TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 – 21/8/2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 - 15/1/2025
5/5 - (1 vote)

1. PLX chờ ngờ vượt đỉnh

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024

1. Sơ lược doanh nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh chính của PLX chủ yếu là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Với mạng lưới phân phối hơn 4.790 trạm bán lẻ của PLX và các đại lý trên toàn quốc, PLX hiện đang là nhà cung cấp các sản phẩm xăng dầu lớn nhất trên thị trường nội địa, chiếm 47% thị phần xăng dầu nội địa.

2. Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2024

Trong quý 2/20024, PLX đạt doanh thu thuần: 73.837 tỷ đồng (+12% yoy) và LNST: 1.275 tỷ (+43% yoy). KQKD tăng trưởng mạnh với động lực chính đến từ giá bán xăng dầu trung bình tăng 8% yoy theo xu hướng tăng của giá dầu thế giới (+14% yoy) và sản lượng dầu DO tiêu thụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng xăng dầu xuất bán khi giá bán dầu DO lại có mức tăng cao nhất (10% yoy) trong các sản phẩm, biên lợi nhuận gộp tăng từ 5,9% lên 6,3% và thu nhập khác 121 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu của PLX tăng trưởng 11.8% yoy, biên lợi nhuận gộp cao hơn 0.6 điểm phần trăm so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng tăng trưởng tích cực 58.6% yoy, hoàn thành kế hoạch doanh nghiệp đặt ra trong cả năm 2024.

3. Triển vọng đầu tư

i, Tăng trưởng nhờ nhu cầu xăng dầu ngày càng tăng trong nước

Căn cứ kết quả nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu năm 2023 và đăng ký tổng nguồn của các thương nhân đầu mối năm 2024, Bộ Công Thương ước tính tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 cần khoảng 28,4 triệu m3/tấn, tăng hơn 9% so với tổng nguồn năm 2023. Giá dầu FO kỳ vọng biến động tương quan với giá dầu Brent được dự báo bởi EIA là 84 USD/thùng năm 2024. Năm 2024, OPEC+ tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thô, việc gia hạn này sẽ thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Trong báo cáo năng lượng tháng 3, EIA còn dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024 và 2025. Mặc dù việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ hạn chế mức tăng trưởng chung vào năm 2024, nhưng sản lượng bên ngoài OPEC+ tăng 1,5 triệu thùng/ngày, chủ yếu ở bốn quốc gia ở Châu Mỹ là Hoa Kỳ, Guyana, Brazil và Canada. Sự tăng trưởng này bù đắp cho sự sụt giảm trong sản phẩm dầu thô của nhóm OPEC+.

Ngoài ra, việc một số thương nhân đầu mối bị thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu sẽ là diễn biến tích cực cho PLX, do doanh nghiệp có khả năng giành thị phần nhờ vị thế đầu ngành và khả năng kiểm soát tương đối tốt hoạt động của các thương nhân phân phối. Bên cạnh những đơn vị bị thu hồi giấy phép trước đó như Hải Hà Petro và Xuyên Việt Oil, trong 7 tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo xử phạt 3 thương nhân đầu mối, kiểm tra 20 thương nhân phân phối có dấu hiệu vi phạm. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Chứng khoán tăng 4 phiên liên tiếp

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024

VN-Index có thêm hơn 11 điểm sau phiên 21/8 vượt ngưỡng 1.280 điểm, nhờ lực kéo của cổ phiếu nhóm ngân hàng.

Chứng khoán tiếp tục khởi sắc trong phiên hôm nay, khi lực mua vẫn ở thế chủ động. VN-Index giằng co quanh tham chiếu trong toàn bộ phiên sáng, có lúc bị ép về sắc đỏ, giảm về vùng 1.270 điểm.

Nhưng tương tự kịch bản những phiên gần đây, dòng tiền nhập cuộc tích cực hơn trong phiên chiều. Lực kéo của nhóm ngân hàng – nhóm cổ phiếu giữ tỷ trọng cao nhất trong rổ vốn hóa – giúp thị trường trở lại sắc xanh. Chỉ số của sàn HoSE tăng liên tục theo thời gian giao dịch, chốt phiên ở mức cao nhất trong ngày.

VN-Index tăng 11,5 điểm (0,9%) lên 1.284 điểm, nối dài mạch tăng 4 phiên liên tiếp và lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng. VN30-Index có thêm 12,44 điểm (0,95%), đạt 1.317 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng giữ sắc xanh.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 23.100 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 20.600 tỷ, tăng hơn 1.800 tỷ so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 200 tỷ đồng.

Cuối phiên, sàn HoSE có 241 cổ phiếu tăng giá, so với 174 cổ phiếu giảm giá.

VCB là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 2,7 điểm khi mã này tăng 2,2%, lên 92.800 đồng. Ngược lại, PLX là cổ phiếu ghì chỉ số xuống nhiều nhất khi giảm 1,3% xuống 48.800 đồng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Tỷ giá USD thủng mốc 25.000 VNĐ, lợi thế nào cho thị trường tài chính

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024

Trong bối cảnh tỷ giá hạ nhiệt nhanh chóng, cùng định hướng điều hành của NHNN, thanh khoản hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ ổn định và dồi dào hơn.

Tỷ giá USD/VND đã liên tục giảm sâu trong những ngày gần đây. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên hôm qua (19/8) ở mức 24.974 VND/USD, giảm mạnh 87 đồng so với cuối tuần trước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2024, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng giao dịch ở dưới mức 25.000 đồng. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, tỷ giá USD liên ngân hàng đã giảm hơn 1,3%.

Hôm nay (21/8), tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm 10 đồng xuống mức 24.251 VND/USD. Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước cũng đồng loạt giảm mạnh trong sáng nay với mức điều chỉnh hầu hết ở mức trên dưới 100 đồng/USD.

