TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 – 26/6/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024
5/5 - (1 vote)

1. Nên tự đầu tư cổ phiếu hay mua chứng chỉ quỹ?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024

GIỐNG NHAU:

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đều là các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán và được sử dụng như các công cụ đầu tư phổ biến. Một số điểm giống nhau giữa hai hình thức này là:

– Cả hai đều được phát hành và giao dịch trên thị trường chứng khoán.

– Có thể tăng hoặc giảm giá trị theo tình hình kinh tế và tài chính của công ty hoặc danh mục đầu tư của chứng chỉ quỹ.

Cung cấp lợi nhuận cho nhà đầu tư thông qua việc bán cổ phiếu hoặc cổ tức từ lợi nhuận của công ty hoặc chứng chỉ quỹ.

KHÁC NHAU:

Cổ phiếu thường đại diện cho một phần sở hữu trong công ty, trong khi đó chứng chỉ quỹ thường đại diện cho một danh mục đầu tư được đa dạng hóa.

Cổ phiếu được công ty phát hành dùng để huy động vốn, còn chứng chỉ quỹ đầu tư dựa trên thị trường chứng khoán.

Giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào hiệu suất của công ty, trong khi giá trị của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào giá trị của danh mục đầu tư.

Cổ phiếu thường có tính thanh khoản thấp hơn so với chứng chỉ quỹ. Có nghĩa là nó khó để mua hoặc bán với số lượng lớn, trong khi chứng chỉ quỹ có tính thanh khoản cao hơn và có thể được mua hoặc bán vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch.

NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HAY CCQ?

Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Mục tiêu đầu tư: Nếu bạn muốn tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng cao, bạn có thể cân nhắc đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, bạn cần chấp nhận rủi ro cao hơn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Cổ phiếu nào sẽ bật tăng mạnh trong giai đoạn tới?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024

1. FPT: điểm mua 135-136, mục tiêu 145, giá cắt lỗ 132.

Gía cổ phiếu vẫn leo theo bậc thang và chưa thấy điểm đỉnh, thanh khoản gần đây cũng cao hơn trước trung bình 7.5 triệu cổ/phiên. với mức hút dòng tiền mạnh thế này FPT còn được kỳ vọng tăng giá tốt trong tuần tới

2. LPB: điểm mua 28.5 -29, mục tiêu 32, giá cắt lỗ 27.

Với việc đổi tên doanh nghiệp sang “LỘC PHÁT BANK” thì giá cổ phiếu vẫn tiếp tục leo tới một vùng đỉnh mới. một điều đánh nói là thanh khoản vùng này của LPB lại thấp hơn nhiều giai đoạn tích lũy và thanh khoản chỉ cao với những phiên giá cổ phiếu tăng mạnh chứng tỏ lực xả hàng vẫn chưa xảy ra và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục leo cao trong tuần tới.

3. PLX: điểm mua 42-42.5, mục tiêu 47, giá cắt lỗ 41.5.

Là một doanh nghiệp đầu ngành kinh doanh xăng dầu, quý 1 lợi nhuận đột biến hoàn thành 50% kế hoạch năm và tăng trưởng 70% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận đang được cải thiện tốt. 5 tuần vừa qua thanh khoản cổ phiếu được đẩy lên cao chứng tỏ dòng tiền lớn đang rất thích cổ phiếu này trong giai đoạn cuối năm 2024 này.

4. MBS: điểm mua 34.2 -35, mục tiêu 37, giá cắt lỗ 33.5.

Mức giá ko tăng mạnh nhưng duy trì được đà tăng bền vững. với game chia cổ tức 12% bằng tiền + 25% bằng cổ phiếu ( tổng 37% ) thì múc giá kỳ vọng trước chia là 40k/cp. thông tin chia cổ tức chắc sẽ ra vào tháng 8 khi truớc khi chia thì giá sẽ rất khó điều chỉnh sâu.

5. SGT : điểm mua 15.7-16.2, mục tiêu 18, giá cắt lỗ 14.5. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Có nên đầu tư dài hạn SZC?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024

ĐIỂM NHẤN:

– Sở hữu quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn thứ hai trong các công ty bất động sản (BĐS) khu công nghiệp niêm yết. Doanh nghiệp đang sở hữu dự án khu công nghiệp đô thị Sonadezi Châu Đức với tổng quy mô lên đến 2287ha. Trong đó 537ha là đầu tư khu đô thị, 1556ha đầu tư khu công nghiệp và 152ha là sân golf.

