Nội dung chính
1. 15 năm VN-Index vẫn 1.100 điểm?
Với những người chinh chiến lâu năm trên thị trường, phiên giao dịch vừa qua làm gợi nhớ đến những lần VN-Index đảo qua đảo lại mốc 1.100 trong quá khứ, đặc biệt là lần đầu tiên lên đỉnh vào tháng 2/2007. Dù vẫn mốc điểm đó nhưng thị trường sau 15 năm đã có những bước phát triển vượt bậc. Nội bật nhất là việc vốn hóa của HoSE đã tăng gấp 15 lần từ con số khiêm tốn 300.000 tỷ đồng lên hơn 4,5 triệu tỷ đồng.
Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HoSE cũng đã tăng gấp 5 lần từ hơn 100 mã đầu năm 2007 lên gần 550 mã bao gồm cả những sản phẩm mới như chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền có đảm bảo (CW),… Thị trường chứng khoán phái sinh cũng đã được đưa vào vận hành và phát triển nhanh chóng, ổn định, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp thêm công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, thúc đẩy thanh khoản thị trường.
Trong hơn 15 năm đã qua, hàng loạt doanh nghiệp tên tuổi đã niêm yết có thể kể đến như VinGroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Sabeco (SAB), Vietnam Airlines (HVN), Thế Giới Di Động (MWG), Chứng khoán SSI…. Các ngân hàng Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG), BIDV (BID), VPBank (VPB), Techcombank (TCB),… cũng đã lần lượt lên sàn.
Sự khác biệt còn được thể hiện qua định giá thị trường. Thời điểm đầu năm 2007, P/E trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên HoSE lên đến 73 lần, rất cao so với các thị trường khác. Đến hiện tại, đinh giá thị trường đã hợp lý hơn nhiều với P/E trailing của VN-Index (theo dữ liệu của Algo Platform) chỉ ở mức 12,09 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm (15,x lần) cũng như các nước trong khu vực. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Vì sao Cha mẹ phải cố gắng giàu con mới dễ thành đạt
Đại học Harvard từng công bố kết quả một nghiên cứu kéo dài 30 năm với người Mỹ ở nhiều tầng lớp xã hội, từ lao động, tới thượng lưu. Theo đó, ảnh hưởng vị thế của cha mẹ tới thế hệ sau vượt xa những gì chúng ta tưởng. Ảnh hưởng này đến từ nhiều yếu tố, không chỉ về tiền bạc mà còn bao gồm độ bền vững của hôn nhân, khả năng cảm thông, mạng lưới xã hội và hiểu biết của cha mẹ.
Một kết quả đáng chú ý nữa là điều kiện gia đình ảnh hưởng lớn tới khả năng tốt nghiệp đại học của một người. Nếu bạn lớn lên trong gia đình thu nhập cực thấp, thì dù bạn có đạt điểm tốt khi học cấp 2, cơ hội bạn tốt nghiệp đại học ít hơn hẳn so với những ai điểm thấp nhưng sống trong gia đình thu nhập cao. Ngoài ra, bố mẹ càng có trình độ giáo dục cao thì sẽ càng khích lệ con cái học cao hơn.
Mối quan hệ xã hội của bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển của con. Phụ huynh có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, nghĩa là luôn có những người bạn có khả năng giúp đỡ con cái mình bất cứ khi nào trẻ cần tìm việc, chuẩn bị hồ sơ đi học hay lúc bị bệnh tật, đau yếu.
Người trẻ ở những gia đình bình dân thường không thiếu nỗ lực, sự chăm chỉ. Cái họ thiếu là khả năng nhìn thấy hướng đi. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình và các nguồn lực bên ngoài, trong những giai đoạn khó khăn, họ dễ bối rối, khó vượt qua. Đó là do sự thiếu định hướng cuộc đời.
Điều kiện kinh tế cũng tác động rất lớn tới cách giáo dục con của cha mẹ. Chẳng hạn, cha mẹ ở các gia đình tầng lớp cao có thể đọc được các lý thuyết và phương pháp dạy con mới, từ đó, trẻ cũng dễ tiếp cận trước với những bài học phát triển trí thông minh, khả năng giao tiếp… so với bạn bè ở các gia đình khó khăn. Sự bất bình đẳng từ đầu đời sẽ tăng dần theo thời gian.
