Nội dung chính
1. Năm 2024, kinh tế Việt Nam dự báo xếp thứ 34, GDP bình quân đầu người tăng ổn định
Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành đạt khoảng 3,81 nghìn tỷ USD. Trong đó, Indonesia dẫn đầu khu vực với quy mô GDP đạt khoảng 1,37 nghìn tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP năm 2023 ở mức 519,5 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 501,43 tỷ USD và 436,62 tỷ USD.
Đối với Việt Nam, IMF cho biết, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 433,7 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2023 xếp trên Malaysia (415,57 tỷ USD), Myanmar (64,5 tỷ USD), Campuchia (41,86 tỷ USD), Lào (15,2 tỷ USD), Brunei (15,13 tỷ USD), và Đông Timor (2 tỷ USD). Xét trên toàn thế giới, Việt Nam hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới.
Năm 2024, quy mô GDP của Việt Nam được IMF dự báo đạt khoảng 465,8 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1,47 nghìn tỷ USD), Thái Lan (548,89 tỷ USD), Singapore (525,22 tỷ USD) và Philippines (471,5 tỷ USD). Nếu xét trên toàn thế giới, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng thêm 1 bậc, ở vị trí thứ 34. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Vì sao người nghèo không chọn bánh mì mà lại chọn vé số?
Squid Game 2: Trò Chơi Con Mực mùa 2 tiếp tục đối mặt với áp lực từ cái bóng khổng lồ của thành công mùa đầu. Dù thể loại sinh tồn không còn xa lạ, Squid Game vẫn tạo nên sức hút riêng nhờ sự mơ hồ của thế lực đứng sau và sự khắc hoạ tinh tế, sống động về các nhân vật, khiến khán giả đồng cảm và tranh luận không ngừng.
Sức hút của Squid Game nằm ở việc chạm đến những vấn đề thực tế trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ “nô lệ tư bản” lại phổ biến đến vậy. Bộ phim khiến khán giả đặt câu hỏi về sự bất công: Tại sao tôi làm việc quần quật vẫn không trả hết nợ? Tại sao con nhà giàu có thể thất bại mà tôi thì không được phép sai sót?
Phim gợi ý rằng, ngay cả khi người nghèo có thông minh, nỗ lực, hay may mắn, vị trí cao nhất họ có thể đạt được vẫn chỉ là tay sai cho hệ thống tư bản, đảm bảo trò chơi bất công này tiếp diễn. Mùa 1 tạo cú sốc với những trò chơi khắc nghiệt, còn mùa 2, khi khán giả đã quen với cơ chế vận hành, đạo diễn Hwang Dong Hyuk tập trung khai thác chiều sâu và thông điệp nhân văn.
Gi Hun, nhân vật chính, từ một người hồn nhiên đã trở thành biểu tượng của sự vị tha và quyết tâm phá vỡ trò chơi. Anh không quay lại vì bản thân mà vì muốn cứu những người khác, một hành động “bao đồng” nhưng đầy nhân văn, đối lập với sự vị kỷ ngày càng phổ biến.
Hình ảnh của Squid Game là lời nhắc nhở mạnh mẽ về xã hội hiện tại, nơi mà người nghèo chọn vé số thay vì bánh mì bởi họ luôn hướng tới những giấc mơ xa xôi hơn, đôi khi là ảo tưởng,… Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam mỗi ngày lãi gần 2,8 tỷ đồng
Mới đây, Jollibee Foods Corporation (JFC), chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee công bố báo cáo tài chính. Theo đó, Highlands Coffee lãi 1,74 tỷ peso (752,2 tỷ đồng) trong ba quý đầu năm nhờ vận hành 815 cửa hàng. Trung bình, chuỗi cửa hàng lãi gần 2,8 tỷ đồng mỗi ngày.
Bất chấp EBITDA tăng trong ba quý đầu năm, doanh số bán hàng trên mỗi cửa hàng (same-store sales) của Highlands Coffee lại giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng giao dịch cũng giảm 4,8%, trong khi doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng giảm nhẹ 0,2%.
