TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 – 23/1/2025

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025
Đánh giá tại đây

1. Mua nhà hay thuê nhà: không chỉ là tài chính, mà còn là cuộc sống

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025

Chuẩn bị đi ngủ thì thấy bài viết này được đề xuất trên newsfeed. Đọc sơ qua thì thấy cũng có vẻ hợp lý nhưng xét kĩ lại thì thấy một số điều anh dzai này đưa ra chưa chuẩn lắm, nên mình cũng muốn viết lại vài dòng.

Bài này giả định tất cả các điều kiện như giá thuê nhà, lãi suất đầu tư, và giá trị bất động sản không thay đổi trong 20 năm, nhưng đây là một giả định thiếu thực tế. Vì:

– Không phải ai cũng đạt được mức lợi suất 8%/năm trong suốt 20 năm. Thị trường có rủi ro, và lợi suất có thể dao động đáng kể.

– Giá thuê thường tăng theo thời gian, đặc biệt ở khu vực trung tâm. Nếu tính mức tăng trung bình 3-5%/năm, tổng chi phí thuê sẽ cao hơn đáng kể đó.

– Giá nhà 7 tỏi có thể tăng theo thời gian, nhưng bài viết không tính đến khả năng tăng giá này.

Khi tôi đi mua nhà, là tôi đang sở hữu một tài sản giá trị. Sau 20 năm, căn nhà có thể tăng giá trị và trở thành một phần trong tài sản của Q.

Ví dụ: Nếu giá trị nhà tăng trung bình 5%/năm, sau 20 năm, giá trị căn nhà có thể đạt khoảng 18,5 tỏi.

– Tổng chi phí mua nhà mà tác giả nêu (13,9 tỏi) không phản ánh đúng thực tế, vì nó bỏ qua việc giá trị nhà là một khoản đầu tư lâu dài.

Chưa hết, bài viết so sánh mua nhà với thuê nhà, nhưng chỉ xét chi phí mua nhà và lợi ích đầu tư, mà không đề cập đến các lợi ích của việc sở hữu nhà, cái mà Q thường hay chia sẽ với KH, chẳng hạn:

– An ninh tài chính: Sở hữu nhà giảm rủi ro về việc giá thuê tăng hoặc bạn phải chuyển nhà thường xuyên.

– Tự do sử dụng: Bạn có thể tự do sửa chữa, trang trí hoặc cho thuê lại một phần nhà nếu cần.

– Tích lũy tài sản: Sau 20 năm trả góp, bạn sở hữu toàn bộ tài sản, trong khi thuê nhà không để lại giá trị nào. Mà thường thực tế tôi thấy hiếm ai chọn gói vay 20 năm lại đi trả đúng 20 năm hết, thường sau khoảng 5-10 năm là họ đã trả dứt số nợ gốc để không phải trả lãi tiếp rồi.

Ảnh giả định rằng tất cả số tiền tiết kiệm từ việc thuê nhà sẽ được đầu tư một cách hoàn hảo để đạt lợi nhuận 8%/năm. Tuy nhiên, thực tế: Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. TPHCM: tài xế công nghệ giảm 50% thu nhập, tắt app nghỉ Tết sớm vì kẹt xe!

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025

Năm nay, nhiều tài xế cho biết bản thân dự định nghỉ ngơi sớm hơn mọi năm chỉ chạy đến 24, 25 Âm lịch thay vì chạy đến ngày 27, 28 như năm 2024.

Sớm hơn hết, tài xế tên Ngọc (quận 8 quyết định về quê ăn Tết trong ngày 22 sắp tới.
Thu nhập trong những ngày này của anh giảm gần 50% vì “không thể chở khách đi nhanh mà còn bị hủy chuyến liên tục”.

“Thu nhập giảm đáng kể dịp cuối năm và mức phạt vi phạm an toàn giao thông gây áp lực cho tôi những ngày gần đây.

Đợi đèn đỏ mà nghe ai bóp kèn hay gặp xe cứu thương thì bắt buộc phải nhích lên để nhường đường, lòng cứ thấp thỏm không biết có vi phạm hay không. Thôi cứ về ăn Tết sớm cho lành”, anh bày tỏ.

Kẹt xe ở TP.HCM khiến thời gian thực hiện một chuyến xe của tài xế xe ôm công nghệ dài hơn đáng kể, có người mất hơn 30 phút để chạy 2-3 km rồi được trả công 13.000 đồng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Gen Z Trung Quốc ra sức tiết kiệm vì cuộc sống bất an

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025

Thất nghiệp cao, kinh tế suy giảm khiến giới trẻ Trung Quốc buộc phải sống tằn tiện trong lúc tìm kiếm công việc ổn định.

Lily Li, giáo viên dạy tiếng Anh ở Thâm Quyến có thu nhập 10.000 tệ (35 triệu đồng). Để tiết kiệm 80% lương hàng tháng, cô cắt giảm các khoản chi cho quần áo, vé xem ca nhạc. Số còn lại chỉ đủ trả tiền nhà và tiền ăn cơ bản.

Ava Su, 26 tuổi, nhân viên tại Alibaba, cũng chọn sống tằn tiện. Có thu nhập ổn định nhưng cô giảm tối đa các khoản chi và đặt mục tiêu tiết kiệm 2 triệu tệ, tương đương 100 lần thu nhập hàng tháng. “Tôi cảm thấy kiếm tiền khó khăn hơn khi nền kinh tế bất ổn nên phải bảo vệ túi tiền bằng mọi cách”, Su nói.

