ người bán hàng online trong việc kê khai và nộp thuế, giúp người kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng hơn, minh bạch hơn.
- Đóng BHXH tự nguyện 15 năm sẽ được hưởng lương hưu: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ cần đóng đủ 15 năm là đã được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, thay vì 20 năm như trước đây. Đây là cơ hội cho nhiều người lao động tự do tiếp cận lương hưu sớm hơn. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. ANV, cổ phiếu tăng 70% kể từ ngày chủ tịch gửi tâm thư
Cổ phiếu ANV bắt đầu tăng mạnh sau thông tin ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá (CBPG). Theo kết quả rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20), cụ thể, 7 doanh nghiệp có thuế suất bằng 0%, trong đó có công ty Nam Việt.
ANV: Kể từ ngày TGĐ Doãn Tới gửi tâm thư xuất trận giải cứu, cổ phiếu ANV đã tăng 70%, kế hoạch lãi năm 2025 gấp 6 lần thực hiện năm 2024.
Nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 1/2025 với LNST tăng đột biến, cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt đã tăng mạnh sau thông tin từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ về mức thuế chống bán phá giá. Ông Doãn Tới đã mua vào 3 triệu cổ phiếu ANV để cứu nguy cho cổ phiếu.
Mục tiêu kinh doanh năm 2025 của công ty là doanh thu từ 6.200 – 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 500 tỷ đồng, cao hơn tới 6 lần so với năm 2024. VCBS cho rằng xuất khẩu cá tra và cá rô phi của Nam Việt sang thị trường châu Mỹ và châu Âu có tiềm năng tăng trưởng cao.
Tình hình kinh doanh của công ty cũng có nhiều khởi sắc. Kết thúc quý 1/2025, Nam Việt công bố LNST tăng đột biến từ 17 tỷ lên 132 tỷ đồng – mức cao nhất kể từ quý 2/2022.
Phiên giao dịch buổi sáng ngày 30/6, cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt đã nhanh chóng tăng trần lên mức giá 21.150 đồng/cp và trắng bên bán, đây là phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp của ANV.
Cổ phiếu ANV bắt đầu tăng mạnh sau thông tin ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả chính thức về mức thuế CBPG trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 đối với phile cá tra đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, từ ngày 01/8/2022 tới ngày 31/7/2023.
Theo kết quả rà soát, 7 doanh nghiệp có thuế suất bằng 0%, trong đó có công ty Nam Việt. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Vỡ mộng ra nước ngoài dễ sống
Ở trong nước, nhiều người không cần đi làm vẫn có tiền tiêu, bởi họ có nhà cho thuê và gửi tiết kiệm, nhưng ở nước ngoài hoàn toàn khác.
Tôi năm nay 52 tuổi, lấy chồng Tây, đang định cư ở Anh đến nay đã được 19 năm. Quan sát từ thực tế, tôi thấy một số người Việt sang nước ngoài định cư rồi vỡ mộng, không hòa nhập được với cuộc sống ở xứ người. Bởi họ tưởng rằng cuộc sống ở nước ngoài cũng dễ sống.
Tại nơi tôi đang định cư, tiền gửi tiết kiệm chỉ như là nhờ ngân hàng giữ hộ cho đảm bảo an toàn, còn lãi suất cực kỳ thấp. Nhà ở nước ngoài lại có giá rất cao, nên không phải ai cũng có tiền để mua vài căn nhà cho thuê.
Nếu bạn muốn đến thăm ai đó, hay hẹn họ đi chơi, bạn phải báo trước với họ cả tháng hoặc trước đó vài tuần để họ sắp xếp thời gian. Khách đến nhà chơi ở lại qua đêm, là chủ nhà phải lau chùi nhà cửa, hút bụi sạch sẽ, thay toàn bộ chăn ga gối mới cho khách, khi khách đi thì giặt toàn bộ đồ dùng.