Đây là lý do tại sao nhiều gia đình bần cùng loay hoay khó thoát khỏi đáy xã hội, trong khi các gia tộc khá giả có thể thịnh vượng hàng trăm năm. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Phân tích cổ phiếu Vietcombank – VCB – Tăng trưởng bền vững
1. Điểm qua kết quả kinh doanh
Kết thúc Q2/ 2024, VCB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 13,908 tỷ đồng( -4% yoy), trong đó thu nhập lãi thuần (NII) giảm nhẹ 1% svck do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp 15 dcb. Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi (NOII) giảm 18% svck, chủ yếu do: 1) thu nhập phí thuần giảm 7.5% svck, 2) lợi nhuận giao dịch ngoại hối giảm 21.5% svck và 3) thu nhập khác ròng giảm 90.6% svck. VCB đã cắt giảm mạnh chi phí dự phòng trong năm 2024 (giảm 40% svck). Do đó, LN ròng trong Q2/24 đạt 8,119 tỷ đồng, tăng 9.4% svck. Tổng kết nửa đầu năm 2024, lợi nhuận thuần đạt 16,669 tỷ đồng, tăng 1.8% yoy, đạt 50% kế hoạch năm.
2. Triển vọng doanh nghiệp giai đoạn 2024-2025
– Hiện tại, VCB là một đơn vị hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực cho vay khách hàng doanh nghiệp trong nhiều năm. Và phân khúc cho vay doanh nghiệp sẽ tiếp tục là động lực chính thúc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2024 khi lãi suất cho vay thấp có khả năng kích thích đáng kể nhu cầu trong phân khúc này. Hơn nữa, vào T6/2024, VCB, CTG và BID sẽ cung cấp tín dụng 1.8 tỷ USD cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do ACV đầu tư, tương đương khoảng 45% tổng vốn đầu tư của dự án. Trong đó, VCB là ngân hàng dẫn đầu, đóng góp 1 tỷ USD. Theo kế hoạch thì dự án sân bay Long Thành sẽ bắt đầu giải ngân từ quý 3/2024 sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho VCB trong nửa cuối năm 2024.
– Với kì vọng nền kinh tế ấm lên và sự phục hồi của sản xuất và hoạt động kinh doanh, thêm vào đó tỷ lệ cho vay nhóm 2 trên tổng dư nợ giảm 20 dcb so với quý trước và 33 dcb svck hỗ trợ giảm áp lực gia tăng nợ xấu trong nửa cuối năm 2024. VCB cũng đang cố gắng củng cố bảng cân đối kế toán thông qua việc xóa nợ và trích lập dự phòng trong nửa cuối năm 2024.
– Ngoài ra, với việc là một ngân hàng quốc dân thì VCB luôn được nhiều lợi thế khi hiện tại các dự án đầu tư công đang có xu hướng phát triển và đẩy mạnh theo các thông tư gần đây của Chính phủ.
– Với bộ đệm vốn an toàn, chất lượng tài sản cao, mức P/B thấp so với trung bình 3 năm trở lại đây của VCb cũng được coi là yếu tố giúp VCB có thể tăng trưởng trong thời gian tới .
….
3. Rủi ro đầu tư
– Hiện tại khả năng chi tiêu của người dân còn khá yếu do đo VCB có thể sẽ hạ lãi suất cho vay nhiều hơn nên có thể ảnh hưởng xấu tới NIM
– Ngành tiêu dùng trong nước phục hồi chậm dẫn đến lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức thấp.
– Rủi ro về trích lập dự phòng cao hơn …. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Liên danh của Tập đoàn Sơn Hải, Đèo Cả bị đánh trượt gói thầu 6.300 tỷ đồng
Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) vừa qua đã thông báo mời thầu gói thầu số 4.7 “Thi công xây dựng & lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác”, thuộc dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Giá gói thầu là 6.368 tỷ đồng.
