TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 – 22/5/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025
5/5 - (2 votes)

1. VinFast nhận gần 27.700 đơn đặt cọc VF 3 sau 66 giờ

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 - 22/5/2024

Sau gần 3 ngày mở bán, VinFast công bố nhận 27.649 đơn đăng ký mua VF 3, cao hơn gần 10.000 chiếc so với xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2023.

Con số VF 3 đạt được sau gần 3 ngày mở bán gần bằng doanh số cả năm 2023 của Mitsubishi, hãng xe đứng thứ 6 thị trường Việt Nam. Mức này cũng cao hơn gần 10.000 chiếc khi so với Hyundai Accent, mẫu xe bán chạy nhất năm 2023 của thị trường.

Theo đại diện VinFast, hơn 50% trong số 27.649 đơn đăng ký mua VF 3 đến từ phương thức đặt hàng trực tuyến, đánh dấu sự phát triển mới của hãng trong mô hình kinh doanh O2O (online to offline). Lần đầu tiên tại Việt Nam, ôtô VinFast được giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, VinID và 9 phiên livestream do 15 KOLs (người có sức ảnh hưởng) phối hợp thực hiện. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Cấp gần 500 triệu cho sinh viên đầu tư chứng khoán

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 - 22/5/2024

Hơn 100 sinh viên được gửi đến các công ty chứng khoán có trụ sở ở Hà Nội và TP.HCM để mở tài khoản giao dịch. Các công ty chứng khoán đã cấp gần 500 triệu đồng để sinh viên tiến hành đầu tư.

Thông tin được công bố trong đêm gala chung kết Cuộc thi Đầu tư chứng khoán sinh viên Việt Nam – lần thứ hai – INVESTMENT CHALLENGE 2024 (IC 2024), tổ chức tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tối 15/5.

IC 2024 đã thu hút được hơn 2.300 sinh viên từ 102 trường đại học, cao đẳng trong cả nước tham gia dự thi. Trong khoảng thời gian 2 tháng từ 19/2-19/4, ban tổ chức lựa chọn được 34 đội thi, với hơn 100 sinh viên được gửi đến các công ty chứng khoán có trụ sở ở Hà Nội và TP.HCM để mở tài khoản giao dịch thật. Các công ty chứng khoán đã cấp gần 500 triệu đồng cho các đội thi tiến hành đầu tư.

9 đội thi đến từ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Trường ĐH Ngoại thương; Học viện Ngân hàng; Trường Đại học Nha Trang; Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM; Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II; Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt vào vòng chung kết.

Chung cuộc, đội thi đến từ Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM giành giải nhất. Giải nhì thuộc đội thi đến từ ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; 2 giải khuyến khích được trao cho đội thi của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II và đội thi ĐH Kinh tế TP.HCM. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Người Việt có thực sự xem chứng khoán là kênh đầu tư?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 - 22/5/2024

Ông Nghĩa đặt vấn đề: Làm thế nào để người dân Việt Nam bớt những cái đầu tư may mắn và quay trở lại đầu tư có hiểu biết?

Lấy từ kinh nghiệm cá nhân, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên đầu tư chứng khoán từ những ngày đầu, khi thị trường mới chỉ có 2 mã SAM và REE. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, ông đã mua khối lượng cổ phiếu trị giá 300 triệu đồng, giá trị tương đối lớn lúc bấy giờ. Sau 6 tháng, ông bán đi một nửa cổ phiếu, thu về 1,8 tỷ đồng. Từ việc kiếm được số tiền khổng lồ trong thời gian ngắn, có thể thấy rằng chúng ta luôn phải nhận ra và nắm bắt cơ hội khi nó bất chợt ập đến.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết, từ trước tới nay, người Việt luôn có tâm lý tích lũy, quen thuộc với cách kênh đầu tư truyền thống là bất động sản và vàng. Theo thời gian, chúng ta dần được tiếp cận với các loại hình đầu tư với khẩu vị rủi ro đa dạng, mặc dù sự tiếp cận này vẫn còn hạn chế. Rủi ro thấp nhất là trái phiếu chính phủ, sau đó tới tiết kiệm ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, sau đó tới rủi ro cao nhất là cổ phiếu.

