Nội dung chính
1. Làm thế nào để bắt đáy một cổ phiếu?
Kỹ nghệ ”BẮT ĐÁY” dành cho các trader chuyên nghiệp:
Nhắc nhẹ ACE:
Học được kỹ thuật bắt đáy rất hữu ích nhưng không phải để mạo hiểm bắt đáy vô tội vạ. Giống như học võ để tự vệ và rèn luyện sức khỏe chứ không phải để sinh sự với người khác, gây nguy hiểm cho chính mình
Bắt đáy là bắt dao rơi nên yếu tố thận trọng luôn đặt hàng đầu. Thị trường luôn luôn bất ngờ. Bắt đáy chỉ dành cho những người có kinh nghiệm quản trị danh mục, chấp nhận tỷ lệ đặt cược cao. Vì rủi ro cao luôn đi cùng lợi nhuận tiềm năng lớn.
Bắt đáy nếu có những kiến thức và kỹ năng sau thì độ rủi ro cũng giảm đi đáng kể, đọc thêm thảo luận tại đây
2. MBB siêu cổ trung và dài hạn
(1) Bank có tỷ lệ Casa, tức số tiền gửi không kỳ hạn đứng đầu hệ thống ngân hàng là 37% (cứ 100 đồng tiền gửi có 37 đồng là tiền không kỳ hạn). Việc này có ý nghĩa quan trọng trong lợi thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận (chênh lệch trung bình lãi suất cho vay và chi phí huy động của MBB lên tới 5%).
(2) MBB lộ trình đã đồng ý nhận 1 bank yếu kém để vực dậy (Oceanbank), cùng với các điều khoản cam kết của NHNN là sẽ ưu tiên cấp hạn mức tín dụng cao trong 5-10 năm tới (2023 đc giao 24% cao nhất trong hệ thống), đọc thêm thảo luận tại đây
3. HPG cổ phiếu vàng trong làng chứng khoán
Theo chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã cổ phiếu HPG – sàn HoSE), các đơn hàng thép cuộn cán nóng (HRC) trong quý 3/2023 đạt 100% công suất của nhà máy (250.000 tấn/tháng). Nhu cầu chủ yếu tới từ kênh xuất khẩu, do các lò cao tại châu Âu tạm dừng hoạt động đề bảo trì từ tháng 7/2023, khiến các nhà phân phối đẩy mạnh nhập khẩu và tích trữ hàng tồn kho.
Sản lượng tiêu thụ HRC của Tập đoàn Hoà Phát trong tháng 7 và tháng 8/2023 lần lượt đạt 291.000 tấn và 241.000 tấn, với các thị trường xuất khẩu chính tại châu Âu và châu Á.
– Tuy vậy, Tập đoàn Hoà Phát cũng chịu áp lực cạnh tranh về giá với các hãng sản xuất thép từ Trung Quốc, đọc thêm thảo luận tại đây
4. 5 Sai lầm phổ biến trong chứng khoán
1) Bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Đa dạng hoá là 1 cách để giảm bớt rủi ro khi thị trường biến động. Những gì bạn nên cố gắng tránh là đặt quá nhiều tiền của mình vào một cổ phiếu hoặc tài sản. Chúng ta cần đa dạng hoá danh mục nên có từ 3-5 cổ phiếu ở các lĩnh vực khác nhau hay nói rộng hơn nên phân bổ tài sản của mình vào nhiều kênh đầu tư: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, bất động sản, ngoại tệ…
2) Hội chứng FOMO
Có một hội chứng gọi là FOMO (Fear Of Missing Out). Hội chứng sợ bỏ lỡ. Dường như tất cả các nhà đầu tư F0 đều có tâm lý này. Chúng ta sợ sẽ bỏ lỡ một cơ hội 5-10% chỉ trong ba phiên, tài khoản cứ có tiền là dồn hết mua cổ phiếu khi thấy nó đang tăng mạnh. Đây cũng là một kiểu của việc “Đứng núi này trông núi nọ” để rồi có những pha “All-in” và mắc kẹt trên đỉnh núi tuyết, đọc thêm thảo luận tại đây
5. Chưa bán có thực sự chưa lỗ?
Một nghiên cứu thực hiện bởi Hersh Shesfrin và Meir Statman năm 1985 phát hiện ra rằng, trong một danh mục với cả cổ phiếu đang thua lỗ và sinh lợi, nhà đầu tư (NĐT) thường chọn bán các cổ phiếu sinh lợi để chốt lời và giữ lại các cổ phiếu đang thua lỗ thay vì cắt lỗ. Nói cách khác, nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ lâu hơn là các cổ phiếu sinh lợi.
Nghiên cứu Terrance Odean (1998) thu thập dữ liệu giao dịch của 10.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ trong khoảng thời gian 6 năm và phát hiện ra rằng: xác suất NĐT bán cổ phiếu đang thua lỗ là 9,8%, trong khi xác suất bán cổ phiếu đang sinh lợi là 14,8% – tức là cao gấp 1,5 lần, đọc thêm thảo luận tại đây