Nội dung chính
1. Phân tích cổ phiếu – CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)
1. Tổng quan doanh nghiệp
HAH (Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An) là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển và logistics tại Việt Nam. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải container nội địa và quốc tế. Với vị trí chiến lược tại cảng Hải Phòng, một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, HAH đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực khác nhau của đất nước và trên toàn cầu. Khai thác tàu container chiếm đến 84% DTT. HAH chủ yếu hoạt động ở thị trường Việt Nam và nội Á.
2. Điểm qua kết quả kinh doanh gần nhất
Kết thúc quý 2/2024, HAH ghi nhận doanh thu 949 tỷ đồng, tăng 55,2% chủ yếu từ tàu tự khai thác cao, sản lượng tự khai thác ước tính tăng 52% yoy (144.294 TEUs), cho thuê định hạn giảm yoy do giá cước cho thuê định hạn giảm mạnh. Ngoài ra, trong quý 2, biên LN gộp cải thiện mạnh chủ yếu nhờ giá cước spot tăng mạnh. Thêm vào đó, hiện tại HAH đã hoàn thành kế hoạch tăng công suất và trẻ hóa đội tàu khi đầu tư mua 4 tàu mới.
Còn tính 6 tháng đầu năm HAH ghi nhận doanh thu thuần đạt 1652.9 tỷ đồng, tăng 30,5% yoy. Giá vốn chiếm 1.296,8 tỷ đồng khiến LNG chỉ còn lại 356,1 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận gộp giảm từ 26,8% xuống chỉ còn 21,5%. Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 31% xuống chỉ còn 8,7 tỷ đồng.
Ngược lại, chi phí tài chính lại có xu hướng gia tăng từ 39,8 tỷ lên 53,5 tỷ đồng, tương đương tăng 34,4%. Trong đó, phần chi phí lãi vay cũng đã chiếm tới 41,3 tỷ đồng, cho thấy cơ cấu nợ vay trong nguồn vốn của HAH có sự gia tăng. Sau khi trừ đi hết các chi phí và thuế, HAH ghi nhận LNST còn lại 175,8 tỷ đồng, giảm 14,7% yoy. Lãi sau thuế của công ty mẹ đạt 171,1 tỷ đồng. Nếu căn cứ theo kết quả mới điều chỉnh thì HAH mới chỉ hoàn thành được 41,8% mục tiêu doanh thu cùng 38,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng khuyên giới trẻ nên tìm đến các kênh đầu tư, nếu không sẽ rất khó mua được nhà
Trong bối cảnh giá nhà đất tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán SSI, đã đưa ra một nhận định sâu sắc về khả năng mua nhà của giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư. Trên trang cá nhân Facebook, ông chia sẻ: “Với giá nhà đất đắt đỏ như hiện tại, giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư để mong muốn có thu nhập thụ động thì với lương đi làm khả năng có thể mua được nhà là rất nhỏ. Một hiện trạng đáng để suy nghĩ!”.
Theo báo cáo quý 3/2024 của Savills Việt Nam, giá các dự án chung cư mới tại Hà Nội đã tăng 6% theo quý và 28% theo năm, đạt mức trung bình 69 triệu đồng/m2. Giá cả tăng vọt không chỉ tác động lên thị trường dự án mới mà còn kéo theo giá căn hộ cũ leo thang, với mức tăng 41%, đạt trung bình 51 triệu đồng/m2. Đặc biệt, các căn hộ trên 4 tỷ đồng hiện chiếm tới 70% tổng số căn hộ bán ra, thể hiện sự dịch chuyển mạnh mẽ sang phân khúc cao cấp.
Tại TP.HCM, tình hình cũng không khá hơn. Giá căn hộ bình dân đã tăng từ 25-35 triệu đồng/m2 vào năm 2015 lên 40-60 triệu đồng vào năm 2023. Căn hộ cao cấp tăng từ 50 triệu đồng/m2 lên 70-100 triệu đồng/m2. Ở trung tâm thành phố, giá mỗi m2 căn hộ hiện dao động từ 80-200 triệu đồng, trong khi khu vực ngoại ô cũng tăng lên 30-60 triệu đồng/m2.
Với mức thu nhập trung bình từ 10-20 triệu đồng/tháng, việc mua nhà đang trở thành một thách thức lớn đối với giới trẻ. Ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, nếu không có kênh thu nhập thụ động, việc sở hữu một căn nhà dường như trở nên bất khả thi.
