TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 – 30/10/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
5/5 - (1 vote)

1. Liệu tiền có mua được hạnh phúc?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 - 30/10/2024

Tiền bạc chắc chắn giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, ở và chăm sóc sức khỏe. Nhưng khi đã đủ đầy, liệu việc có thêm tiền còn mang lại hạnh phúc?

Tiền và nhu cầu cơ bản: Đúng là khi có đủ tiền để sống thoải mái, con người thường ít căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sau một mức độ nhất định, thêm tiền không đồng nghĩa với thêm hạnh phúc.

Điểm bão hòa: Khi có quá nhiều tiền, con người dễ rơi vào vòng xoáy mua sắm và so sánh với người khác, luôn cảm thấy không bao giờ là đủ. Việc chạy theo vật chất không thể lấp đầy khoảng trống tinh thần.

Trải nghiệm hơn là vật chất: Chi tiêu cho du lịch, học hỏi và những kỷ niệm cùng người thân mang lại hạnh phúc bền lâu hơn so với việc mua sắm xa xỉ.

Giàu có và lòng nhân ái: Sử dụng tiền để giúp đỡ người khác hoặc đóng góp cho cộng đồng có thể mang lại niềm vui và sự hài lòng sâu sắc.

Kết luận: Tiền có thể mua được hạnh phúc, nhưng điều quan trọng là cách bạn sử dụng nó!. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Người Việt cần ít nhất 23,5 năm thu nhập để mua nhà ở

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 - 30/10/2024

“Người Việt Nam trung bình cần ít nhất 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở, đứng thứ 14/107 quốc gia (càng cao, càng đắt) trên thế giới, tương đương Thái Lan, Hàn Quốc (trong khi thu nhập của chúng ta thấp hơn họ); cao hơn nhiều so với các nước Indonesia (18,5 năm), Singapore (15,5 năm), Ấn Độ (9,2 năm) và Malaysia (8,1 năm)…”, ông Lực cho biết.

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác (đặc biệt là phân khúc cao cấp), chi phí ở các khâu làm dự án đều cao …

Không dùng tiền ngân sách để giải cứu thị trường bất động sản

Về giải pháp, TS Cấn Văn Lực cho rằng Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà chúng ta dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội).

“Quan điểm nữa là thị trường bất động sản cũng như thị trường tài chính, cần tiến tới minh bạch thị trường và chuyên nghiệp hơn”, ông Lực nêu quan điểm.

Ông lực cho rằng cần giải quyết dứt điểm những vụ việc vừa qua để bảo đảm lấy niềm tin của thị trường và nhà đầu tư. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. FIRE: Tự Do Tài Chính Sớm – Lối Sống Độc Lập Tài Chính Đột Phá

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 - 30/10/2024

FIRE là một trào lưu sống nhằm đạt được tự do tài chính sớm thông qua tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ, với mục tiêu sở hữu số tiền tích lũy bằng khoảng 25 lần chi tiêu một năm. Để đạt được điều này, người theo đuổi FIRE thường dành ra 50-70% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư cho đến khi đạt mức độc lập tài chính.

1. FIRE – Điểm Khác Biệt

FIRE nổi bật ở chỗ nó mang đến một mô hình rõ ràng giúp những người bình thường có thể đạt được tự do tài chính trong khoảng thời gian ngắn (5-15 năm), mà không cần gánh rủi ro lớn hay làm chủ doanh nghiệp.

2. Ai Thích Hợp Với FIRE?

FIRE hướng tới những người có kỷ luật tài chính cao, sẵn sàng tiết kiệm tối đa và chấp nhận hy sinh các nhu cầu không thiết yếu để hướng tới mục tiêu lớn. Không cần có kỹ năng lãnh đạo hoặc tài năng xuất chúng, chỉ cần sự quyết tâm và khả năng duy trì lối sống tiết kiệm.

3. FIRE Không Dành Cho Ai?

Ngược lại, FIRE không dành cho những người không muốn từ bỏ lối sống hiện tại, hoặc không thể tiết kiệm và hy sinh các nhu cầu trước mắt cho mục tiêu dài hạn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Mới kết hôn, cách quản lý tiền của vợ chồng như thế nào?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 - 30/10/2024

Bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, cuộc sống không chỉ thay đổi về mặt tâm lý và trách nhiệm mà còn mở ra những thử thách và trải nghiệm mới mẻ trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Nổi bật nhất chính là bài toán cân bằng hài hòa giữa dòng tiền riêng của mỗi cá nhân và ngân sách chung của gia đình. Vậy cách quản lý tiền của vợ chồng sau khi kết hôn xong như thế nào? Liệu vợ chồng có nên rạch ròi chuyện tiền nong? Hãy cùng ACB đi gỡ từng nút thắt cho những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Thiết lập quỹ chung cho những chi tiêu gia đình