Li và Su là đại diện tiêu biểu cho xu hướng sống tiết kiệm của Gen Z (sinh năm 1997-2012) Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại về tương lai.

Trên mạng xã hội Xiaohongshu, những người dưới 30 tuổi đang chia sẻ bí quyết tiết kiệm như giảm chi phí ăn trưa, săn hàng giá rẻ, sử dụng hàng nhái. Chủ đề này đã có hơn 1,5 triệu bài đăng và 130 triệu lượt xem, chứng minh xu hướng sống tiết kiệm ngày càng phổ biến.

Dữ liệu từ Yu’e Bao, một quỹ thị trường tiền tệ trực tuyến phổ biến trên ứng dụng thanh toán Alipay, cho thấy khách hàng trẻ đã thực hiện trung bình 20 khoản tiền gửi mỗi tháng đến hết năm 2024.

Ghi nhận đến tháng 5/2024, số tiền duy trì trong tài khoản của người trẻ Trung Quốc là gần 3.000 tệ, cao hơn 50% so với cùng tháng năm trước. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Thiên tài Toán khiến Harvard phá lệ: Lương 102 triệu/tháng

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025

Tương truyền khi đến Đại học Bắc Kinh, chỉ cần tìm bừa một sinh viên trong trường thì người đó đều sẽ biết đến cái tên Vi Đông Dịch (hay còn gọi là Vi đại thần, Vi thần) – giảng viên khoa Toán và là một thiên tài Toán học nổi tiếng của trường. Hiện tại, anh đang là một trong những giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Bắc Kinh, từng khiến Đại học Harvard phá vỡ mọi thông lệ để mời nhập học. Cuộc đời của thiên tài này chỉ gói gọn trong 3 chữ: Quá siêu việt.

Vi Đông Dịch sinh năm 1991, trong một gia đình trí thức cao ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bố mẹ anh đều là giáo sư ở các trường Đại học danh giá. Đặc biệt, bố Vi Đông Dịch còn là Chủ tịch của Hội Toán học tỉnh Sơn Đông, đồng thời là giáo sư giảng dạy môn Toán học của một trường Đại học thuộc dự án 985.

Có thể nói, ngay từ nhỏ, anh đã được tiếp xúc với Toán học và chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường học tập mạnh mẽ của gia đình. Khi những đứa trẻ cùng tuổi còn đang vui đùa ở sân trường, Vi Đông Dịch đã nghiên cứu những cuốn sách Toán học dày hàng nghìn trang giấy và có thể nói trao đổi những công thức Toán phức tạp hay cách giải đề thi quốc tế với bố mình.

Năm 12 tuổi, với tài năng thiên bẩm về Toán học, Vi Đông Dịch được đặc cách tham gia ôn luyện trong đội tuyển thi Olympic Toán học Quốc gia, cạnh tranh trực tiếp với những học sinh hơn anh 2-3 tuổi. So sánh với những bạn học được xem là tương lai Toán học Trung Quốc thời bấy giờ, anh không những không bị lu mờ mà còn đạt được thành tích nổi trội nhất lớp.

Trong những năm học cấp 3, Vi Đông Dịch từng hai lần giành huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế và lần thi nào cũng đạt điểm số tuyệt đối. Sau đó, anh được tuyển thẳng vào khoa Toán của trường Đại học Bắc Kinh mà không cần thi đầu vào. Được biết, Đại học Bắc Kinh là ngôi trường xếp hạng 16 trên toàn thế giới. Khi còn là sinh viên, Vi Đông Dịch giành được nhiều giải thưởng cao nhất tại các cuộc thi Toán trong nước và quốc tế. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. 30 tuổi, lương 20 triệu: Trả nợ trước hay đầu tư để đổi đời?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 16 - 23/1/2025

Mọi người ơi, em thực sự rối quá! Hiện tại em đang nhận lương 20 triệu mỗi tháng, nhưng vừa phải trả nợ tín dụng, vừa lo chi tiêu sinh hoạt. Trong khi đó, em lại muốn đầu tư để cải thiện cuộc sống và “đổi đời”. Có ai từng rơi vào hoàn cảnh này không, hay chỉ mình em đang loay hoay giữa những áp lực tài chính?

Tình hình của em: Lương 20 triệu nghe thì ổn, nhưng mỗi tháng em phải dành 10 triệu để trả nợ tín dụng. Số tiền còn lại chia cho tiền ăn, tiền nhà, tiền xăng xe, và có tháng còn thiếu trước hụt sau. Nhìn bạn bè xung quanh, người thì khoe mua đất, người thì khoe lời chứng khoán trăm triệu, còn em chỉ thấy hóa đơn điện nước và gói mì tôm cuối tháng.

Em cứ nghĩ mãi, nếu cứ tập trung trả nợ thì không biết đến bao giờ mới có tiền để đầu tư. Nhưng nếu gom hết số tiền ít ỏi để đầu tư, nhỡ gặp rủi ro thì lấy gì để sống?

Câu hỏi khiến em đau đầu:

Nên tập trung trả hết nợ rồi mới tính chuyện đầu tư, hay có thể làm song song cả hai?
Có nên liều vay thêm tiền để đầu tư khi thấy cơ hội không?

Với mức lương 20 triệu, làm thế nào để không mắc kẹt giữa nợ nần và mong muốn đầu tư?

Một số người khuyên em rằng, đừng nghĩ tới đầu tư khi còn nợ, cứ trả xong đã rồi mới tính chuyện khác. Nhưng cũng có người bảo, chỉ có đầu tư mới giúp thoát nợ nhanh, cứ mạnh dạn mà làm. Đọc thêm & thảo luận tại đây