Bên cạnh đó, nếu tính lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) trong quý III/2024, EBITDA của chuỗi này giảm 4,8%, đạt 568,9 triệu peso, tương ứng 245,6 tỷ đồng.
Highlands Coffee bắt đầu hoạt động vào năm 1999 như một thương hiệu cà phê đóng gói với sản phẩm là cà phê rang xay chất lượng cao, được bán tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Sau khi sản phẩm cà phê rang xay được đón nhận tích cực, Highlands Coffee mở cửa hàng cà phê đầu tiên tại TP HCM.
Đến 2011, Jollibee Foods Corporation – một trong những ông lớn trong ngành đồ ăn tại Philippines hiện diện tại Highlands Coffee bằng cách mua lại cổ phần tại chuỗi này. Đến năm 2017, JFC tiếp tục mở rộng sự sở hữu của mình và nâng tỷ lệ cổ phần tại Highlands Coffee lên 60%. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Người trẻ nên chọn tiết kiệm hay đầu tư?
Tiết kiệm khiến tiền không bị mất đi nếu bạn trẻ không rút tiền nhưng đầu tư sẽ giúp sinh lời nhanh.
“Tiết kiệm hay đầu tư?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đặc biệt là các bạn trẻ. Tùy vào mục tiêu hướng tới và thời điểm thích hợp, mọi người có thể lựa chọn một trong hai hình thức này hoặc cả hai. Dưới đây là những điều giới trẻ cần biết trước khi đưa ra quyết định.
Tiết kiệm
Gửi tiết kiệm là hình thức giữ tiền truyền thống và an toàn, được nhiều người lựa chọn.
Ưu điểm:
– Khoản tiền tiết kiệm sẽ không giảm theo thời gian nếu chủ tài khoản không rút, mang lại sự an tâm.
– Tiết kiệm thay vì đầu tư cũng giúp mọi người đạt được mục tiêu cá nhân đúng thời hạn nếu họ gửi đúng số tiền mỗi tháng vào ngân hàng.
Nhược điểm:
– Do lạm phát, số tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị mỗi năm. Nếu gửi ngân hàng và có tiền lãi, khoản lãi đó có thể bù đắp một phần tác động tiêu cực của lạm phát. Nhưng lãi suất hiếm khi theo kịp tốc độ lạm phát. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Dự trù chi tiêu Tết của gia đình trẻ: Làm sao để hợp lý và tiết kiệm?
Chào các anh chị, Tết Nguyên Đán đang đến gần, em muốn chia sẻ kế hoạch chi tiêu Tết của gia đình mình và mong nhận được ý kiến đóng góp để điều chỉnh sao cho hợp lý.
Vợ chồng em đều 32 tuổi, hiện có một bé 4 tuổi đang học mầm non. Gia đình em đang thuê nhà ở Hà Nội, với tổng thu nhập hàng tháng là 42 triệu: chồng em mới chuyển việc, thu nhập hiện tại là 30 triệu, còn em có mức lương 12 triệu. Tuy nhiên, tiền thưởng Tết không nhiều, em được 6 triệu, còn chồng thì chưa biết vì mới làm ở công ty mới được 3 tháng.
Chúng em tự lập từ sớm, không có hỗ trợ nhiều từ gia đình nên luôn cố gắng tiết kiệm. Trong dịp Tết này, chúng em vẫn muốn chi tiêu hợp lý để có thể để dành một phần cho các mục tiêu lâu dài.
Hiện tại, em dự định biếu bố mẹ chồng 5 triệu. Theo các anh chị, mức này có hợp lý không ạ? Nhà chồng cách Hà Nội 80km, nên gia đình em sẽ về nội từ 27 Tết đến sáng mùng 2, sau đó về ngoại để đảm bảo cả hai bên đều được sum họp đủ đầy. Phong tục của cả hai bên là ngày Tết luôn chuẩn bị bánh kẹo để chúc Tết và đón khách, nên khoản chi cho phần này em cũng đã dự trù cẩn thận. Đọc thêm & thảo luận tại đây