Nội dung chính
1. Người thành công nhất định phải giỏi
Để “học giỏi”, trung bình cho một kĩ năng sẽ mất khoảng 10000 giờ, sẽ ít hoặc nhiều thời gian hơn phụ thuộc vào các kĩ năng khác nhau. Nhìn chung bất kì kĩ năng nào cũng cần bỏ ra một khoảng thời gian tương đối lớn. Tuy nhiên ta hãy thử lấy con số 10.000 này để cùng nhau thực hiện một phép toán nho nhỏ.
Nếu một người tập luyện một kĩ năng trung bình 2 tiếng một ngày, họ sẽ mất gần 14 năm để hoàn thành một kĩ năng.
Nếu một người tập luyện một kĩ năng trung bình 4 tiếng trong một ngày, họ sẽ mất gần 7 năm để hoàn thành một kĩ năng.
Nếu như không làm gì ngoài luyện tập kĩ năng ấy, một cách cuồng nhiệt và không ngừng nghỉ, có lẽ bạn sẽ luyện 8 tiếng trong một ngày, nhưng cũng sẽ dành ra tới tận 3-4 năm để hoàn thành mục tiêu thuần thục kĩ năng đó.
Nếu bạn hay tản mạn trên các kênh Youtube nhạc cụ giống tôi, chắc chắn cũng phải biết tới hai anh chàng chơi nhạc Vĩ Cầm thiên tài, liên tục có nhiều show thành công và đã tổ chức được cả tour lưu diễn trên thế giới “Twoset Violin”. Bộ đôi Eddie và Brett đã có một câu đùa sử dụng nhiều trong các video của hai anh đến mức nó trở thành câu nói thương hiệu trên tiểu sử Wikipedia “Ling Ling 40 hours” – Tức là một ngày nên tập luyện 40 giờ ngay cả khi một ngày chỉ có 24 giờ. Hay hai anh cũng khẳng định “Geniuses aren’t born, they are created” – “Thiên tài không được sinh ra, học được tạo nên”. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Chủ tịch Vingroup: Hạn chế lớn nhất trong việc phát triển nhà ở xã hội là lợi nhuận bị khống chế ở mức 10%
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp diễn ra mới đây, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã nêu một số đề xuất, theo Báo Chính phủ.
Trong đó, liên quan đến vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội, đại diện Tập đoàn này đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục. Bởi theo ông Vượng, hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là việc chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận định mức 10%.
“Các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh”, vị này nói.
Đồng thời, đại diện Vingroup đề nghị Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung và phân khu, quy hoạch chi tiết và liên khu đoàn. Bởi khi đó sẽ rút ngắn được 6-9 tháng cho công tác này.
Vị này cũng đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, tức là phải có hầm để xe, phải có khu vui chơi cho trẻ em cũng như các tiện ích khác… Bên cạnh đó, trong nhóm nhà ở xã hội, cũng cần dành riêng khu cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, quân đội…
Báo cáo của Bộ Xây dựng tổng hợp số liệu từ 53/63 địa phương cho biết, quý II/2024 trên địa bàn cả nước có 9 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai. Trong đó, có ba dự án đã và đang hoàn thành với quy mô 1.120 căn; một dự án quy mô 395 căn được khởi công xây dựng và một số dự án mới làm lễ động thổ, ra mắt. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 5 dự án với quy mô 2.876 căn. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. VRE – xứng đáng để đầu tư x2 tài sản.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
VRE vẫn là đơn vị dẫn đầu thị trường trong mảng cho thuê trung tâm thương mại (TTTM), với 86 TTTM hiện hữu cũng như các TTTM mới đang được phát triển trên khắp cả nước. Do đó, Công ty được hưởng lợi lớn từ sự gia tăng của nhóm dân số có thu nhập trung bình tại Việt Nam trong tương lai.
KQKD Q2/2024: VRE đã ghi nhận sự phục hồi của tỷ lệ lấp đầy sau ghi sụt giảm từ Q3/2023 đến Q1/2024, khi khách thuê mới đã thuê trở lại từ Q2/2024. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy tăng lên mức 83,9% trong Q2/2024 từ mức 82,8% trong Q1/2024. Ngoài ra, VRE đã bàn giao 104 căn shophouse, tạo ra 467 tỷ đồng doanh thu (+137% svck và +68,7% so với quý trước). Theo đó, doanh thu thuần Q2/2024 đạt 2,48 nghìn tỷ đồng (+14,1% svck và +9,9% so với quý trước), trong khi LNST Q2/2024 đạt 1,02 nghìn tỷ đồng (+2,1% svck và -5,6% so với quý trước).
II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Trong tháng 6/2024, VRE đã khai trương 3 TTTM mới với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 67.000 m2. Ngày 27/7/2024, VRE cũng đã khai trương Vincom Plaza Bắc Giang tại tỉnh Bắc Giang, giúp tăng thêm gần 13.400 m2 vào tổng diện tích sàn cho thuê. Ngoài ra, VRE có kế hoạch khai trương 1 TTTM khác tại tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích sàn cho thuê là 14.265 m2 vào tháng 9/2024.
