Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 – 23/7/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
5/5 - (1 vote)

1. Phân tích cổ phiếu nhóm ngành – Ngành cảng biển

Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 - 23/7/2024

1. Sơ lược về nhóm ngành

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với nhiều vịnh và cảng tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các cảng biển. Thêm vào đó, nước ta nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, là cầu nối giữa các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm nhiều cảng lớn nhỏ, chia thành các nhóm cảng như: cảng biển Bắc Bộ, cảng biển Trung Bộ, cảng biển Nam Bộ và cảng biển khu vực Tây Nam Bộ.

Một số cảng lớn: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép – Thị Vải.

Một số doanh nghiệp tiêu biểu như là:

– GEMADEPT (GMD): Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực logistics và cảng biển tại Việt Nam. Công ty có nhiều cảng biển quan trọng và hệ thống kho bãi rộng khắp.

– Cảng Hải Phòng (PHP): Là cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Cảng Sài Gòn (SGP): Một trong những cảng biển lớn nhất khu vực phía Nam, với hệ thống cảng và kho bãi hiện đại.

– Cảng Đà Nẵng (CDN): Là cảng biển quan trọng ở miền Trung Việt Nam, phục vụ cả hàng hóa nội địa và quốc tế.

– Tân Cảng – STC (SNP): Đây là một trong những hệ thống cảng lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam, với nhiều cảng container ở các thành phố lớn.

2. Tình hĩnh vĩ mô cảng biến thế giới

– Giá cước vận chuyển container đạt đỉnh vào Q3/2021, sau đó giảm mạnh gần hết năm 2022 và biến động hẹp trong năm 2023 nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch Covid và tăng mạnh sau các cuộc tấn công tại biển Đỏ. Đây là hệ quả của nguồn cung tàu tăng cao trong 2023 trong bối cảnh nhu cầu yếu. Vào đầu năm 2024 do ảnh hưởng của các cuộc tấn công biển Đỏ đã khiến giá cước tăng mạnh so với bình quân 2023. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Nhiều người ký đơn xin giảm án cho ông Trịnh Văn Quyết

Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 - 23/7/2024

Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần xây dựng Faros và các đơn vị liên quan.

Trong vụ án này, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị xét xử với 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Luật sư Vũ Đặng Hải Yến (thuộc Công ty luật TNHH SmiC), cho biết ông Trịnh Văn Quyết bị bệnh lao cách đây hơn 1 tháng và đang trong quá trình điều trị. Ngoài ra, ông Quyết cũng mắc một số bệnh nền trước đó, tuy nhiên, sau khi được theo dõi và điều trị, hiện tại sức khỏe của ông Quyết đã ổn định, tinh thần minh mẫn đủ điều kiện để ra tòa.

Theo luật sư Vũ Đặng Hải Yến, đến thời điểm này, cựu Chủ tịch FLC nhận thức về các hành vi sai phạm, xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo buộc. Bên cạnh đó, ông Trịnh Văn Quyết cũng rất ăn năn, hối hận và mong cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo là người thân, đồng nghiệp cấp dưới liên quan vụ án.

Ngoài ra, ông Quyết cũng xin chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng các tài sản thuộc tài sản cá nhân, đồng thời vận động gia đình, bạn bè để nộp tiền khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

Trước ngày xét xử, ông Trịnh Văn Quyết vẫn động người thân nộp hơn 230 tỷ đồng khắc phục hậu quả và được khoảng 4.280 người ký tên xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong số những người có đơn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo có 88/133 bị hại. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. DGW tiềm năng cổ phiếu bán lẻ nửa cuối 2024

Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 - 23/7/2024

Xu hướng áp dụng AI vào trong công việc/học tập sẽ là yếu tố thúc đẩy chu kỳ thay thế sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng. Dựa trên mức nền tiêu thụ thấp của năm 2023, kết hợp với kỳ vọng vào sự phục hồi của ICT-CE vào nửa cuối năm 2024 (chu kỳ thay thế sản phẩm 2,5-3 năm, kỷ lục doanh thu ICTCE vào cuối năm 2021), chúng tôi dự báo doanh thu mảng ICT-CE có thể phục hồi và đạt mức tăng 10/15% trong 2024-2025.

Ở mảng thiết bị văn phòng, CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) có động lực phát triển ở thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động trong trung hạn, chúng tôi dự báo doanh thu mảng thiết bị văn phòng có thể đạt mức tăng trưởng 28/30% trong 2024-2025. Tổng hợp lại, doanh thu của DGW giai đoạn 2024-2025 có thể đạt mức tăng 16/21%.

DGW sẽ có thể tối ưu chi phí hỗ trợ bán hàng, giảm tỷ trọng chi phí bán hàng/tổng doanh thu từ 6,1% trong năm 2023 xuống 5,6/5,6% trong 2024-2025, cùng với dự báo tăng trưởng 16/21% về doanh thu có thể giúp lợi nhuận ròng ghi nhận mức tăng trưởng 39%/30% giai đoạn 2024-2025.