Nếu bạn làm việc cho công ty của người bản xứ thì phải tuân theo luật lệ của họ. Bạn cũng phải thành thạo ngôn ngữ, có kinh nghiệm làm việc thì mới mong xin được việc làm. Khi chuyển công ty lần thứ hai, tôi phải nộp hồ sơ cho 10 công ty và chỉ có 1 nơi nhận tôi. Một người em tôi từng gửi gần 100 hồ sơ mới xin được việc kế toán tại công ty của người bản xứ.
Ở Anh, công ty chỉ chú trọng kinh nghiệm, không đặt nặng bằng cấp. Nếu không đạt yêu cầu, họ có thể sa thải bạn sau 1-2 tháng thử việc. Tuy nhiên, họ đối xử công bằng và trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra.
Lương ở nước ngoài tuy cao nhưng chi phí cũng cao, hàng tháng phải chi trả nhiều loại thuế, bảo hiểm, điện nước, tiền xã hội, bảo hiểm nhà, chi phí dọn vệ sinh, từ thiện… rất nhiều khoản phí khác nhau. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. RUMOR Đàm phán thuế Việt – Mỹ: Lối thoát cho những ngành bị bỏ rơi?
Một nguồn tin chưa chính thức đang lan truyền trong các hội nhóm chứng khoán: kết quả sơ bộ của vòng đàm phán thuế quan song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có định hướng rõ ràng hơn – và có thể là “phao cứu sinh” cho nhiều nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cụ thể:
- Hàng hóa có 100% xuất xứ Việt Nam được duy trì mức thuế hiện hành – tức không bị siết thêm.
- Hàng hóa có dưới 50% nội địa hóa: áp thuế 15–18%.
- Hàng hóa trên 50% nội địa hóa nhưng chưa đạt chuẩn hoàn toàn Việt: áp thuế 18–22%.
- Nếu thông tin này là thật, đây là sự thừa nhận vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỹ khó lòng sản xuất hàng tiêu dùng đại trà chi phí thấp trong nước, nên Việt Nam vẫn là mắt xích hiệu quả.
Những nhóm ngành từng chịu thiệt vì thuế quan – như dệt may, cá tra, bất động sản khu công nghiệp – lại là những cái tên bị định giá thấp suốt thời gian qua. Nhà đầu tư kỳ vọng sự hồi phục chính sách có thể giúp cổ phiếu của các ngành này bật dậy mạnh mẽ. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Nghị quyết 42 nói gì? Cùng nhìn lại tóm tắt nghị quyết 42
Nghị quyết 42/2017/QH14 là một bước tiến pháp lý quan trọng giúp các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, thông qua các quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, thủ tục pháp lý trong xử lý, tranh chấp tài sản đảm bảo tại tòa án, và việc xử lý các khoản lãi dự thu.
Điểm đột phá lớn là cho phép bán khoản nợ xấu theo giá thị trường, thúc đẩy mua bán nợ nhanh hơn, và giúp khối ngân hàng thương mại không còn lo ngại rủi ro pháp lý về việc “làm thất thoát tài sản nhà nước”.
Sau 6 năm triển khai, nghị quyết đã giúp xử lý nợ xấu hiệu quả, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng. Tuy nhiên, từ 1/1/2024, nghị quyết đã hết hiệu lực, đặt ra yêu cầu xây dựng một khung pháp lý mới thay thế.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, ngành ngân hàng là đòn bẩy quan trọng. Việc luật hóa nghị quyết 42 đang được đẩy mạnh để trình Quốc hội khóa XV trong kỳ họp tháng 5/2025.
Những điểm nổi bật trong dự thảo luật:
- Mở rộng phạm vi áp dụng: không giới hạn thời gian phát sinh nợ xấu.
- Tăng quyền cho tổ chức tín dụng: bổ sung quyền thu giữ, nhận tài sản đảm bảo.
- Ưu tiên áp dụng luật trong tranh chấp dân sự, hành chính.
Dù Luật các Tổ chức tín dụng (2024) đã luật hóa một phần nội dung nghị quyết 42, vẫn còn 3 nội dung quan trọng chưa được luật hóa, gồm: quyền thu giữ tài sản đảm bảo, kê biên tài sản đảm bảo, và hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự. Đọc thêm & thảo luận tại đây