Trong nửa cuối năm 2024, doanh thu bán bất động sản có thể giảm 69% so với nửa đầu năm 2024, đạt gần 230 tỷ đồng do phần lớn doanh số bán bất động sản chưa ghi nhận đã được ghi nhận vào nửa đầu năm 2024.
Tuy nhiên, với 4 TTTM mới đi vào hoạt động hoàn toàn trong nửa cuối năm 2024 cùng với 1 TTTM mới khác sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9/2024, doanh thu mảng cho thuê TTTM dự kiến sẽ tăng trưởng 8% so với nửa đầu năm 2024 và đạt 4,18 nghìn tỷ đồng. Theo đó, doanh thu thuần và LNST trong nửa cuối năm 2024 dự kiến đạt lần lượt là 4,53 nghìn tỷ đồng (-4,3% so với 2Q.2024 và -20,2% svck) và 2,03 nghìn tỷ đồng (-3,4% so với 2Q.2024 và -14,7% svck). Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Thủ tướng họp với doanh nghiệp lớn về phát triển kinh tế
Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: VinGroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, SunGroup, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).
Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: VinGroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, SunGroup, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây là cuộc làm việc đầu tiên theo chuyên đề được tổ chức và các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề tiếp theo.
Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 10 khóa XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều nhấn mạnh kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Phân tích cổ phiếu Vinamilk – VNM – Tích sản hay đầ tư?
Với nhiều người chắc hẳn vẫn còn mập mờ với hai khái niệm tích sản và đầu tư. Với Trung Nguyễn, tích sản hay đầu tư cổ phiếu về cơ bản vẫn là tìm cách để tạo ra lợi nhuận theo mục tiêu của mình. Tích sản cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư muốn đầu tư một cách đơn giản, không cần nhiều thời gian và muốn giảm thiểu rủi ro biến động ngắn hạn. Đầu tư cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẵn sàng dành thời gian nghiên cứu và theo dõi thị trường, và chấp nhận rủi ro cao hơn để có cơ hội lợi nhuận cao hơn. Vậy với cổ phiếu VNM ta có gì?
1. Tổng quan doanh nghiệp
Vinamilk được thành lập vào năm 1976 với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa, Cà phê và Bánh kẹo Miền Nam. Sau nhiều lần đổi tên và tái cơ cấu, công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào năm 2003. Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng, bao gồm:
- Sữa tươi: Sữa tươi tiệt trùng, sữa thanh trùng.
- Sữa bột: Sữa bột cho trẻ em, người lớn, và người cao tuổi.
- Sữa chua: Sữa chua ăn, sữa chua uống.
- Sản phẩm dinh dưỡng: Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm chức năng.
- Sản phẩm khác: Phô mai, kem, nước trái cây.
Vinamilk hiện có hơn 13 nhà máy sản xuất sữa và thực phẩm trên toàn quốc, sử dụng công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến và công ty sữa lớn nhất tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn nhất trong nhiều phân khúc sản phẩm sữa.
2. Đánh giá doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây
Nhìn vào giai đoạn từ năm 2020-2023 ta thấy rằng VNM không có quá nhiều biến đổi trong doanh thu và lợi nhuận, đa phần sự biến động chủ yếu là do giá nguyên liệu sữa đầu vào cao thất thường khiến VNM có biên lợi nhuận giảm nhưng cũng không quá “đáng kể”. Điều này chứng tỏ cho việc VNM vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tốt mặc cho nhưng thay đổi thị trường bên ngoài như đại dịch Covid 19 hay sự tăng giá nguyên liệu sữa…( tương quan ở bảng dưới)
Vinamilk kết thúc quý 1/2024 với tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt 14,125 tỷ đồng và 2,207 tỷ đồng, tăng tương ứng 1% và 16% so với cùng kỳ. Mảng nước ngoài gồm xuất khẩu và các chi nhánh nước ngoài khởi sắc ấn tượng.
Trong quý 1/2024, theo AC Nielsen, ngành sữa vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ giữa năm 2023 với mức giảm 3% so với cùng kỳ. Ngoài ngành sữa, xu hướng giảm cũng được ghi nhận tại nhiều ngành hàng tiêu dùng nhanh khác. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng cho thấy xu hướng tương tự khi tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng trưởng 8% trong quý 1/2024, thấp hơn đáng kể so với mức tăng bình quân 12%/năm trong giai đoạn trước dịch COVID (2015-2019).
Doanh thu thuần nội địa đạt gần 11.5 ngàn tỷ đồng, tương đương cùng kỳ, các thị trường nước ngoài đạt hơn 2.6 ngàn tỷ đồng, tăng gần 8%. Trong đó, doanh thu thuần xuất khẩu đạt xấp xỉ 1.3 ngàn tỷ đồng, tăng 6%.Doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt trên 1.3 tỷ đồng, tăng gần 10%. Trong bối cảnh lạm phát, Angkormilk và Driftwood đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu nhờ cải thiện nhận diện thương hiệu và gia tăng giá trị cho người tiêu dùng. Đọc thêm & thảo luận tại đây