TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 – 27/11/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
5/5 - (1 vote)

1. Giá nhà tăng còn hơn tốc độ tên lửa

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 - 27/11/2024

Hồi tháng 4 năm nay, căn nhà trong ngõ nhỏ, ô tô không vào được bán với giá 1,9 tỷ đồng. Đến nay, chủ cũ phát hiện căn nhà đã được chủ mới bán với giá 3,7 tỷ đồng.

Chị Minh (hiện đang ở Thanh Xuân, Hà Nội) khá bất ngờ về giá căn nhà cũ của mình vừa được sang tay người chủ mới thứ 3 với mức giá 3,7 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với mức giá chị bán 1,9 tỷ đồng hồi tháng 4.

Cụ thể, chị Minh cho biết, căn nhà 3 tầng, diện tích 35m2 nằm trong ngõ sâu ở Thanh Trì, vị trí ô tô cách tầm 300m. Hồi đầu năm tầm tháng 2, chị Minh rao bán 2,3 tỷ đồng. Sau hơn 2 tháng rao bán, căn nhà đã được sang tay cho chủ mới với giá 1,9 tỷ đồng.

“Theo tôi nhận thấy chủ mới cũng là nhà đầu tư chứ không phải mua nhà với mục đích ở thực. Môi giới có nói với tôi, căn nhà được rao bán thời điểm thị trường nhà trong ngõ đang sôi động nên khá dễ bán và bán được nhanh. Còn với như căn nhà trong ngõ sâu nhà tôi mà bán ở thời điểm thị trường không tốt sẽ bán khá lâu”, chị Minh kể.

Sau khi căn nhà bán được 3 tháng, chị Minh nghe tin từ môi giới quen rằng: căn nhà vừa được bán đi với giá 2,5 tỷ đồng.

“Môi giới có nhắn với tôi rằng, sau khi mua về chủ mới này có thuê thợ sơn nhà lại toàn bộ, mua sắp, lắp đặt lại một số nội thất cơ bản. Theo phán đoán của môi giới, chủ mới này bỏ ra tầm 100 triệu đồng để tân trang rồi rao bán. Như vậy, chỉ sau 3 tháng, chủ mới đã thu về tầm 500 triệu đồng”, chị Thu chia sẻ.

Thế nhưng, đến nay, căn nhà này lại tiếp tục được sang tay cho vị chủ mới thứ ba. Mức giá tăng mà chủ mới thứ hai bán cho chủ thứ ba mới khiến chị Thu ngỡ ngàng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Vì sao có sự phân hóa “giàu & nghèo”

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 - 27/11/2024

1. Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn một năm rồi lại nghèo như cũ.

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

2. Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. DCM leader dòng đạm

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 - 27/11/2024

1. Tổng quan doanh nghiệp

CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (DCM) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Sản phẩm chủ lực của công ty là phân Urê hạt đục, với hệ thống phân phối mạnh mẽ tại các khu vực trọng điểm như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, bao gồm Campuchia, Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ Latinh. Ngoài ra, DCM còn sản xuất các dòng sản phẩm phân bón NPK và phân bón hữu cơ cao cấp với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Trong bối cảnh hiện nay, DCM luôn giữ vững nhu cầu ổn định nhờ chiến lược mở rộng sản phẩm như phân bón NPK và ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

2. Điểm nhấn kết quả kinh doanh

Kết quả quý III/2024:

  • Doanh thu: 2.600 tỷ đồng (-16% YoY).
  • Lợi nhuận sau thuế (LNST): 121 tỷ đồng (+63% YoY).
  • Nguyên nhân giảm doanh thu: Tổng sản lượng bán urê giảm mạnh, chỉ đạt 128.000 tấn (-44,3% YoY). Tuy nhiên, giá bán urê tăng 6% YoY và sản lượng NPK tăng mạnh đạt 40. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Có nên mua nhà ở Hà Nội khi vợ sắp nghỉ sinh và chỉ còn một nguồn thu nhập?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 - 27/11/2024

Chào các bác, em xin lời khuyên về chuyện nhà cửa với hoàn cảnh hiện tại của gia đình em.

Hiện em vừa lập gia đình, hai vợ chồng đang thuê nhà tại Hà Nội với tổng chi phí thuê, điện nước là 4.5 triệu/tháng. Vợ em lương 12 triệu, nhưng sắp tới sẽ nghỉ sinh nên cả nhà chỉ còn mình em là lao động chính với lương 20 triệu/tháng (em làm IT). Chi phí sinh hoạt hàng tháng cụ thể như sau:

  • Tiền ăn uống: 2 triệu (ông bà hỗ trợ đồ ăn).
  • Tiền hiếu hỉ, bạn bè: 1 triệu.
  • Tiền xăng xe, linh tinh: 1 triệu.

Tính ra, em vẫn để dành được một khoản kha khá và hiện tại có 1.2 tỷ tiền tiết kiệm. Vợ chồng em đang băn khoăn có nên mua nhà vào thời điểm này không, đặc biệt là khi gia đình chuẩn bị đón con nhỏ.

Nếu mua, chắc chắn em sẽ cần dùng tài chính đòn bẩy để vay thêm. Tuy nhiên, em cũng lo rằng với việc vợ nghỉ sinh, thu nhập giảm, khoản vay ngân hàng sẽ tạo áp lực lớn, nhất là khi giá nhà Hà Nội không hề thấp. Dù vậy, việc thuê nhà mãi khiến em cảm thấy không yên tâm, nhất là khi muốn ổn định để con cái có môi trường tốt hơn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. “Không mét đất cắm dùi” – Tâm sự của người trẻ loay hoay giữa giấc mơ an cư

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 21/11 - 27/11/2024

Chào mọi người, em muốn chia sẻ câu chuyện của gia đình mình và xin vài lời động viên.

Hiện tại, vợ chồng em đang thuê một căn nhà tại Hà Nội với giá 4.5 triệu/tháng (đã gồm điện nước). Chỗ này tương đối ổn, rẻ, và chủ nhà cũng dễ tính. Em vẫn hay tự nhủ bao giờ họ không cho thuê nữa thì mới tính đến chuyện chuyển đi. Chung cư Hà Nội thì giờ không dám mơ tới cho đỡ áp lực.

Quê nhà, ông bà có một căn nhà cũ kỹ. Dù là con lo toàn bộ chi phí cho ông bà suốt hơn chục năm – từ ốm đau, bệnh tật đến trả nợ, nhưng chuyện sửa sang hay xây mới gần như không có cửa vì ông luôn bảo: “Đây là nhà của tao.” Mấy năm trước, em cũng chỉ dám sửa lại cái mái cho đỡ nóng và dột mà đã nghe đủ lời không vui. Nói chi đến chuyện xây mới!

Nhiều lúc nhìn bạn bè, đồng nghiệp quanh mình ai cũng có sẵn đất ông bà, nhà bố mẹ, em cũng tủi thân. Nhà không cho, đất không có, toàn bộ tương lai đều phải tự lực cánh sinh. Cứ mỗi lần nghe ai đó được bố mẹ hỗ trợ chút này chút kia, lòng em lại thoáng chút chạnh lòng. Nhưng rồi em tự an ủi: “Không sao, tự lập mới là hạnh phúc thực sự.” Đọc thêm & thảo luận tại đây