Có 2 liên danh nhà thầu tham gia dự án này.
Liên danh 1 gồm 6 nhà thầu: Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC – Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Công ty Cổ phần phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam – Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 – Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy.
Giá dự thầu: 6.268 tỷ đồng (thấp hơn giá gói thầu 100 tỷ đồng).
Liên danh 2 gồm 8 nhà thầu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả – Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty Cổ phần Lizen – Tổng công ty Thăng Long-CTCP – Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long-CTCP – Công ty TNHH Hòa Hiệp – Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.
Giá dự thầu: 5.852 tỷ đồng (thấp hơn giá gói thầu 516 tỷ đồng).
Ngày 29/7, ACV tiến hành mở thầu và sau đó đã thông báo Liên danh 2 không trúng thầu do “không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật”.
Cụ thể, ACV cho biết thành viên liên danh là Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long (số hiệu trên mạng đầu thầu quốc gia là vn2800177056), đã bị tạm ngưng trên hệ thống từ 30/6/2024 (do chưa đóng phí đúng hạn) đến thời điểm phê duyệt danh sách nhà thầu. Được biết, các nhà thầu phải đóng phí mỗi năm là 330.000 đồng. Số tiền này nhằm duy trì tên và hồ sơ năng lực khi tham gia đấu thầu.
ACV cho rằng nhà thầu không đáp ứng điều kiện tại khoản f mục CDNT 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia hệ thống. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Chuyện “thâm cung bí sử” thuê mặt bằng nhà phố trung tâm
Theo thông tin đăng tải, lý do đóng cửa Starbucks Reserve Hàn Thuyên là do không đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng thuê với chủ nhà.
Sau thông tin này, khá nhiều ý kiến hướng về phía người cho thuê: chủ nhà tăng giá lên để làm gì để mất đi một thương hiệu lớn lâu năm? Chủ nhà có điều kiện cũng không nhất thiết để mặt bằng ế vài tháng?…
Ở góc độ là môi giới lâu năm chuyên về nhà phố và cho thuê mặt bằng nhà phố tại Tp.HCM, ông Phan Vi cho hay, thực ra chủ nhà không lấy lại mặt bằng. Đa số với những mặt bằng chuỗi lớn các brand đang thuê trả ra là xuất phát từ việc kinh doanh của bên thuê hoặc không đạt được thỏa thuận kí tiếp với chủ nhà. Nếu nói bên cho thuê “tham” rồi tăng giá là không đúng, bởi việc tăng giá thuê đã quy định rõ trong hợp đồng khi hai bên kí.
Thông thường, trong hợp đồng sẽ có quy định 1-2 năm tăng 5-10%; có hợp đồng 5 năm sau mới tăng 10%…, tùy vào thỏa thuận giữa hai bên. Nếu chủ nhà không tăng giá thuê thì hợp đồng kéo dài 5 năm hay 10 năm cũng không có ý nghĩa gì.
Vị này chia sẻ, tại Tp.HCM rất nhiều mặt bằng vị trí đẹp không có người thuê. Thậm chí bên thuê trả mặt bằng và giá thuê hầu như đã giảm nhiều để mong tiếp tục cho thuê, để trống thì uổng. Các trường hợp này thông thường chủ nhà sẽ hỗ trợ từ 6 tháng đến 1 năm giá thuê, từ năm thứ 2 sẽ tăng giá, phù hợp sự đầu tư của khách thuê vào căn nhà…
Dẫu vậy, đây là thị trường mặt bằng kinh doanh vừa tầm. Riêng các mặt bằng chuỗi lớn thương hiệu đang thuê trả mặt bằng lại là câu chuyện lại khác. Có thể phạm trù nhận diện thương hiệu chỗ đó không phù hợp nên khách thuê chuyển sang nơi khác hoặc thay đổi kế hoạch kinh doanh cho phù hợp hệ thống hơn, gần như không liên quan đến việc chủ nhà tăng giá thuê, hay giá thuê đắt hay rẻ. Đọc thêm & thảo luận tại đây