TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 – 19/6

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 20/6 - 26/6/2024
5/5 - (1 vote)

1. Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán trong năm nay?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 - 19/6

Mặc dù tình trạng khủng hoảng kinh tế đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên lãi suất tiết kiệm vẫn đang “chìm sâu”. Trước bối cảnh này, liệu đầu tư chứng khoán có phải kênh tích lũy hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm không? Nhóm ngành nào thường có hiệu suất tốt hơn trong giai đoạn đầu hạ lãi suất? Cùng tìm hiểu gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán mới là kênh sinh lời hấp dẫn năm 2024.

Bối cảnh thị trường hiện tại

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu hạ nhiệt, các chuyên gia phân tích cho rằng, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần vào thị trường chứng khoán.

Sau các rủi ro về hệ thống ngân hàng trên thế giới, thị trường dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trái ngược với quan điểm trước đó. Cụ thể, thị trường kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất nữa và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó với tình trạng suy thoái. Điều này khiến hoạt động gửi tiết kiệm vào ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn. Đoc thêm & thảo luận tại đây

2. Là sinh viên, nên phân bổ tài sản thế nào?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 - 19/6

Khi bước vào đời sống sinh viên, việc quản lý tài chính trở nên cần thiết và thách thức hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số lời khuyên về cách phân bổ tài sản hiệu quả để vừa có thể đảm bảo an toàn tài chính, vừa có thể tận dụng cơ hội đầu tư cho tương lai:

1. Tích lũy – 10-20%: Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy dành ít nhất 10-20% thu nhập của bạn cho việc tích lũy. Điều này bao gồm việc tạo ra một quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống không lường trước như chi phí y tế hay mất việc.

2. Đầu tư – Phần còn lại sau khi trừ chi tiêu cần thiết: Với số tiền còn lại sau khi chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, bạn có thể xem xét đầu tư vào các kênh khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ. Những kênh đầu tư này mang lại cơ hội tăng trưởng vốn trong dài hạn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân trước khi đưa ra quyết định.

3. Sự cân bằng giữa tích lũy và đầu tư: Một cách tiếp cận phổ biến là áp dụng nguyên tắc “50/30/20”, trong đó 50% thu nhập dành cho chi tiêu cần thiết, 30% cho các khoản chi tiêu cá nhân, và 20% cho tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, với sinh viên, bạn có thể tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nếu như thu nhập của bạn còn hạn chế. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Người mới & 3 sai lầm trong đầu tư chứng khoán

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 - 19/6

1.Lướt sóng thay vì đầu tư dài hạn

Lướt sóng: Nhiều nhà đầu tư thường rơi vào cám dỗ lướt sóng, mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn để kiếm lời nhanh. Tuy nhiên,chiến lược này đòi hỏi sự chính xác cao về thời điểm mua và bán, và có thể dễ dàng mắc phải lệch về chi phí giao dịch và thuế.

2. Lệ thuộc vào thông tin đồn đoán

Đồn đoán và tin đồn: Một số nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin chưa được xác thực hoặc đồn đoán trên các diễn đàn, mạng xã hội. Điều này có thể dẫn đến quyết địnhđầu tư không có căn cứ và rủi ro cao.

3. Không định rõ chiến lược đầu tư

Thiếu chiến lược: Một số nhà đầu tư chỉ đơn thuần theo đuổi lời nhanh mà không có chiến lược đầu tư rõ ràng. Điều này khiến họ dễ dàng mắc phải sai lầm do thiếu sự cân nhắc và lập kế hoạch. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Ngành Tài chính tiêu dùng: Miếng bánh hấp dẫn cho nhà đầu tư ngoại

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 - 19/6

Tăng trưởng kinh tế là ngòi nổ quan trọng cho các thương vụ M&A đình đám của ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam trong thập kỷ tới.

Tăng trưởng kinh tế là tác nhân chính thúc đẩy ngành tài chính tiêu dùng phát triển bùng nổ

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế xã hội trong 05 tháng đầu năm 2024 cho thấy, nền kinh tế đang tăng trưởng khả quan khi vĩ mô dần được ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát và các cân đối lớn về tài chính – ngân sách nhà nước được đảm bảo.

Đặc biệt, nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đang duy trì đà phục hồi và tăng trưởng tích cực, trong đó phải kể đến sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực tiêu dùng. Thập kỷ tăng trưởng của ngành tài chính tiêu dùng

Theo Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, đến năm 2030, số lượng người tiêu dùng mới của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành tài chính tiêu dùng phát triển bùng nổ khi nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiêu dùng tăng cao, thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Vì sao 95% nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 13/6 - 19/6

Tôi kể cho các bạn nghe vì sao 95% thua lỗ trong chứng khoán và chỉ 5% chiến thắng nhé. hãy nhâm nhi cốc cafe và suy ngẫm.

Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao các chuyên gia, thầy giáo, brocker về chứng khoán, trong cả một chu kỳ từ uptrend đến downtrend kéo dài 2 năm, ngày nào cũng phân tích thị trường ra rả , lúc nến xấu thì bảo thị trường xấu bảo mn cắt lỗ bán ra rồi mua lại sau, lúc nến đẹp tốt thì báo mọi người mua nhiều vào. các room về chứng khoán cũng vậy, phân tích theo ngày, vĩ mô theo giờ, ..

Vậy là khi bạn theo các thầy, các brocker, chuyên gia, các room, vô tình bạn thành con gà lướt sóng từ đầu sóng chu kỳ cho tới khi kết thúc sóng downtrend. và trở thành một con gà bị vặt trụi lông. nav lỗ cụt sâu . còn các room kia thì vẫn ra rả hằng ngày. các chuyên gia. brocker. thầy giáo dạy ck thì chả có mất mát gì. vì họ buôn nước bọt để sống. bán đĩa. bán sách. thu phí room để sống chứ có đầu tư ck đâu?

Bạn đã bao giờ mua một cp rồi vì lý do nào đó bỏ quên mất nó trong tài khoản ck 1 năm đến vài năm mà khi mở ra. 10.000 cp dgc mua giá 20.000 đã biến thành giá 150.000 chưa. ko phải bạn giỏi đầu tư đâu, mà nếu bạn học rất giỏi về đầu tư bạn sẽ ko thể giữ được cp đó do sợ. vì biết nhiều thường sợ nhiều.

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vài tỷ phú coin đã mua vài bit chơi hồi nó còn giá 10 đô và vứt vào ví ko thèm để ý và thật bất ngờ khi nó lên 80.000 đô /1 bit. Đọc thêm & thảo luận tại đây