SZC có lợi thế nhờ:

– Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công ty mẹ, tổng công ty Sonadezi;

– Quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn thứ hai cùng giá thuê đất cạnh tranh trong các công ty niêm yết trong ngành;

– Khả năng thu hút tệp khách hàng đa dạng nhờ vị thế gần cảng biển, sân bay và các KCN khác của Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT).

– BR-VT giữ vững vị thế trung tâm công nghiệp trọng điểm phía Nam. BR-VT nổi lên với vai trò là một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của phía Nam, nhờ vị thế gần TP HCM, giá thuê đất cạnh tranh và quỹ đất còn lại lớn. Cách cảng Cái Mép-Thị Vải 19km, đây là cảng biển đầu tiên của Việt Nam nằm trong 20 cảng trên thế giới có thể đón được tàu container siêu lớn gần 200.000 tấn và được thủ tướng hướng tới là cảng ngang tầm khu vực, sau đó là trong nhóm hàng đầu của thế giới trong năm 2030. Ngoài ra, sân bay quốc tế Long Thành và các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sắp tới, sẽ khiến BR-VT là điểm đến lý tưởng cho mọi lĩnh vực sản xuất từ công nghiệp nặng, hóa chất, ô tô đến công nghiệp phụ trợ. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Động thái mới từ nhóm ngân hàng

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024

Thêm 7 ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiết kiệm tuần này: Nhiều ngân hàng tăng lãi suất lần 2. Tuần này ghi nhận 7 ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiết kiệm. Đáng chú ý, đây là lần thứ 2 điều chỉnh tăng lãi suất của một số nhà băng kể từ đầu tháng 6.

Ngân hàng Eximbank tăng 0,2%/năm lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn từ 6-9 tháng, lên mức 4,5%/năm.

Ngân hàng ACB tăng trung bình từ 0,2-0,4%/năm. Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng dao động ở mức 2,8%/năm – 4,7%/năm áp dụng cho khoản tiền gửi dưới 200 triệu đồng

Ngân hàng LPBank tăng mạnh lãi suất huy động tiền gửi trực tuyến trên Lienviet24h với mức tăng 0,2 – 0,3% tại kỳ hạn 1 tháng đến 11 tháng. Các kỳ hạn khác giữ nguyên lãi suất.

Ngân hàng TPBank tăng lãi suất tiết kiệm với mức tăng từ 0,1-0,2%/năm. Đây là lần thứ 2 kể từ đầu tháng, TPBank tăng lãi suất tiết kiệm.

Ngân hàng Techcombank điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng trung bình tại 0,1-0,3%/năm. lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,1%/năm lên 2,95%/năm. Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn từ 3-5 tháng tăng 0,2%/năm lên 3,35%/năm.

Ngân hàng NCB cũng tăng lãi suất tiết kiệm kể từ ngày 17/6. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại NCB là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn 36-60 tháng. Lãi suất tiết kiệm thấp nhất là 3,6%/năm áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Giá cước tăng 300%, mã cổ phiếu nào hưởng lợi?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024

Sáng ngày 24/6, CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, thông qua kế hoạch thông qua kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ – tăng 4% so với thực hiện năm ngoái. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế thu về dự kiến 1.686 tỷ đồng – giảm 46%.

Lợi nhuận kinh doanh cốt lõi năm 2024 dự kiến tăng 15%

Lợi nhuận năm nay giảm mạnh do không còn nguồn thu đột biến từ việc chuyển nhượng tài sản. Năm 2023, Công ty hoàn tất thương vụ Cảng Nam Hải Đình Vũ mang về lợi nhuận hơn 1.800 tỷ đồng. Nếu không tính khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng, kế hoạch lãi 2024 của Gemadept từ hoạt động cốt lõi vẫn tăng trưởng 15%.

Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Nhân bày bỏ năm 2023 là năm khó khăn nhất trong một thập kỷ trở lại đây. Trong đó, đơn hàng giảm một nửa và số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường lớn. Ghi nhận, đơn hàng bắt đầu trở lại từ cuối quý 3/2023.

Sang năm 2024, thị trường đã có những dấu hiệu khởi sắc song theo đại diện Công ty vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp rơi bỏ thị trường gấp 1,5 lần số lượng thành lập mới trong quý đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức quanh 4%, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán… Đọc thêm & thảo luận tại đây