Đáng chú ý nhất là BIDV với mức giảm 140 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với mức niêm yết sáng hôm qua. Tương tự, Sacombank cũng giảm 130 đồng ở chiều mua và giảm 110 đồng ở chiều bán.

Hiện, giá mua USD tại các ngân hàng nằm trong khoảng 24.710 – 24.743 VND/USD và giá bán ra dao động trong phạm vi 25.080 – 25.160 VND/USD

Trong đó, nhà băng có quy mô giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống là Vietcombank đang niêm yết giá mua – bán USD ở mức 24.710 – 25.080 VND/USD. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại ngân hàng này đã giảm khoảng 350 đồng, tương đương 1,3%.

Tỷ giá trên thị trường tự do cũng liên tục giảm mạnh và hiện giao dịch ở mức 25.350 – 25.430 VND/USD. Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 3. Tỷ giá tự do bắt đầu rơi mạnh trong hơn một tháng gần đây, đặc biệt trong nửa đầu tháng 8. So với mức đỉnh gần 26.000 đồng xác lập cuối tháng 6, giá USD tự do hiện thấp hơn 600 đồng, tương đương giảm khoảng 2,3%. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Tháp tài sản quy tắc cơ bản trong tài chính cá nhân

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024

Kiếm tiền để làm gì? Việc kiếm tiền là việc gần như mặc định và đôi khi chúng ta quên dừng lại để đi tìm câu trả lời đầy đủ. Nếu bạn đào sâu vào câu hỏi này, tìm câu trả lời cho nó, sẽ không những giúp bạn “kiếm tiền hiệu quả hơn” mà còn giúp bạn “biết cách sử dụng tiền hữu ích”.

Cùng nhìn xa hơn, có thể chúng ta từng đặt vấn đề rằng nếu đột nhiên công ty cắt giảm nhân sự, bạn sẽ lấy nguồn tiền ở đâu để phục vụ cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới?

Đột nhiên có một căn bệnh quái ác nào đó xuất hiện bên trong cơ thể, chi phí chữa bệnh sẽ lấy từ đâu?

Khi tuổi già ập đến, và chúng ta còn chưa chuẩn bị gì cho việc nghỉ hưu, vậy lấy tiền ở đâu để sống khi không còn một chút sức lao động nào?

Vậy làm sao để chúng ta khi rơi vào trường hợp đó nhưng vẫn có thể bình tĩnh giải quyết, bạn đã trang bị gì cho mình? Đó chính là lý do mà tháp Tài sản ra đời.

Tháp tài sản được chia thành 5 tầng với nguyên tắc xây như sau:

  • Xây từ dưới lên, đế càng rộng càng an toàn.
  • Thời gian và Tài sản ròng tăng dần.
  • Rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận tăng dần.

1 – TÀI SẢN VÔ HÌNH:

Bao gồm: Năng lực (Kiến thức, Kĩ năng, Kinh nghiệm), Mạng lưới mối quan hệ và Thương hiệu.

Đây là lớp nền, nền càng vững thì tháp mới bền vững. Lớp tài sản mà chúng ta không nhìn thấy được nhưng các lớp tài sản khác đều được tạo ra từ đây. Tài sản vô hình càng lớn bao nhiêu khi biết cách chuyển đổi sẽ tạo ra tài sản hữu hình lớn bấy nhiêu. Hãy dành thời trao dồi, nâng cao tài sản vô hình liên tục, và đừng quên chuyển đổi nó bằng cách hành động thì thu nhập của bạn cũng sẽ tăng theo.

2 – TÀI SẢN BẢO VỆ:

Bao gồm: Vàng, quỹ dự phòng rủi ro, bảo hiểm nhân thọ, BĐS để ở,…

Cuộc sống có vô số những điều bất định, những biến cố mà bạn không thể biết trước được nhưng bạn có thể kiểm soát được nếu như xây dựng cho mình lớp tài sản bảo vệ. Sẽ là một thiếu sót nếu như bạn không tự phòng vệ cho bản thân trước những tình huống nguy cấp, chẳng may ập đến. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Hé lộ top 30 doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Việt Nam 2024

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 15/8 - 21/8/2024

Trong danh sách 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2024, nhóm doanh nghiệp tài chính – bất động sản vẫn chiếm phần lớn, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định:

Trước tiên, cần thấy rằng, thông thường những doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cũng là những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất. Mức đóng góp ngân sách là chỉ số phản ánh trách nhiệm xã hội của họ với đất nước.

Việc trong danh sách Top 100 Private có nhiều doanh nghiệp tài chính, bất động sản, bên cạnh một số ít doanh nghiệp ô tô, hàng tiêu dùng… phản ánh xu thế phát triển ngành và cơ hội thực tế của các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn, từ nền tảng bất động sản, nhờ tích lũy được vốn lớn, đã chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác, có giá trị khai mở ngành, tiên phong công nghệ, có tác động rất tích cực. Có thể nêu nhiều ví dụ điển hình phát triển theo hướng này, như Vingroup, Intracom Group, TNT hay Masan Group…

Ở đây, cũng phải nhìn nhận rõ rằng, bất động sản là một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế. Nếu thị trường này đóng băng hoặc gặp khó khăn lớn thì rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rất cao. Vì thế, việc giúp họ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phù hợp cho họ phát triển lành mạnh là cần thiết. Còn việc làm sao để giảm bớt yếu tố đầu cơ trong lĩnh vực này, giúp thị trường cân bằng về mặt dài hạn lại là một việc lớn khác, Nhà nước phải có cơ chế điều tiết khác. Đọc thêm & thảo luận tại đây