Sau khi kết hôn, việc thiết lập quỹ chung là bước đi quan trọng giúp các cặp đôi kiểm soát tài chính hiệu quả, vun đắp tổ ấm hạnh phúc và thịnh vượng. Quỹ chung được xây dựng dựa trên sự đóng góp tự nguyện và bình đẳng của cả hai vợ chồng, tỷ lệ đóng góp phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người. Một số lợi ích thiết thực, mang lại hạnh phúc viên mãn khi vợ chồng mới cưới thiết lập quỹ chung là:

– Kiểm soát chi tiêu thông minh: Quỹ chung giúp theo dõi, quản lý thu chi hợp lý, hạn chế tình trạng hoang phí, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

– Dự phòng cho tương lai: Góp phần thực hiện các mục tiêu chung như mua nhà, sinh con, du lịch, tạo nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

– Tăng cường niềm tin: Thể hiện sự tin tưởng, chia sẻ trách nhiệm tài chính, vun đắp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cùng nhau tận hưởng những niềm vui, sở thích cá nhân, gia tăng hạnh phúc gia đình.

Đôi bạn có thể tham khảo cách phân bổ quỹ chung hiệu quả như sau:

– 55%: Chi tiêu thiết yếu: Bao gồm các khoản như thanh toán hóa đơn, ăn uống, nhà ở, điện nước, di chuyển,…

– 10%: Tiết kiệm dài hạn: Dành cho các mục tiêu tương lai như mua xe, kinh doanh, sinh con,…

– 10%: Phát triển bản thân: Hỗ trợ học tập, trau dồi kỹ năng cho cả hai.

– 10%: Nhu cầu hưởng thụ: Du lịch, giải trí, tạo sự gắn kết và niềm vui cho cuộc sống.

– 10%: Dự phòng cho tương lai: Hỗ trợ con cái học tập, khởi nghiệp, hay đơn giản là “”của để dành”” cho tuổi già.

– 5%: Quỹ dự phòng: Sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ, rủi ro tài chính.

Phân vai trò quản lý tài chính trong hôn nhân

Bên cạnh lập quỹ chung, phân vai tài chính là một bí quyết hữu ích giúp vợ chồng mới cưới quản lý tiền bạc hiệu quả. Mỗi người có thể đảm nhận vai trò riêng trong việc quản lý tài chính gia đình. Ví dụ, chồng có thể chi trả cho việc học tập của con, tiền thuê nhà và điện nước, trong khi vợ lo chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm chung. Tuy nhiên, sự phân chia này hoàn toàn linh hoạt và có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là cả hai cần thống nhất và thoải mái với vai trò của mình.

Ngoài ra, Thay vì gán ghép vai trò theo giới tính, hãy ưu tiên cho người có năng lực và sở thích phù htp với công việc quản lý tài chính. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hoạch định và phân bổ chi tiêu, hãy cởi mở chia sẻ với “”nửa kia”” để cùng nhau giải quyết. Điều quan trọng là cả hai bạn nên tôn trọng ý kiến của nhau, cùng nhau thảo luận và đưa ra quyết định hợp lý cho tài chính gia đình. Sự cởi mở, trung thực sẽ giúp cả hai xây. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 24 - 30/10/2024

Kể từ đầu tháng 10 tới nay, cái tên Temu xuất hiện dày đặc trên các hội nhóm và mạng xã hội, gắn với những từ khóa đầy hấp dẫn như hàng giá rẻ, gói giảm giá lên tới 1,5 triệu đồng cho người mua hay nhận hoa hồng tới 30% cho người làm tiếp thị liên kết. Thậm chí, người dùng chỉ cần quảng cáo đăng ký chia sẻ sẽ nhận ngay 200 nghìn đồng.

Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thuộc công ty PDD Holdings của Trung Quốc. Đây cũng là doanh nghiệp sở hữu Pinduoduo – nền tảng mua sắm trực tuyến hiện đang đứng thứ hai tại đất nước có hơn 1,4 tỷ dân.

Temu bắt đầu xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng một năm trước, bắt đầu với thị trường Philippines và Malaysia và hiện đang mở rộng sang Việt Nam và Brunei.

Giá cả hợp lý và các chương trình khuyến mãi là lợi thế cạnh tranh rõ ràng khi Temu vào Việt Nam, thúc đẩy các thông tin về sàn này lan rộng trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân là bởi hai yếu tố – giá cả và khuyến mãi – vẫn là sức hút lớn cho người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc bộ phận Phân tích thị trường YouNet ECI, phân tích trong trả lời TheLEADER.

Kết quả khảo sát của YouNet ECI và Buzzmetrics vào năm ngoái từng cho thấy, cứ 10 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có khoảng 9 người bị tác động bởi yếu tố giá cả khi mua sắm trực tuyến. Đọc thêm & thảo luận tại đây