Tuy nhiên, đầu tư lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Những loại hình đầu tư này rõ ràng không dành cho “tay mơ”. Ông Nghĩa cũng chia sẻ thêm, đa phần nhà đầu tư chỉ trông chờ vào may mắn, chạy theo đám đông thay vì tìm hiểu kiến thức rõ ràng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Liệu VN Index có quay lại đỉnh củ?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 - 22/5/2024

TPO – VN-Index đã tăng gần 100 điểm từ đáy, áp sát đỉnh cũ 1.280 – 1.300 điểm. Đà tăng 4 tuần qua tiếp tục được nối dài, tuy nhiên, khi thị trường tiến gần đỉnh cũ, giới phân tích lo ngại rung lắc sẽ diễn ra. Áp lực chốt lời rõ rệt hơn từ phiên cuối tuần qua.

Chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch tương đối tích cực, trước những thông tin vĩ mô trong và ngoài nước. Sau số liệu tích cực về CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập mức cao mới.

Chỉ số sức mạnh đồng đô la (DXY) và lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng có nhịp điều chỉnh và nhà đầu tư đang tự tin hơn về kịch bản Fed sẽ giảm lãi suất điều hành vào cuộc họp tháng 9. Điều này giúp giảm bớt phần nào áp lực lên tỷ giá trong nước. Tỷ giá trung tâm và tỷ giá mua/bán USD của các ngân hàng thương mại đã giảm nhẹ trong một vài phiên gần đây.

Đồng thời, nhịp giảm mạnh của giá xăng trong nước (giảm hơn 8% trong vòng 1 tháng) sẽ giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát. Những diễn biến tích cực trên đã cải thiện tâm lý nhà đầu tư, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán đã thúc đẩy các chỉ số chứng khoán tăng điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 2,3% lên 1.273,1 điểm. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Câu chuyện đầu tư cổ phiếu DCM

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16/5 - 22/5/2024

Tỷ lệ Tiền mặt ròng/ Tổng tài sản của DCM đã tăng từ 25% năm 2019 lên mức gần 70% năm 2025F.

DCM có thể cải thiện tỷ lệ cổ tức tiền mặt và đạt mức tỷ suất cổ tức 6% – 7%, tương đương mức 2,000 VND/cp mà vẫn đảm bảo dòng tiền để triển khai các dự án đầu tư trong tương lai.

TRIỂN VỌNG KINH DOANH

Kỳ vọng luật thuế VAT được thông qua và có hiệu lực từ 2025 giúp tăng khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu

  • Phân bón nhập khẩu vào trong nước sẽ phải chịu thuế VAT 5% như phân bón nội địa; giá bán sẽ tùy thuộc vào cung cầu thị trường.
  • DCM sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào, ước tính khoảng 500 tỷ VND mỗi năm từ đó giúp giảm giá thành đầu vào và tăng khả năng cạnh tranh;

Chi phí khấu hao của doanh nghiệp dự kiến giảm mạnh trong năm 2024

Nhà máy ure của DCM hết khấu hao kể từ quý 4/2023. Nhà máy này đi vào hoạt động từ quý 4/2011, được sử dụng chính sách khấu hao đường thẳng trong vòng 12 năm với chi phí khấu hao máy móc và thiết bị hằng năm gần 1.000 tỷ đồng/năm.

Chi phí khấu hao tài sản cố định trong quý 4/2023 đã giảm mạnh chỉ còn hơn 59 tỷ đồng so với mức 322,8 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3/2023. Việc máy móc thiết bị nhà máy phân bón ure hết khấu hao sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó giúp cải thiện được biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện lên mức 24,3% trong quý 4/2023 (từ mức 5,9% của quý 3/2023). Đọc thêm & thảo luận tại đây