Năm 2024, DGW đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 23,000/490 tỷ đồng, tăng 22%/38% so với cùng kỳ, kế hoạch cổ tức 5% bằng tiền, 30% bằng cổ phiếu. Về ESOP 2024, DGW dự kiến sẽ phát hành 2 triệu cổ phiếu (tương đương 1,1% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến phát hành trong năm 2024, tổng giá trị phát hành là 20 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh 2024 của doanh nghiệp khá tương đồng so với dự báo của chúng tôi trong bối cảnh kỳ vọng sức cầu tiêu thụ hàng không thiết yếu sẽ phục hồi rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2024. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Trợ lý ảo của Vinfast, nâng tầm trải nghiệm người dùng

Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 - 23/7/2024

Từ tháng 7/2024, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản cập nhật của Trợ lý ảo tích hợp công nghệ AI tạo sinh (do VinBigdata phát triển) trên dòng xe VinFast VF 8 Lux Plus, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và đột phá với loạt tính năng mới.

Điểm nổi bật trong phiên bản lần này là khả năng tương tác và trò chuyện tự nhiên, liền mạch đồng thời sở hữu kho tri thức khổng lồ. Với lợi thế này, Trợ lý ảo VinFast có thể linh hoạt đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng mà không còn giới hạn ở các câu lệnh mẫu.
Một ví dụ minh họa cho khả năng tương tác liền mạch là trợ lý ảo có thể hiểu và tương tác theo một đoạn hội thoại cùng ngữ cảnh “Cho anh một lịch trình đi nghỉ ở Nha Trang 4 ngày 3 đêm?”, “Cho anh lịch trình cụ thể của ngày đầu tiên?” và “Nhà anh có hai bé 10 tuổi và 15 tuổi thì nên đi chơi ở đâu phù hợp?”

Tính năng tra cứu thông tin về xe giúp người dùng có thể dễ dàng biết được chi tiết về mọi khía cạnh của xe như: thông số kỹ thuật, chế độ bảo hành – bảo dưỡng, thông về pin và trạm sạc… thậm chí tư vấn, so sánh các dòng xe và thông tin liên quan đến xe nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng.

“Mô hình ngôn ngữ lớn của VinBigdata được đào tạo bằng công nghệ học không giám sát (unsupervised learning) trên hàng trăm triệu giờ dữ liệu tiếng nói đa vùng miền cùng 200 tỷ token (đơn vị) dữ liệu tiếng Việt – tương đương với 300 triệu trang tài liệu văn bản, giúp mô hình có khả năng nhận dạng tiếng nói tiên tiến nhất hiện nay”, ông Nguyễn Kim Anh – Giám đốc sản phẩm VinBigdata chia sẻ. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Vì sao sinh viên tại các thành phố lớn, 10 triệu không đủ tiêu?

Top 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 18/7 - 23/7/2024

T.Q (21 tuổi) đang là sinh viên của một trường đào tạo về ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.T .Q chia sẻ, hàng tháng cô bạn được bố mẹ cho 8 triệu đồng, kết hợp với 2 triệu đồng từ công việc gia sư bên ngoài.

T.Q liệt kê các khoản chi tiêu của mình như sau: “Mình dành 3 triệu đồng cho tiền thuê phòng trọ và ở một mình; 1,5 triệu đồng để đóng học phí. Còn khoảng 6,5 triệu đồng thì mình dành để mua sắm đồ đạc cho bản thân. Tiền thực phẩm thì mình không cần trả vì thường xuyên được bố mẹ cho đồ ăn mang từ quê lên. Khoản chi tốn kém nhất chắc chắn là mua sắm cá nhân. Mình khá thích dùng đồ công nghệ đời mới nên dù là sinh viên thì cũng sắm đủ Macbook, Ipad và Iphone giá 16 triệu đồng. Bên cạnh đó, mình còn chi khá nhiều để đi uống nước bên ngoài, mua quần áo và mỹ phẩm”.

T.Q chia sẻ: Mình cũng muốn chi tiêu sao cho mỗi tháng tiết kiệm được 2-3 triệu đồng để mai sau ra trường có chút vốn. Nhưng tính mình ham chơi, thích mua sắm nên thường xuyên tiêu hết sạch tiền được bố mẹ cho, cùng với tiền mình đi làm. Có những tháng vì lỡ tiêu hết tiền mà vẫn còn giữa tháng nên mình đành vay thêm tiền từ bạn, hoặc chuyển sang ăn uống tiết kiệm như ăn mì gói, chia thịt ra ăn nhiều ngày…

Vậy là với 10 triệu đồng, sinh viên thời nay ngoài chi các khoản cơ bản như ăn uống, tiền phòng trọ, thì còn phải du lịch, mua sắm quần áo, trang thiết bị cá nhân…

Có lẽ do chưa làm ra tiền, nên còn một số ít các bạn vẫn còn vung tay quá trán. Cứ phải bao giờ tự làm ra đồng tiền, may ra tiêu mới biết xót. Giờ được bố mẹ cho 10 triệu, chứ sau này ra trường kiếm được việc có đồng lương 10 triệu cũng chật vật lắm! Đọc thêm & thảo luận tại đây