Chia sẻ này không chỉ phản ánh hiện trạng tại Việt Nam mà còn tương tự với tình hình ở nhiều quốc gia khác. Theo New York Times, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của người dưới 30 tuổi tại Trung Quốc đã tăng mạnh, khi sinh viên và người trẻ dành thời gian nghiên cứu đầu tư, mong không bỏ lỡ cơ hội tài chính. Thậm chí, tờ báo này nhận định rằng thanh niên Trung Quốc đang ‘điên cuồng’ lao vào thị trường chứng khoán. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tăng trưởng mạnh nhờ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và nguyên vật liệu
Theo kế hoạch năm 2024 của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư công dự kiến tăng trưởng 12% svck lên mức 638,000 tỷ, đóng góp chính từ các dự án chiến lược như Cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành và đường Vành đai 3 (TP.HCM). Nửa đầu năm nay, giải ngân đầu tư công hoàn thành khoảng 37% kế hoạch năm do những vướng mắc liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng và thiếu nguyên vật liệu như cát, đá xây dựng.
Giải ngân vốn có thể khả quan hơn trong nửa cuối năm và đạt 70-80% kế hoạch nhờ những vướng mắc có thể phần nào được tháo gỡ:
- Luật đất đai mới được áp dụng từ T8/2024 với những quy định cụ thể sẽ giúp giải quyết vướng mắc trong quá trình đền bù, GPMB và chuyển đổi mục đich sử dụng đất của cđt trong triển khai đầu tư công.
- Chính phủ quyết liệt giải ngân đầu tư công: Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu các bộ, cơ quan TW và địa phương triển khai việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Vì sao người giàu thường tối giản?
Những người nổi tiếng và thành công thường khiến người khác “ghen tị” bởi mức độ giàu có xa hoa của bản thân. Tuy nhiên, nhiều người giàu có lựa chọn phong cách thời trang tối giản.
Nếu để ý những người giàu hoặc siêu giàu thường thường ăn mặc rất đơn giản, thậm chí nhiều người trông như rất nghèo khổ dù họ đang sở hữu khối tài sản “”khổng lồ”” mà nhiều người mơ ước. Vậy tại sao người giàu thường không mặc quần áo lòe loẹt mà thường ăn mặc đơn giản?
Một ví dụ điển hình là ông chủ Facebook – MarK Zuckerberg. Anh không xuất hiện với những bộ comple đắt tiền mà luôn mặc chiếc áo thun xám đậm và quần jeans tối màu. Bộ trang phục ấy lặp đi lặp lại đến nỗi giới truyền thông từng nghĩ rằng anh chỉ có một bộ quần áo.
Hoặc nhà sáng lập Apple – Steve Jobs luôn xuất hiện với chiếc quần bò nhạt màu và áo phông hoặc sơ mi đen quen thuộc. Những tỷ phú khác như Bill Gates, Jack Ma, Jeff Bezos,.. đều chọn cho mình phong cách đơn giản khi xuất hiện trước công chúng.
Trước đây, sự giàu có thường được thể hiện thông qua việc sử dụng những món phụ kiện đắt tiền, trang phục hàng hiệu. Nhà xã hội học người Mỹ Thorsten Weblen thậm chí còn từng ghi lại trong cuốn sách xuất bản năm 1899 một thuật ngữ được gọi là “tiêu dùng phô trương”.
Theo đó, Weblen mô tả đó là “hành động phô trương sự giàu có để đạt được địa vị và danh tiếng trong xã hội, dễ nhìn thấy ở tầng lớp lắm tiền mới nổi, muốn khẳng định mình”. Tuy nhiên, nhóm siêu giàu lại cho rằng “nếu giàu có không cần phải phô trương”. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. 100 Triệu – Sau 10 năm, nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm tại Kafi Wealth?
So sánh giữa hai hình thức đầu tư từ năm 2014 đến 2024:
Nếu đầu tư 100 triệu VND vào vàng từ năm 2014 đến 2024, mức tăng trưởng là 105,6%.
Nếu gửi tích lũy với lãi suất 7,5%/năm với lãi kép trong cùng khoảng thời gian, mức tăng trưởng là 106,1%.
Kết luận:
- Giá trị đầu tư vào vàng đạt 205,6 triệu VND vào năm 2024.
- Giá trị đầu tư vào Kafi Wealth với lãi kép 7,5%/năm đạt 206,1 triệu VND vào năm 2024.
- Giá trị đầu tư vào vàng tăng mạnh nhất vào năm 2020 với mức tăng 47,37%, trong khi Kafi Wealth có lãi suất ổn định 7,5% mỗi năm, tăng đều đặn. Đọc thêm & thảo luận tại đây